Vĩ mô, Tín dụng, Bất động sản: Giải pháp nào?

Vĩ Mô

1. Bối cảnh vĩ mô của Việt Nam hiện thực sự rất thách thức, không chỉ do Xuất nhập khẩu (XNK) suy giảm, FDI đăng ký và giải ngân suy giảm do các yếu tố bên ngoài Việt Nam mà do cả các yếu tố nội tại trong nước.

Vì sao XNK suy giảm? vì Châu Âu cơ bản suy thoái còn Mỹ thì chấp chới suy thoái. Trung Quốc thì câu chuyện mở cửa trở lại không như kỳ vọng cho XK của Việt Nam. Mấy nước này đóng góp tới 40% XK của Việt Nam. Nhập khẩu có mức độ suy giảm mạnh hơn XK. Trong khi khối các DN FDI giảm nhập khẩu thường tương ứng với giảm xuất khẩu của họ thì điều này cho thấy sự suy giảm lớn về NK của khối DN nội địa còn ở mức độ sâu hơn nhiều. Tức là quy mô hoạt động của hơn 110K DN nội địa tham gia XNK còn giảm mạnh hơn nhiều. Đây là điều đáng báo động.

Vì sao FDI suy giảm? môi trường lãi suất cao và chu kỳ kinh tế như trên nên các DN tại các thị trường có FDI hàng đầu vào Việt Nam đều giảm CAPEX đầu tư trong đó có đầu tư ra nước ngoài. Đơn cử CAPEX Plan của các công ty Hàn Quốc năm nay giảm 20% (theo Goldman Sachs Investment Research). Dĩ nhiên, vài ngày tới các lãnh đạo tập đoàn Hàn Quốc cùng Tổng thống Yoon Suk Yeol qua Việt Nam thì chắc vẫn cứ phép ngoại giao thể hiện cam kết mạnh mẽ đầu tư vào Việt Nam.

2. Cầu tiêu dùng theo số của TCTK, tổng mức bán lẻ cả nước tăng 11,5% tháng 5/2023 nhưng thực tế vi mô thì tổng doanh thu của tất cả 343 công ty bán lẻ và hàng tiêu dùng thiết yếu (từ VNM cho đến bánh kẹo Kinh Đô, đồ điện tử MWG, thực phẩm,…) trên TTCKVN lại giảm 0,2% trong Q1-2023. Số liệu vi mô cho thấy cầu tiêu dùng là khá yếu.

3. Đầu tư trong nước khối tư nhân thì yếu thấy rõ. Không chỉ nhìn vào CAPEX spending của các DN mà hãy nhìn tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Nếu bỏ các ngân hàng tăng trưởng tín dụng đột biến thì thực tế con số 3.17% tăng trưởng tín dụng 5T2023 được điều chỉnh sẽ về mức gần như không tăng.

4. Từng được kỳ vọng là “cứu cánh” cho động lực tăng trường nhiều năm qua, giải ngân đầu tư công có sự cải thiện. Đã giải ngân 176 ngàn tỷ 5T2023, tức đạt 22% và cần phải giải ngân 588 ngàn tỷ thì mới đạt chỉ tiêu của năm 2023. Rất khó để có thể giải ngân hết.

5. Nhìn vào các chỉ số mang tính leading (dẫn dắt) như PMI của Việt Nam thì ở mức 45 điểm trong tháng 5/2023 – mức thấp nhất 20 tháng qua và thấp gần nhất trong ASEAN, chỉ xếp trên Myanmar. Nhìn vào sản lượng tiêu thụ điện cho sản xuất thì chắc không cần nêu số liệu và phân tích nữa.

Nói tóm lại, kinh tế Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn. Nếu GDP dương trong Q2 này cũng đã là một chỉ tiêu mang tính xác nhận đáng mừng. Do đó, cả năm chắc chắn không đạt được chỉ tiêu 6%.

05 Yếu tố tích cực mang tính nền tảng

1. Các cân đối lớn vĩ mô vẫn cơ bản được đảm bảo, lạm phát thấp và còn dư địa nới lỏng tiền tệ và tài khóa nhất định.

2. Dự trữ ngoại hối tăng trở lại hơn 95 tỷ $ – vượt xa tiêu chuẩn an toàn ở mức 12 tuần giá trị nhập khẩu.

3. XK giảm nhưng 5T2023 vẫn có thặng dư thương mại tốt, làm cho cán cân thanh toán được duy trì tốt và dự trữ ngoại hối tăng trở lại và qua đó góp phần ổn định tỷ giá và mức xếp hạng quốc gia. Mức lãi suất bảo hiểm rủi ro tỷ giá kỳ hạn tương lai 12 tháng của VND so với USD đã giảm và ngụ ý rủi ro phá giá VND chỉ ở mức 1,3-1,5% (cách đây 1 năm là ở mức 4-6%), tạo cơ sở để giữ chân và thu hút thêm dòng vốn đầu tư gián tiếp vào chứng khoán và cả FDI.

4. Hệ thống ngân hàng cơ bản ổn định và có nền tảng tốt để hấp thụ ở mức nhất định những khó khăn từ phía doanh nghiệp và nền kinh tế nhờ nguồn thu phí dịch vụ và dịch chuyển mạnh của ngân hàng số và không dùng tiền mặt. Các ngân hàng yếu được nhận diện, kiểm soát hoặc đã có phương án xử lý.

5. Các chính sách hỗ trợ đang bắt đầu được kích hoạt và triển khai quyết liệt và thực tế hơn.

Bất động sản, Tín dụng và Trái phiếu

1. Bất động sản khó khăn thì đã rõ (doanh thu giảm 45.7%, lợi nhuận sau thuế giảm 70,5% – nếu không tín Vinhomes trong Q1-2023). Bình thường mỗi năm trước COVID tiêu thụ 130-150K căn hộ tại hai thành phố là Hà Nội và HCMC thì 4T2023 đạt ở mức khoảng 28K căn. Mở bán sơ cấp ít vậy thì nguồn thu của các DN BDS giảm mạnh cũng như DN gặp khó khăn về dòng tiền trả nợ ngân hàng và trái phiếu là điều hiển nhiên.

2. Tín dụng 5T2023 tăng trưởng 3,17% nhưng nếu loại các ngân hàng tăng trường mạnh đột biến thì thực ra là tăng trưởng âm. Một ngân hàng rất khó để có thể giải ngân được cho vay mới 10% như vậy với các khách hàng không phải là các ông lớn BDS.

3. Trái phiếu thì tỷ lệ chậm trả (default) 17,19% (không tính bank-bonds) tại 30/4/2023 và có xu hướng gia tăng. Nếu tính cả các trái phiếu chưa đến hạn của chính các DN đó cũng coi là có vấn đề thì tỷ lệ default sẽ cao hơn nhiều, không kém gì tỷ lệ default của high-yield bond tại Trung Quốc.

Điểm tích cực là Nghị định 08 ra đời đã giúp 28 lô trái phiếu được tái cơ cấu và hỗ trợ cho quá trình hồi phục để kỳ vọng cho một tương lai tốt đẹp (happy ending) hoặc cũng có thể là soft-landing hoặc không may là hạ cánh cứng (hard-landing).

4. Tác động chéo đến Nợ xấu ngân hàng là có và rất hiện hữu nhưng Thông tư 02 (cho phép giãn nợ đối với các trường hợp khó khăn nhưng có khả năng hồi phục sau 12 tháng) cũng sắp hết hạn vào 30/6/2023 nhưng cũng được kỳ vọng góp phần giảm gia tăng nợ xấu NPL về mặt kỹ thuật báo cáo trong quý 2 này và đến cuối năm 2023.

Qua các trao đổi thì Nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn chê các chính sách này của Việt Nam vì cho rằng cơ quan chính sách của Việt Nam không dám “đối đầu” các vấn đề này và kém minh bạch để có biện pháp xử lý. Nhưng tôi cho rằng đây là yếu tố đặc thù của Việt Nam bởi các quy định mang tính ràng buộc liên quan quan, ví dụ không cho dãn hoãn thì phân vào nợ xấu và DN hết cơ hội được đảo nợ hoặc vay tín dụng cho dự án mới vốn có thể có chất lượng tín dụng tốt hơn.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng không hiểu tại sao Thông tư 02 cho phép tái cơ cấu nợ nếu khách hàng vay gặp khó khăn (tức là không phân loại vào nợ xấu) nhưng ngân hàng lại được yêu cầu lập dự phòng 50%. Lý do là chính sách được thiết kế nhằm yêu cầu ngân hàng chia sẻ gánh nặng khó khăn với DN vì Ngân hàng đang ở điều kiện tốt hơn, báo lãi cao hơn. Nói chung mình đánh giá đây là thiết kế chính sách thông minh trong bối cảnh, điều kiện kinh doanh và pháp lý hiện nay của Việt Nam. Các bạn Tây không ở Việt Nam lâu thì đúng là khó có thể hiểu được.

Tuy nhiên, điểm đáng yên tâm là trên góc độ rủi ro hệ thống thì trái phiếu DN phi ngân hàng chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng tín dụng toàn hệ thống và riêng TPDN BDS chỉ chiếm 3,3% tổng dư nợ tín dụng vào thời điểm hiện nay. Tính cả rủi ro lây chéo sang tín dụng cho vay BDS cho chủ đầu tư thì cũng không quá lớn và hệ thống ngân hàng cơ bản có đủ dư địa (bảo phủ nợ xấu) để có thể hấp thụ với điều kiện tình hình kinh tế không diễn ra theo kịch bản xấu hơn. Ngoài ra, không phải DN BĐS nào, phân khúc nào cũng yếu và cũng xấu.

05 Đề xuất/ Kỳ vọng

1, Tín dụng (bao gồm cả trái phiếu) được nới lỏng có kiểm soát nhằm hỗ trợ khôi phục và tăng trưởng. Chúng ta nên chấp nhận một thực tế là Việt Nam vẫn là nền kinh tế banking based economy. Vốn cho doanh nghiệp từ chứng khoán rất nhỏ (năm nào tốt thì được 5 tỷ USD từ TTCK), TPDN thì chưa kỳ vọng cho năm nay 2023, nhất là khi chưa tháo gỡ hạn chế đầu tư cho các quỹ và công ty bảo hiểm; và kênh phát hành chào bán ra công chúng chưa được ưa chuộng hoặc có các giải pháp quyết liệt hơn để khai thông.

Ví dụ triển khai gói tín dụng có mục tiêu cho BĐS: cho người/ gia đình có thu nhập thuế từ 500 triệu trở lên mua nhà, chỉ áp dụng cho phân khúc giá dưới 70 tr/m2 (trung câp trở xuống – giải quyết vấn đề mất cân đối theo phân khúc như mong muốn của Chính phủ) và yêu cầu chủ đầu tư giảm giá bán thì ngân hàng mới giải ngân.

Theo đó, tín dụng được giải ngân theo vòng tròn khép kín do ngân hàng kiểm soát dòng tiền 100%: Ngân hàng – Người mua nhà – Chủ đầu tư – Ngân hàng.

Giải pháp này vừa giải quyết được đầu ra cho thị trường và giải quyết nhà ở cho người dân vốn còn nhiều tiềm năng và dư địa. Giải pháp này cũng giúp ngân hàng giải ngân được tín dụng có chọn lọc và có kiểm soát rủi ro; DN giải phóng được hàng tồn kho tồn đọng lên tới 800 ngàn tỷ đồng hiện nay và tránh rơi vào nợ xấu – lại quay lại giúp hệ thống ngân hàng giảm rủi ro.

Tóm lại, cả 3 nhà (ngân hàng, người mua nhà và chủ đầu tư) đều có lợi. Có lẽ chỉ có chủ đầu tư sẽ phải chịu hair-cut và thiệt chút vì giảm lợi nhuận và bị khách hàng cũ “mắng” vì trước đó phải mua hoặc “đầu cơ” với giá cao hơn.

2, Pháp lý bất động sản (cả cấp mới và phê duyệt thủ tục/ thay đổi bổ sung) nên được triển khai mạnh hơn và rộng hơn thay vì chỉ một số dự án lớn. Trước kia có thể chưa “sạch” về tiến độ pháp lý dự án thì vẫn có thể huy động được vốn nhưng giờ thì chỉ khi nào pháp lý sạch thì ngân hàng mới cấp tín dụng, nhà đầu tư mới dám mua trái phiếu và tạo điều kiện cho cơ chế tự điều tiết của thị trường qua M&A dự án/ đổi chủ để có cơ hội hồi phục nhanh hơn qua việc thu hút dòng tiền mới vào.

3. Vấn đề là triển khai tín dụng BDS nên có sự phân loại rõ ràng theo chất lượng tín dụng. Điều chỉnh và sửa đổi hệ số rủi ro (hiện là 200% cho bất cứ khoản tín dụng BDS nào) là điều cần thiết. Không chỉ phân loại theo loại BDS mà mấu chốt là cần dựa vào chất lượng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm (nội bộ của ngân hàng hoặc độc lập bởi đơn vị xếp hạng tín nhiệm). Đây là cách thức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế và Basel.3.

4. Lãi suất đã giảm đáng kể trên thị trường 1 (tiền gửi và interbank) nhưng cần đẩy mạnh hơn trên thị trường tín dụng để có thể có tác động cụ thể đến doanh nghiệp qua việc được giải ngân và chi phí vốn giảm đi.

Lãi suất tín dụng nên giảm trên bình diện chung nhưng cơ quan chính sách cũng nên tôn trọng lãi suất theo mức độ rủi ro hoặc chất lượng tín dụng của từng khách hàng, từng dự ân khi cho vay và đầu tư trái phiếu của ngân hàng chứ không nên yêu cầu mọi khoản cho vay phải giảm theo mặt bằng chung hay cứ phải dưới mức độ nào đó.

Riêng với BDS thì thực ra vấn đề là có vốn hay không quan trọng hơn là lãi suất phải giảm. Thực tế chi phí lãi vay chỉ chiếm bình quân 5-7% tổng giá thành sản phẩm. Nếu bán được hàng thì lợi nhuận gộp các dự án rất cao (30-50%) nên thực ra giảm lãi suất cũng tốt nhưng với chủ đầu tư thì điều đó không quan trọng bằng có được vốn để triển khai dự án và mở bán.

5. Quan trọng nhất, khó khăn đã được nhận diện và các chính sách hỗ trợ dần được triển khai quyết liệt hơn để trước khi nền kinh tế và doanh nghiệp đi vào khó khăn hơn nữa thì sẽ tạo ra các hệ luỵ lớn hơn và mang tính lây chuyền hệ thống. Hiện một số động thái chính sách gần đây của Chính phủ và các Bộ ngành có lẽ đã được tích cực triển khai. Những biện pháp mặc dù hơi muộn và mới bắt đầu nhưng cần thiết và cần quyết liệt hơn nữa.

Chia sẻ từ anh Nguyễn Quang Thuần, CEO của Fiingroup

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Xu Hướng Của Tỷ Giá, Lạm Phát Và Chính Sách Tiền Tệ Trong Giai Đoạn Cuối Năm 2023

Diễn biến tỷ giá USD/VND Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/9 tăng lên mức 24.036 đồng/USD. Cùng xu hướng, tỷ…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

[Bản tin tuần] Kinh tế Việt Nam và Thế giới tuần 14/08 – 18/08/2023

Mỹ: – Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ tăng lên 4,28%, cao nhất kể từ tháng 12 năm 2007. Lợi suất thực…

Leave a Reply

%d bloggers like this: