Xu Hướng Của Tỷ Giá, Lạm Phát Và Chính Sách Tiền Tệ Trong Giai Đoạn Cuối Năm 2023

Diễn biến tỷ giá USD/VND

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/9 tăng lên mức 24.036 đồng/USD. Cùng xu hướng, tỷ giá USD/VND ở các ngân hàng thương mại bật tăng mạnh, giá USD mua vào tại các ngân hàng vượt mốc 24.000 đồng/USD, còn giá USD bán ra đã vượt 24.440 đồng/USD. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng tiếp tục xu hướng tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.

Diễn biến tỷ giá USD/VND
Biểu đồ biến động chỉ số DXY và tỷ giá USD/VND

Nhìn rộng ra xu hướng tỷ giá đồng USD so với các đồng nội tệ khác trên thế giới như đồng Euro của khu vực Eurozone, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Yên của Nhật Bản…

Biểu đồ tỷ giá đồng USD so với đồng nội tệ 1 số nước trên thế giới

Biểu đồ cho thấy, tỷ giá đồng USD so với đồng CNY và JPY đang tăng mạnh trở lại từ đầu năm đến nay và neo cao ở vùng đỉnh của tháng 11-12/2022 (giai đoạn đồng USD tăng cao nhất bởi chính sách tăng lãi suất liên tục nhằm đối phó với lạm phát của FED). Tuy nhiên, ở 1 diễn biến khác tỉ giá đồng USD so với đồng Euro và đồng VND cũng tăng kể từ đầu năm, nhưng mức tăng không quá mạnh và có thể nói là xu hướng mức tăng đồng pha với chỉ số DXY. Đây là 1 điểm rất tích cực đối với chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam trong năm 2023.

1 số nguyên nhân dẫn đến đồng USD mạnh lên so với đồng VND trong giai đoạn vừa qua

–        Sự phân cực trong chính sách tiền tệ của các NHTW:

+ Do những nỗ lực của những chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của FED thông qua việc tăng lãi suất liên tục và duy trì ở mức cao trong năm 2023. Cùng với đó xu hướng lạm phát bất ngờ tăng trở lại trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua do áp lực từ sự tăng giá xăng dầu và giá lương thực (áp đặt hạn chế nguồn cung dầu của các nước OPEC+, Nga. Giá lương thực như lúa mì, gạo, đường… tiếp tục tăng cao do lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, tác động từ xung đột Nga-Ukraina kéo dài hay hiện tượng El-nino đỉnh điểm trong năm 2023…). Dẫn đến nhiều dự báo rằng FED sẽ có thêm 1 lần tăng lãi suất thêm 0.25% nữa và sẽ duy trì xu hướng thắt chặt kéo dài hơn sang nửa đầu năm 2024. Bên cạnh việc FED tăng lãi suất điều hành thì ngân hang ECB Châu Âu mới đây đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp lên mức 4% cao nhất từ năm 1999.

+ Ở 1 chiều hướng khác, từ tháng 3/2023 đến nay NHTW Việt Nam bắt đầu chính sách giảm lãi suất điều hành nhằm kích thích tăng trưởng thông qua 4 lần giảm lãi suất và đang duy trì lãi suất ngang bằng với mức sau đại dịch Covid-19. Cùng diễn biến với Việt Nam thì ở Trung Quốc và Nhật Bản trong năm 2023 cũng duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách tài khóa kích thích kinh tế nhưng đồng nội tệ của họ đang trượt giá rất mạnh so với đồng USD. Qua đó, có thể thấy được sự linh hoạt trong chính sách điều hành của SBV khi nhận thấy được xu hướng và các yếu tố hỗ trợ để quyết định nới lỏng lãi suất mà không làm đồng nội tệ VND mất giá quá sâu (sẽ phân tích 1 số yếu tố hỗ trợ ở phía dưới).

–        Yếu tố mùa vụ nhu cầu USD: Tỷ giá thường tăng vào tháng 8 và 9, khi nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay tăng do nhu cầu thanh toán nhập khẩu, trả nợ vay nước ngoài và các nhu cầu hợp pháp khác [1].

