Tin doanh nghiệp
1) KBC: Muốn mua thêm 11,88 triệu cổ phần chủ KCN Tràng Duệ tại Hải Phòng
3) TAR: “Lấn sân” sang điện rác, doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác làm thành phẩm sau gạo
4) OGC: Sẽ tái khởi động nhiều dự án bất động sản, đang tìm kiếm nguồn vốn trong và ngoài nước
7) VND: Ẩn sau thương vụ một ngân hàng cho VNDIRECT vay 1/4 vốn điều lệ
8) TCM: Thị trường chưa hồi phục, phát triển ESG là yếu tố sống còn của ngành dệt may Việt Nam
9) Doanh số ô tô Việt Nam có thể chạm đáy từ quý 3: HAX, VEA được ưa thích
10) HBC công bố BCTC kiểm toán: Kiểm toán nói gì về giả định hoạt động liên tục?
11) EIB: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu làm rõ việc quản trị, điều hành của Eximbank
12) HCD sắp nhận về 29 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại Nhựa Trường An
13) MIG: Bị xử lý về thuế 441 triệu đồng
14) Kienlongbank (KLB) tái bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao
15) L14: Tận dụng cổ phiếu Licogi 14 tăng 1,27 lần, cổ đông lớn tiếp tục muốn bán ra
16) MWG chốt ngày nhận cổ tức 5% tiền mặt, thấp nhất kể từ khi lên sàn
Chuyển động thị trường
- Sau chuỗi tăng liên tục, VN-Index đối diện với áp lực bán gia tăng khiến chỉ số quay đầu điều chỉnh trong tuần cuối tháng 6. Tổng cộng, VN-Index giảm 9,2 điểm trong tuần 26-30/6, tương ứng -0,81% xuống mức 1.120,18 điểm.
- Dù nhịp rung lắc vẫn xuất hiện đan xen, song những phiên tăng điểm “chiếm sóng” giúp chỉ số chung tăng mạnh 45 điểm trong tháng 6. Tính chung nửa đầu năm, VN-Index đã bứt phá 113 điểm, tương đương 11,3% để tiến lên mốc 1.120.
- Kết thúc tháng 6/2023, VN-Index đóng cửa ở mức 1.120,18 điểm, tăng hơn 112 điểm so với đầu năm. Thanh khoản bình quân/phiên tháng 6/2203 vào khoảng 17.021 tỷ, tăng hơn 62% so với đầu năm.
- Thanh khoản khớp lệnh trung bình tháng 6 trên HOSE vượt 15.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 41% so với tháng trước, thậm chí tăng gấp đôi so với những tháng thấp điểm hồi đầu năm.
- Trên HOSE, 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất từ đầu năm đều bứt phá trên 86%, trong đó có đến 5 mã tăng trên 100%.
- Trong thị trường chung ghi nhận sự giằng co, giao dịch khối ngoại ghi nhận bán ròng 189 tỷ đồng sau 5 phiên giao dịch. Điểm tích cực là sau hai phiên đầu tuần bán ròng mạnh, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng trong ba phiên sau đó.
- Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu quốc dân HPG với giá trị xấp xỉ 750 tỷ đồng.
- VHM tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này với giá trị vượt ngưỡng 270 tỷ đồng. Bên cạnh đó, STB, VRE cũng bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng sau 5 phiên giao dịch.
- Ngoài ra, giao dịch khối ngoại nửa đầu năm 2023 ghi nhận một số giao dịch thoả thuận đột biến, giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Có thể kể tới như giao dịch mua ròng hơn 5,3 triệu cổ phiếu IDP từ quỹ Daytona Investments Pte. Ltd, tương ứng 8,99% vốn điều lệ IDP, giá trị hơn 1.300 tỷ đồng. Hay hai giao dịch bán ròng hàng chục triệu cổ phiếu Eximbank (EIB) xuất phát từ cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).
- Xét theo cổ phiếu, HPG trở thành cái tên được khối ngoại yêu thích, dòng vốn chảy vào gom mạnh đưa giá trị mua ròng lên hơn 4.800 tỷ đồng.
Chứng khoán/ Tài chính
17) Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 21/27 mã giảm giá, một nhà băng nới room ngoại lên tối đa
18) Loạt cổ phiếu “quen mặt” giúp nhà đầu tư thắng lớn sau nửa năm 2023
19) Thanh tra Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife phát hiện loạt sai phạm
20) ‘Vén màn’ làm ăn của 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vừa bị công bố sai phạm
21) Bảo hiểm BIDV Metlife có nhiều sai phạm, gần 40% huỷ hợp đồng sau năm đầu
22) Lãi suất liên ngân hàng qua đêm chỉ còn 0,48%; giá USD leo dốc
Việt Nam
23) Thuế VAT giảm 2%: Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
24) Kinh tế 6 tháng: Thị trường bất động sản vẫn chờ ‘thẩm thấu’ chính sách
25) Bán dự án “cầm hơi”: Doanh nghiệp bất động sản xoay xở vật lộn để tồn tại
26) Hà Nội cân nhắc 2 địa điểm dự kiến xây dựng sân bay phía Nam
27) Sau dự án gang thép hơn 53.000 tỷ, Bình Định có thêm nhà máy gạch ốp lát nghìn tỷ
28) Tuyến vành đai hơn 3 tỷ USD: Mở không gian phát triển mới cho TP.HCM
29) Một tập đoàn Nhật Bản muốn rót hơn 9.000 tỷ làm khu công nghiệp ở Thanh Hoá
Thế giới
30) Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến đồng pha với đa phần thị trường tăng sau 6 tháng đầu năm. TT Nhật bản có mức nhiều nhất Châu Á với Nikkei 225 tăng 27%. Hang Seng tệ nhất với mức giảm 4,37%
31) Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch có tuần giao dịch hồi phục mạnh mẽ, các chỉ số sau 2 quý cũng có mức tăng ấn tượng từ 8,7% đến 19%.
32) Chủ tịch Fed thúc đẩy các biện pháp mạnh mẽ, xem xét tăng lãi suất liên tiếp
33) Apple đạt mức vốn hóa thị trường trị giá 3 nghìn tỷ USD, đưa “nhà Táo” vào vị trí hiếm có nhất của thị trường chứng khoán.
34) Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 6/2023 và sự yếu kém trong các lĩnh vực khác ngày càng trầm trọng, làm gia tăng áp lực buộc các nhà chức trách phải hành động nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng.
35) Kinh tế Thái Lan tiếp tục cải thiện trong tháng 5 nhờ du lịch và tiêu dùng cá nhân tăng, trong khi xuất khẩu vẫn yếu.
Vàng/ Crypto/ Hàng hóa
36) SEC tuyên bố các hồ sơ Bitcoin ETF là không đầy đủ, giá BTC quay đầu
37) Fidelity, VanEck và 3 tổ chức khác cập nhật và tái nộp đơn Bitcoin ETF sau từ chối của SEC
38) Bitcoin tăng 13% trong 30 ngày qua, kết tháng ở mức 30.500 USD
39) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 30/6, giá dầu Brent giao tháng 8/2023 tăng 56 xu (tương đương 0,8%) lên 74,90 USD/thùng. Trong quý II/2023, giá loại dầu này đã giảm 6%. Giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 78 xu (tương đương 1,1%) lên 70,64 USD/thùng. Giá dầu WTI đã giảm hai quý liên tiếp, mất 6,5% trong quý II/2023.
40) Tuy nhiên, các dấu hiệu hoạt động kinh tế của Mỹ tăng mạnh và tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm đã hỗ trợ giá dầu.
41) Ngoài ra, thị trường cũng được hỗ trợ bởi sự điều chỉnh tăng nhu cầu dầu thô và các sản phẩm tinh chế tại Mỹ. Nhu cầu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ trong tháng 4/2023 giảm xuống 20,446 triệu thùng/ngày, song vẫn tăng mạnh theo mùa, EIA cho biết. Giá dầu cũng được hỗ trợ từ kế hoạch cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia thêm hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2023, cùng với thỏa thuận của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024
42) Giá vàng thế giới đã giảm 2,5% trong quý 2, dù vào tháng 5, có lúc giá vàng vượt 2.000 USD/oz lên gần mức cao kỷ lục mọi thời đại. Ở thời điểm đó, giá vàng được hỗ trợ bởi nỗi lo về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chuyển sang cắt giảm lãi suất vào cuối năm.
43) Mặc biến động mạnh của giá vàng thế giới, giá vàng thế giới đã duy trì ở vùng 67 triệu đồng/lượng trong phần lớn thời gian từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
44) Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng vọt lên cao nhất 7 năm, giá dao động mạnh
45) Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu thép của nước này trong 5 tháng đầu năm đã tăng 41% so với cùng kỳ năm trước và các thương nhân cho biết nhu cầu mua ở nước ngoài gần đây được cải thiện.
46) Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên có tháng tăng mạnh nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay với 17%, trong bối cảnh kỳ vọng Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế hậu Covid.
47) Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 4% lên mức cao nhất 17 tuần, do lượng khí đốt hàng ngày dẫn đến nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng, trong bối cảnh các dấu hiệu lạm phát tại Mỹ giảm và dự báo thời tiết đến giữa tháng 7/2023 nóng hơn bình thường, đặc biệt tại bang Texas.
48) Tính chung cả tháng, giá khí tự nhiên tăng 23%, sau khi giảm 6% trong tháng 5/2023 và tính chung cả quý, giá khí tự nhiên tăng 26%, sau khi giảm kỷ lục 50% trong quý 1/2023.
49) Giá đồng tại London tăng, song có quý giảm 7,7% sau 2 quý tăng liên tiếp, do nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – giảm và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(Thông Tô tổng hợp)
Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:
Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.