Trái phiếu của các chủ đầu tư bất động sản đã sụp đổ do chiến dịch chống tham nhũng làm tác động đến đầu tàu này của nền kinh tế.

Lãnh đạo Việt Nam đang bị ép phải đưa ra các biện pháp cải cách nhằm phục hồi ngành bất động sản sau khi các hạn chế về vay vốn được thiết kế để giới hạn rủi ro trong nền kinh tế, kết hợp với cuộc chống tham nhũng vào năm ngoái, đã làm suy yếu các chủ đầu tư và đẩy giá trái phiếu của họ xuống.
Trái phiếu quốc tế của các chủ đầu tư bất động sản lớn nhất nước này đã lao dốc, giao dịch ở mức chỉ vài phần trăm giá trị gốc sau khi chính phủ tung ra lệnh minh bạch hóa thị trường, siết chặt vay vốn và bắt giữ các đại gia bất động sản nổi tiếng với cáo buộc gian lận trái phiếu.
Vấn đề của ngành bất động sản Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, nơi ngành này bị biến động bởi cuộc khủng hoảng thanh khoản kéo dài hơn hai năm sau khi chính quyền đưa ra luật hạn chế vay vốn, khiến một loạt chủ đầu tư nổi tiếng phải vỡ nợ. Evergrande, chủ đầu tư bất động sản với khoản nợ lớn nhất thế giới, đã đệ đơn xin phá sản ở Hoa Kỳ vào tháng này.
Tại Việt Nam, các chủ đầu tư đã mở rộng mạnh mẽ trước đại dịch coronavirus, tận dụng ngân hàng nội địa và thị trường trái phiếu để tài trợ cho kế hoạch phát triển của họ. Tuy nhiên, việc các chủ đầu tư sở hữu chéo lẫn nhau tạo ra nguy cơ một công ty sập có thể kéo theo nhiều công ty khác sập theo, và việc các ngân hàng cho vay ngành bất động sản quá nhiều tạo ra lo ngại về khả năng sống sót của ngành ngân hàng nếu suy thoái kinh tế sảy ra.
Một ví dụ cho thấy sự nhạy cảm của nền kinh tế đối với lĩnh vực bất động sản là sau khi bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt giữ vào năm ngoái, người dân đã đua nhau rút tiền khỏi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn cho đến khi ngân hàng trung ương phải can thiệp để trấn an người gửi tiền.
Khủng hoảng này đã nhóm mồi một cuộc bán tháo trong thị trường trái phiếu bất động sản Việt Nam, khiến nhiều công ty rơi vào tình trạng nguy kịch. Hàng trăm chủ đầu tư và các tập đoàn bất động sản nhỏ đã bị ép phải phá sản, và hàng ngàn dự án đã phải tạm ngừng.
Một trái phiếu trị giá 300 triệu đô la đáo hạn vào năm 2026 của Tập đoàn Novaland đã giao dịch ở mức 32% giá trị gốc, và một trái phiếu trị giá 200 triệu đô la đáo hạn cùng năm từ tập đoàn bất động sản đối thủ BIM Land đã giảm còn 52% giá trị gốc.
Nhu cầu bất động sản đã giảm vì người tiêu dùng trì hoãn kế hoạch mua nhà mới do họ nghĩ các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các dự án hiện tại.
Cuộc khủng hoảng này đang tác động đến sự phục hồi kinh tế của nước này sau đại dịch. Mặc dù Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm ngoái, trong tháng này, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng sản phẩm quốc nội xuống còn 4,7% so với mức tăng trưởng 8% vào năm ngoái, do lo ngại rằng tiêu dùng trong nước năm nay sẽ yếu.
Chính phủ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dự kiến sẽ xem xét các biện pháp bổ sung để hỗ trợ thị trường bất động sản và củng cố tăng trưởng kinh tế trong kỳ họp thứ 25 của Ủy ban Thường trực Quốc hội, cơ quan cao nhất của Quốc hội, vào tháng này tại Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có thông báo nào về các biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản.
“Chúng ta có thể thấy các biện pháp để khuyến khích khối ngân hàng giải quyết vấn đề [của thị trường bất động sản]. Chúng ta có thể thấy luật pháp được nới lỏng,” ông Xavier Jean, lãnh đạo ban xếp hạng doanh nghiệp Đông Nam Á tại S&P Global, cho biết.
Một dự luật đất đai được công bố vào năm nay sẽ nới lỏng quy định về giá bán đất và đưa chúng gần hơn với giá thị trường, nhưng dự luật này đã bị các tập đoàn bao gồm Hiệp hội Bất động sản Quốc gia Việt Nam chỉ trích vì nó không bỏ lệnh cấm đặt cọc bất động sản để vay tiền nước ngoài.
Cô Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, một công ty bất động sản, chỉ ra rằng trong năm nay chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp kích cầu. “Họ đã cắt lãi suất bốn lần liên tiếp. Họ đã áp dụng một số chính sách để hỗ trợ chủ đầu tư. Họ đã dành một lượng tiền lớn để xây nhà ở xã hội,” cô nói.
Eddie Middleton, giám đốc điều hành tại Alvarez & Marsal, một tập đoàn dịch vụ chuyên về tái cơ cấu doanh nghiệp, nghĩ Việt Nam khó có thể thoát khỏi khủng hoảng bất động sản.
“Chúng ta không biết con đường nào sẽ dẫn đến phục hồi,” ông Middleton nói. “Ngành bất động sản nước này còn quá nhiều thứ để học hỏi.”
“Mọi quá trình tái cơ cấu đều diễn ra rất chậm, nhưng đặc biệt là ở Việt Nam. Nước này không có lịch sử, không có kinh nghiệm,” ông nói. “Vì họ không thích tuân theo luật, họ [các chủ đầu tư] thích giải quyết thông qua đàm phán hơn.”
Bình luận của user Vo Van Kiet: Có quá nhiều nhà ở hạng sang đang đổi tay giữa các nhà đầu cơ, bởi vì Việt Nam không có đủ người giàu để hấp thụ những dự án này.
Và không có đủ nhà ở mà người thường có thể mua được.
Tiếc thay, tình hình này đang diễn ra trên khắp thế giới.