–        Chênh lệch lãi suất liên ngân hàng USD-VND: Sự chênh lệch lãi suất này đã thúc đẩy các tổ chức tín dụng đầu tư tích trữ ngoại tệ, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất, càng tạo yếu tố kích thích lên tỷ giá.

Yếu tố tích cực hỗ trợ tỷ giá:

–        Dự trữ ngoại hối: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng tăng trở lại từ đầu năm đến nay và được dự báo tiếp tục tăng đến cuối năm.

–        Thặng dư thương mại: Theo Tổng cục Hải quan thì tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt 436,44 tỷ USD, giảm 12,8% (tương ứng giảm 64,21 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 300,51 tỷ USD, giảm 13,2% (tương ứng giảm 45,9 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 135,93 tỷ USD, giảm 11,9% (tương ứng giảm 18,31 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 19,9 tỷ USD, gấp 3,8 lần so với con số 5,26 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước. Điều này góp phần vào sự ổn định của đồng VND và tỉ giá so với USD. Tuy nhiên, xét về góc nhìn khác thì kim ngạch xuất nhập khẩu đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước bởi bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng khó khăn (như đơn hàng sụt giảm, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI vẫn đang thấp, sự giảm phát ở Trung Quốc…) dẫn đến cán cân thương mại sẽ có nhiều biến động. Bên cạnh đó việc dòng vốn FDI thu về từ giá trị xuất nhập khẩu (gấp hơn 2 lần so với khối doanh nghiệp trong nước) có tiếp tục tái đầu tư vào sản xuất hay sẽ rút về nước trong bối cảnh vĩ mô thế giới còn phức tạp. Đây sẽ là bài toán của Việt Nam đối với việc tiếp tục thu hút và duy trì dòng vốn FDI trong đầu tư sản xuất kinh doanh [2].

Nguồn ACBS

–        Nguồn vốn đầu tư FDI: Tin vui là Việt Nam vẫn tiếp tục đón nhận làn sóng đầu tư FDI cả và số vốn đăng ký và số vốn giải ngân trong 8 tháng của năm 2023. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 8 tháng năm 2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.

Nguồn ACBS

–        Kiều hối: Từ đầu năm đến nay dòng tiền kiều hối về Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ước đạt 2,7 tỷ USD. WB dự báo kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 đạt 14 tỷ USD [3].

–        NHNN mua USD: Trong nửa đầu năm 2023, theo VDSC, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào hơn 6,3 tỷ USD (~148 nghìn tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm 2023.

–        Thương vụ M&A: Theo ông Lê Xuân Đồng – Giám đốc Điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và Tư vấn, FiinGroup thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị thị trường M&A tại Việt Nam đạt gần 2,7 tỷ USD, giảm 54%; số lượng giao dịch thành công giảm gần một nửa so với cùng kỳ. Tuy nhiên, có 10 giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng/giao dịch, với tổng giá trị 2,3 tỷ USD. như Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với SMBC Sumimoto Mitsui Banking Corp (SMBC) giá trị 1,5 tỷ USD, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với đối tác Krungsri (Thái Lan) trị giá 156 triệu USD…

–        Chính sách đối ngoại – hợp tác kinh tế: Việt Nam tích tham gia các diễn đàn kinh tế của các tổ chức trong khu vực và trên Thế giới, các diễn đàn hội thảo nhằm thúc đẩy quan hệ giao thương phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư vào trong nước. Đặc biệt là sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm Việt Nam và 2 bên nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược. Những vấn đề đó về lâu dài sẽ tác động tích cực để Việt Nam đón thêm làn sóng mới về đầu tư, thu hút thêm dòng vốn ngoại tệ.

–        Dòng vốn FII: Trên thị trường chứng khoán thu hút dòng vốn đầu ngoại và các quỹ ETF từ đầu năm đến nay. Tuy có chững lại trong 2 tháng gần đây, tâm lý trên thị trường ở trạng thái thận trọng nhưng không phải ở hướng tiêu cực và dòng tiền nghiêng nhiều về động thái quan sát hoặc tái cơ cấu danh mục.

Nguồn SSI

Tổng quan về xu hướng tỉ giá tăng trong thời gian gần đây là xu hướng ngắn hạn chủ yếu tác động chính bời sự mạnh lên của đồng USD. Và việc tỷ giá biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHTW, do đó sẽ không tạo ra sự đảo ngược trong  chính sách điều hành tiền tệ của SBV từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao cán cân thanh toán để có động thái can thiệp thị trường và ổn định tỷ giá tránh sự hoảng loạn trên thị trường.

Vấn đề lạm phát ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên thì lạm phát của Việt Nam và trên thế giới sẽ có xu hướng tăng trong các tháng cuối năm do tác động từ giá năng lượng xăng dầu và giá lương thực thực phẩm đang tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng 7 và tăng 2,96% và so với cùng kỳ, tương đương mức tăng của tháng 8/2022 (2,89%). Bình quân 8 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ; lạm phát cơ bản là 4,57%. Tuy nhiên về tổng thể đến cuối năm mức tăng lạm phát bình quân vẫn sẽ trong tầm kiểm soát và dưới mục tiêu ra của Chính phủ trong năm 2023 là 4,5%.

Tác động của việc tỷ giá và lạm phát tăng lên chính sách điều hành

Theo nhiều nhận định thì NHTW sẽ không còn dư địa để tiếp tục hạ lãi suất điều hành trong khoảng thời gian còn lại bởi ảnh hưởng của tỷ giá và lạm phát.

Thay vào đó, để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo mục tiêu đề ra thì NHTW và chính phủ phải đẩy mạnh hơn nữa các chính sách tài khóa, giải quyết các vấn đề pháp lý, giải ngân đầu tư công và khơi thông dòng vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh khi mà cuối năm dự báo đơn hàng sẽ phục hồi trở lại. Do tăng trưởng tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 12,47 triệu tỉ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022 và thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng giai đoạn năm 2022 là 9,54%.

Nguồn tham khảo:

[1] Áp lực tỷ giá, lạm phát và bài toán tăng trưởng kinh tế – Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thesaigontimes.vn)

[2] Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2023 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

[3] WB dự báo kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 đạt 14 tỷ USD – Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

[4] Các báo cáo phân tích vĩ mô của công ty chứng khoán SSI, ACBS, MBS và các nguồn tham khảo khác.


Nếu thấy blog này này hữu ích, hãy Subcsribe để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào. Bạn cũng có thể lan tỏa kiến thức bằng cách chia sẻ blog này với bạn bè và người thân.

Theo noinguyenvan.substack.com

Related Posts

[Bản tin tuần] Việt Nam và Thế giới tuần 25/09 – 29/09/2023

Mỹ – Dầu tăng vọt với nguồn cung giảm: Dầu tăng lên mức cao nhất một năm do tồn kho dầu thô tại trung tâm lưu trữ…

Việt Nam tìm cách vực dậy thị trường bất động sản sau khi niềm tin bị chấn động bởi các biện pháp trừng phạt

Trái phiếu của các chủ đầu tư bất động sản đã sụp đổ do chiến dịch chống tham nhũng làm tác động đến đầu tàu này của…

[Bản tin tuần] Kinh tế Việt Nam và Thế giới tuần 14/08 – 18/08/2023

Mỹ: – Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ tăng lên 4,28%, cao nhất kể từ tháng 12 năm 2007. Lợi suất thực…

[Bản tin tuần] Kinh tế Việt Nam và Thế giới tuần 07/08 – 11/08/2023

Mỹ – Theo báo cáo của FED trong tháng 7/2023, CPI tăng 0.2% so với tháng trước, khớp với dự báo của các chuyên gia. Nếu so với cùng…

Cơ Hội Đối Với Việt Nam Từ Việc Đẩy Mạnh Đàm Phán FTA Mới Và Nâng Cấp

Quá trình đàm phán các FTA mới và nâng cấp được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc thúc đẩy mối…

Một vài điểm nhấn quan trọng của CPI Mỹ vừa công bố

Theo báo cáo của FED trong tháng 7/2023, CPI tăng 0.2% so với tháng trước, khớp với dự báo của các chuyên gia. Nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 3.2%,…

Leave a Reply

%d bloggers like this: