Ngành sản xuất & phân phối điện – Phần 2: Triển vọng tươi sáng trong năm 2023

Xem thêm: Ngành sản xuất & phân phối điện – Phần 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành

Triển vọng ngành điện trong năm 2023

  1. Điện than:
  • Tăng trưởng nhu cầu điện dự kiến ở mức 5,4% trong năm 2023 trên cơ sở tăng trưởng GDP của năm 2023 dự kiến trong khoảng 6,0~6,2%. Nhìn lại tăng trưởng nhu cầu điện và tăng trưởng GDP trong năm 2022 vừa qua lần lượt là 6,2% và 8,0%.
  • Điều kiện thủy văn của các nhà máy thủy điện sẽ duy trì tích cực cho đến hết quý 1 năm 2023 và có thể trở nên kém thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối năm 2023, theo NOAA. Điều kiện thủy văn nhiều khả năng sẽ kém thuận lợi trong năm 2023 và với giả định này, sản lượng từ nhà máy thủy điện dự báo giảm 8% so với cùng kỳ trong năm 2023. Chúng tôi cho rằng điều này có thể tác động không tích cực lên KQKD của REE, do hơn một nửa LNST của REE đến từ mảng thủy điện.
  • Nhu cầu huy động cao hơn cho các nhà máy nhiệt điện sẽ hỗ trợ giá chào trên thị trường điện cạnh tranh (CGM -giá mua bán điện trên thị trường cạnh tranh) và một phần bù đắp cho tăng trưởng nhu cầu điện thấp hơn. Chúng tôi dự báo giá CGM đi ngang trong năm 2023. Giá CGM bao gồm hai phần là CAN và SMP. Giá SMP có thể được thúc đẩy bởi nhu cầu điện và giá trần SMP được thiết kế bởi Cục điều tiết & tăng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá CAN năm 2023 được Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương điều chỉnh giảm 20% và theo chúng tôi đây có thể do việc kiểm soát chi phí đầu vào sẽ được chú trọng hơn trong năm nay. Do đó nếu nhu cầu tiêu thụ điện kém hơn dự báo thì có rủi ro giá CGM có thể giảm, tương tự như những gì đã xảy ra trong năm 2020.
  1. Điện khí LNG
  • Tương tự như điện than, Việt Nam cũng cần nhập khẩu khí thiên nhiên LNG để sản xuất điện, nguyên nhân như sau
  • Chi phí đầu tư sản xuất nhà máy điện khí rất cao, hợp đồng cung cấp giá trị lớn do đó cần quy hoạch dài hạn với sự liên kết nhiều ngành khác nhau để phát triển. 
  • Biên lợi nhuận hàng năm của nhóm này không ổn định do giá khí luôn biến động theo giá dầu thô của thế giới. 
  • Sản lượng khí tại mỏ có giới hạn. Thống kê có 15 nhà máy điện khí hoạt động, tổng công suất cố định là 8.000 MW và vẫn chưa có thêm nhà máy nào mới. 
  • Chính sách đầu tư và phát triển đối với năng lượng điện LNG chưa cụ thể, bao gồm: khung giá điện, bảo lãnh Nhà nước cho các khoản vay, chuyển đổi ngoại tệ, công tác giải phóng mặt bằng,…
  1. Năng lượng điện tái tạo
  • Giá bán điện của các dự án NLTT chuyển tiếp không còn hấp dẫn:Ngày 7/1, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Quyết định số 21 QĐ/BCT quy định khung giá bán điện mới của các dự án điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp. Giá được thiết lập cho các dự án NLTT đã ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN nhưng bỏ lỡ thời hạn hưởng giá FiT ưu đãi vào ngày 31/12/2020 đối với điện mặt trời và ngày 31/10/2021 đối với các dự án điện gió. Trong đó bao gồm 3,479 MW điện gió (62 dự án) đã ký PPA với EVN và 452 MWp điện mặt trời (5 dự án) đã lắp đặt nhưng chưa có PPA.
  • Theo đó, giá trần (mức giá cao nhất) của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1,184.90 đồng/kWh và nhà máy điện mặt trời nổi là 1,508.27 đồng/kWh. Trong khi đó, giá trần áp dụng cho nhà máy điện gió trên đất liền là 1,587.12 đồng/kWh và nhà máy điện gió ngoài khơi là 1,815.95 đồng/kWh.
  • Giá trần trong khung giá mới thấp hơn 21-29% so với giá FiT ưu đãi trước đây. Theo tính toán của chúng tôi, khung giá mới đã giảm IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) của các dự án năng lượng mặt trời và gió xuống lần lượt là 5% và 8%, thấp hơn rất nhiều so với mức IRR ~11.7%-12.9% của các dự án được hưởng giá FiT ưu đãi. Khung giá mới bằng VND (thay vì USD) sẽ khiến các dự án NLTT chịu rủi ro lỗ tỷ giá do nhiều nhà phát triển đang vay USD/EUR để chi trả cho chi phí xây dựng.
  • Nhà máy điện gió ngoài khơi Tân Phú Đông 1 của GEG (100 MW, tổng vốn đầu tư ~4,496 tỷ đồng) sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2023, và đủ điều kiện hưởng khung giá mới. Dự án ước tính mang lại doanh thu hàng năm ~500 tỷ đồng và sẽ góp phần giúp công ty giảm bớt gánh nặng từ chi phí lãi vay. Trong khi đó, PC1 là đơn vị hưởng lợi lớn nhất từ cơ chế giá mới cho các nhà máy NLTT và Quy hoạch phát triển điện VIII sắp tới do PC1 là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực EPC các dự án điện gió.

Báo cáo phân tích ngành Điện trong năm 2023

  • Nhiệt điện sẽ bứt phá trong 2023 – KIS – 20221116. Xem chi tiết…
  • Báo cáo triển vọng 1H.202 Ngành Điện: Nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng ổn định trong dài hạn – VCBS – 20221125. Xem chi tiết…
  • Chú trọng đến cổ tức hơn mức độ tăng trưởng – SSI – 20221202. Xem chi tiết…
  • Biểu giá mới cho năng lượng tái tạo được phê duyệt – VCSC – 20230109. Xem chi tiết…
  • Khung giá chuyển tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo chứng minh năng lực vận hành – VNDS – 20230111. Xem chi tiết…
  • Sự trở lại của nhiệt điện – SSI – 20230127. Xem chi tiết…
  • Nhiệt điện 2023F: Kì vọng tích cực – KIS – 20230213. Xem chi tiết…

Update …

1 số mã cổ phiếu ngành điện được kỳ vọng đánh giá cao trong năm 2023

  1. QTP – Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh
  • VCBS: Giá mục tiêu 20.450– Miền Bắc có nguy cơ thiếu điện từ năm 2023: Miền Bắc có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện cao nhất cả nước nhưng có rất ít các nguồn điện mới đi vào hoạt động.- ENSO chuyển sang trạng thái trung tính: Sản lượng nhiệt điện kỳ vọng được EVN tăng cường huy động do La Nila nhiều khả năng sẽ suy yếu vào đầu năm 2023 và chuyển dần sang trạng thái trung tính.- Sắp trả hết nợ vay và hết khấu hao TSCĐ: QTP sẽ thanh toán hết nợ vay vào năm 2024 và TSCĐ sẽ hết khấu hao vào năm 2026 KQKD được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới.- Tỷ suất cổ tức hấp dẫn: Chúng tôi kỳ vọng QTP sẽ tăng tỷ lệ chi trả cổ tức lên mức 20 vào năm 2023 và duy trì ổn định trong tương lai với dòng tiền HĐKD ở mức cao và ổn định.(Theo báo cáo ngành “Nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng ổn định trong dài hạn – VCBS – 20221125”).
  • SSI: Giá mục tiêu 18.400– Giá than thế giới duy trì ở mức cao sẽ có lợi cho các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than trộn trong nước như QTP (giá mục tiêu 1 năm là 18.400 đồng, tiềm năng tăng giá 42%, khuyến nghị MUA, tỷ suất cổ tức năm 2022 là 13%). Với tình hình kinh doanh hiện tại của EVN, chúng tôi dự báo rằng nhiều khả năng EVNGENCO1 sẽ tăng mức chi trả cổ tức tiền mặt từ QTP. Theo kịch bản này, tỷ suất cổ tức năm 2022 của QTP có thể cao hơn dự báo hiện tại của chúng tôi (13%).(Theo báo cáo ngành “Chú trọng đến cổ tức hơn mức độ tăng trưởng – SSI – 20221202”).
  • SSI: Giá mục tiêu 17.100Luận điểm đầu tư:- Cổ phiếu phòng thủ với tỷ suất cổ tức hấp dẫn 12%. Với KQKD chưa khả quan của EVN trong năm 2022 vừa qua, nhiều khả năng thông qua EVNGENCO1 đẩy mức chi trả cổ tức tiền mặt của QTP cao hơn. Theo kịch bản này, tỷ suất cổ tức năm 2022 của QTP có thể cao hơn mức kỳ vọng hiện tại của chúng tôi (12%).- Dư nợ giảm và chi phí lãi vay giảm. Trong năm 2023, chi phí lãi vay có thể giảm 42% so với cùng kỳ. Tại thời điểm quý 3/2022, tổng dư nợ là 1,8 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với mức 2,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2021 và 3,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Nhìn chung, chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm 2022 cao hơn 66% so với cùng kỳ.- QTP đang giao dịch ở mức EV/EBITDA năm 2023 hấp dẫn là 3,8 lần, thấp hơn 50% so với công ty cùng ngành. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm căn cứ trên 2 phương pháp DCF & EV/EBITDA. Với giá mục tiêu trên, mức EV/EBITDA năm 2023 kỳ vọng vẫn thấp hơn 37% so với các công ty cùng ngành.(Theo báo cáo ngành “Sự trở lại của nhiệt điện – SSI – 20230127”).
  • VCBS: Giá mục tiêu 20.452Chúng tôi cho rằng QTP là một cơ hội đầu tư tốt với tỷ suất cổ tức cao. Chúng tôi dự phóng doanh thu 2022F và 2023F lần lượt đạt 10.249 tỷ đồng (+19,6% yoy) và 9.784 tỷ đồng (- 4,5% yoy), LNST năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 824 tỷ đồng (+42,5%) và 958 tỷ đồng (+16,2% yoy). EPS 2022F, 2023F dự kiến đạt 1.767 đồng/cp và 2.068 đồng/cp. Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh P/E, EV/EBITDA đưa ra giá trị nội tại doanh nghiệp là 20.452 đồng/cp (upside 43,0%) so với giá đóng cửa ngày 02/11/2022. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với QTP.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Elnino trở lại, sản lượng huy động tăng cao – VCBS- 20221103”).

Update …

  1. NT2 – Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2
  • VCBS: Giá mục tiêu 31.850– KQKD và dòng tiền cải thiện mạnh mẽ: KQKD và dòng tiền tự do của NT 2 sẽ tăng mạnh từ năm 2023 khidoanh nghiệp thanh toán hết nợ vay và hết thời gian khấu hao TSCĐ.- ENSO chuyển sang trạng thái trung tính: Lanila suy yếu sẽ giúp cho sản lượng của các nhà máy điện khí được huy động cao hơn vào mùa khô.- Nhu cầu phụ tải tăng cao trong khi các dự án năng lượng tái tạo mới chưa có chính sách giá và công suất hoạt động không ổn định.- Tỷ suất cổ tức cao và ổn định Tỷ lệ chi trả cổ tức có thể tăng cao ở mức 25 – 30% từ năm 2023 đến từ dòng tiền kinh doanh ổn định và NT 2 không có nhu cầu đầu tư lớn trong suốt vòng đời dự án.(Theo báo cáo ngành “Nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng ổn định trong dài hạn – VCBS – 20221125”).
  • SSI: Giá mục tiêu 27.000– Xu hướng giảm giá khí có thể hỗ trợ cho các nhà máy điện khí như NT2. Ở mức giá thị trường hiện tại, tỷ suất cổ tức năm 2022 của NT2 là 9,6%. Sẽ là tốt hơn nếu NT2 giao dịch ở mức tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn khoảng 13%-15%, cao hơn lãi suất tiền gửi 12 tháng hiện trong khoảng 8~10%. Việc NT2 không có các khoản nợ vay là điểm tích cực giúp tránh các rủi ro khi lãi suất cho vay tăng lên và biến động tỷ giá. Đối với ngành điện, cũng như NT2, chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn về tỷ suất cổ tức hơn là mức độ tăng trưởng. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu NT2, với mức giá mục tiêu là 27.000 đồng (tiềm năng tăng giá 3,4%).(Theo báo cáo ngành “Chú trọng đến cổ tức hơn mức độ tăng trưởng – SSI – 20221202”).
  • SSI: Giá mục tiêu 28.500Luận điểm đầu tư- Dư nợ thấp và không đáng kể sẽ giúp NT2 hạn chế được rủi ro từ việc lãi suất cho vay tăng lên và rủi ro biến động tỷ giá.- Xu hướng giảm giá gas có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu- Việc điều chỉnh giá có thể mang lại tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn.(Theo báo cáo ngành “Sự trở lại của nhiệt điện – SSI – 20230127”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 31.000Chúng tôi dự báo mức tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng 8%-9% YoY trong giai đoạn 2023-2024 và giá CGM sẽ tăng cao hơn. Chúng tôi cho rằng NT2 là một trong những nhà máy điện khí hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam và sẽ có hiệu suất hoạt động cao hơn (khoảng 70%-82% trong giai đoạn 2023-2026 so với 63% trong năm 2022) do 1) điều kiện thời tiết mang tính trung tính hơn (như lượng mưa ít hơn trong 3 năm tới so với mức cơ sở cao trong năm 2021-2022) và 2) nguy cơ thiếu điện nhẹ vào năm 2023 khi chúng tôi ước tính mức tăng trưởng công suất điện cả nước là khoảng 4%/10% vào các năm 2022/2023 so với 10%-20% trong 2020-2021. Chúng tôi giả định giá CGM sẽ tăng 7% YoY trong năm 2023, điều này sẽ bù đắp cho diễn biến giá khí tăng cao hơn. Ngoài ra, chúng tôi dự báo giá khí đốt sẽ tăng 7% YoY lên 10 USD/MMBTU, thấp hơn 13% so với dự báo trước đây của chúng tôi.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Lợi nhuận năm 2022 khả quan hỗ trợ chi trả cổ tức – VCSC – 20221104”).
  • SSV: Giá mục tiêu 31.000NT2 hiện đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng vững chắc. Dựa vào phương pháp FCFF và PE, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua NT2 với mức định giá 32,950 đồng. Doanh thu và lợi nhuận của NT2 dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sản lượng phục hồi sau dịch với hiệu suất hoạt động vượt trội cùng giá bán đang neo ở mức cao. Trong thời gian tới, khi thời tiết bất lợi qua đi cùng với việc đã hoàn thành các nghĩa vụ nợ, NT2 đang được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông.Sản lượng phục hồi mạnh mẽ sau dịch và nhu cầu ổn định:Sản lượng điện thương phẩm trong năm 2022 của NT2 được kỳ vọng phục hồi lên 4,334 triệu kWh (+136% YoY) tương đương với giai đoạn trước dịch Covid-19. Xu hướng phục hồi dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì vào năm 2023 khi nền kinh tế đã quay trở lại bình thường. Ngoài ra, với ưu thế về công nghệ tiên tiến và vị trí đắc địa, NT2 dự kiến sẽ được ưu tiên huy động nhằm đáp ứng nhu cầu điện của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Bước vào giai đoạn mới – SSV- 20221114”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 30.000(Theo báo cáo kết quả kinh doanh “LNST quý 4 thấp do sản lượng thấp hơn kỳ vọng – VCSC – 20230113”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 31.000Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) thêm 3,3% lên 31.000 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA do chúng tôi nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 thêm 3%. Ngoài ra, chúng tôi nâng dự báo tổng LNST điều chỉnh giai đoạn 2023-2027 thêm 1%.Dự báo tổng LNST cao hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi dự phóng hoàn nhập dự phòng nợ xấu và thu nhập từ lãi cao hơn cũng như giảm giả định giá khí.Chúng tôi dự báo LNST điều chỉnh năm 2023 tăng 27% YoY với sự cạnh tranh từ mảng thủy điện giảm, hỗ trợ sản lượng tăng thêm 10% YoY sau khi sản lượng phục hồi 27% YoY trong năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi dự báo giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) tăng sẽ bù đắp cho giá khí tăng.Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với lợi thế chi phí của NT2 so với các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than khác bất chấp sự cạnh tranh từ mảng năng lượng tái tạo và giá khí tăng. Với bảng CĐKT không có nợ vay, chúng tôi dự phóng NT2 sẽ có lợi suất cổ tức tăng (10,7% trong năm 2023). Tính đến ngày 31/12/2022, NT2 có khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng tiền mặt khả dụng cho việc chi trả cổ tức.NT2 hiện đang giao dịch với EV/EBITDA dự phóng năm 2023 là 5,7 lần – thấp hơn đáng kể so với trung vị EV/EBITDA trung bình 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 9,3 lần. P/E năm 2023 của NT2 cũng ở mức thấp là 10,4 lần.(Theo báo cáo kết quả kinh doanh “Lợi nhuận năm 2022 khả quan hỗ trợ chi trả cổ tức – VCSC – 20230213”).

Update …

  1. PC1 – Tập đoàn PC1
  • VNDS: Giá mục tiêu 30.800– Giá NLTT chuyển tiếp được ban hành sẽ giúp PC1 được hưởng lợi sớm nhất khi doanh nghiệp là một trong những nhà xây lắp điện và thầu EPC điện gió hàng đầu. Chúng tôi nhận thấy khi QHD8 và chính sách giá NLTT mới khi ban hành sẽ càng tiếp thêm động lực cho mảng kinh doanh này của doanh nghiệp bùng nổ.- PC1 sẽ tiếp tục mở rộng danh mục điện tái tạo, bao gồm 81MW thủy điện nhỏ trong giai đoạn 2023-25. Ngoài ra, doanh nghiệp đang tiến hành khảo sát hơn 1.000MW điện gió cả trên bờ và ngoài khơi, thực hiện hóa tham vọng phát triển thêm 350MW NLTT từ nay đến 2025.- Các dự án điện gió của PC1 là một trong những dự án nổi bật của Đông Nam Á, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quản trị, môi trường (ESG) và đang được hưởng chính sách lãi vay rất ưu đãi (5-6%/năm) thấp hơn nhiều so với các dự án vay nội tệ (~10-11%). Chúng tôi nhận thấy đây là một lợi thế rất lớn không chỉ cho tính hiệu quả của dự án mà đồng thời tạo tiền đề để doanh nghiệp tiếp tục được tài trợ các khoản vay chi phí vốn thấp trong tương lai.(Theo báo cáo ngành “Khung giá chuyển tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo chứng minh năng lực vận hành – VNDS – 20230111”).
  • SSI: Giá mục tiêu 26.100Luận điểm đầu tư- Chờ đợi việc phê duyệt chủ trương đầu tư và xây dựng 4 dự án BĐS (Định Công, Gia Lâm, Vĩnh Hưng và Thăng Long). Chúng tôi chưa tính doanh thu từ Định Công và Gia Lâm trong năm 2023 do tình hình khó khăn hiện tại của thị trường BĐS. Các dự án bất động sản này có thể được đưa vào dự báo khi nhận được quyết định phê duyệt cuối cùng.- Dự án niken được lên kế hoạch khởi động từ quý 2 năm 2023, và đã được đưa vào dự báo của chúng tôi. Dự án này sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2023. Do tính biến động, giá niken năm 2023 được giả định ở mức thận trọng là 21.000 USD/tấn, thấp hơn 20% so với giá hiện tại. Trung Quốc mở cửa trở lại có thể hỗ trợ giá niken và điều này có thể tạo ra yếu tố hỗ trợ tăng giá bất ngờ.- Nếu được thông qua, quy hoạch điện 8 có thể đóng vai trò là động lực cho hoạt động xây dựng lưới điện của PC1(Theo báo cáo ngành “Chú trọng đến cổ tức hơn mức độ tăng trưởng – SSI – 20221202”).
  • VNDS: Giá mục tiêu 30.800Chúng tôi đưa ra khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 30.800đ/cp dựa trênphương pháp định giá SOTP. Đánh giả của chúng tôi được củng cố bởi tăngtrưởng kép EPS khá cao trong giai đoạn 2023-24 đạt 42% với mức P/E 2023chỉ vào khoảng 8,0x. Tiềm năng tăng giá bao gồm các dự án thủy điện đi vàohoạt động và các dự án bất động sản bắt đầu ghi nhận doanh thu/lợi nhuậnđúng với tiến độ. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) Những thách thức của thị trườngbất động sản cản trở tiến độ bán hàng của các dự án BĐS nhà ở; 2) Lãi suấttài chính tăng mạnh hơn dự kiến, gây áp lực lên chi phí tài chính.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Bước ngoặt lợi nhuận đến gần – VNDS – 20221123”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 26.500Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-2026 do chúng tôi dời việc ghi nhận lợi nhuận của các dự án khu dân cư và bán đất của khu công nghiệp Hà Nam, thuộc công ty liên kết của PC1 là Western Pacific từ giai đoạn 2023-2027 sang giai đoạn 2025-2028 do quá trình phê duyệt đầu tư bị trì hoãn, lợi nhuận của mảng phát điện thấp hơn do hiệu suất hoạt động thấp hơn dự kiến và chi phí tài chính cao hơn dự kiến.Chúng tôi dự báo LNST 2023 đạt 624 tỷ đồng (+105% YoY), được hỗ trợ bởi đóng góp từ (1) doanh thu bán đất khu công nghiệp Yên Phong của Western Pacific, (2) dự án mỏ niken của PC1, (3) lợi nhuận từ mảng điện và (4) lỗ tỷ giá sẽ thấp hơn 2022 (với giả định tỷ giá USD/VND sẽ tăng 2% trong năm 2023).(Theo báo cáo doanh nghiệp “Mảng xây lắp điện tăng trưởng mạnh dẫn dắt đà phục hồi trong năm 2023 – VCSC – 20221128”).
  • YUANTA: Giá mục tiêu 34.124Mảng năng lượng tái tạo vẫn sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn. PC1 đặt mục tiêu tổng công suất điện gió sẽ đạt 350MW vào năm 2025, tăng 206MW (+143%) so với công suất hiện tại là 144MW. Do đó, PC1 sẽ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh của Việt Nam trong dài hạn, phù hợp với cam kết COP26 của chính phủ, phấn đầu đạt phát thải carbon ròng bằng “0” vào năm 2050.Lấn sân sang khai thác Niken. PC1 sở hữu 57% cổ phần tại một công ty khai thác và chế biến Niken, mảng này sẽ bắt đầu tạo ra doanh thu đầu năm 2023. Chúng tôi dự báo doanh thu niken năm 2023 sẽ đạt 592 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp là 30%. Con số này thấp hơn đáng kể so với kế hoạch của công ty với doanh thu kỳ vọng là 1 nghìn tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp là ~40% trong năm tới, tương ứng với tiềm năng tăng giá đối với dự báo của chúng tôi.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Mở rộng sang mảng mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng – YUANTA – 20221219”).
  • VCBS: Giá mục tiêu 29.000Hoạt động xây lắp hưởng lợi khi QHĐ VIII được thông qua. PC1 với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong dài hạn nhờ nguồn vốn đầu tư lớn cho cả nguồn điện và lưới điện.Mảng khai khoáng Niken dự kiến sẽ sản xuất thành phẩm trong năm 2023.Mảng bất động sản khu công nghiệp bắt đầu ghi nhận lợi nhuận vào năm sau. Khu công nghiệp Yên Phong II-A sẽ bắt đầu cho thuê vào năm sau. PC1 đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực khu công nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và nắm bắt xu hướng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.PC1 sẽ hưởng lợi khi QHĐ VIII được phê duyệt với xu hướng chuyển đổi ưu tiên phát triển NLTT đặc biệt là điện gió trong giai đoạn 2020 – 2035.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Chờ đợi hiệu quả từ các mảng kinh doanh mới – VCBS – 20221228”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 26.500CTCP Tập Đoàn PC1 (PC1) đã công bố KQKD quý 4/2022 khả quan với doanh thu đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 188 tỷ đồng (+33% YoY). LNST tăng mạnh chủ yếu nhờ lợi nhuận tăng mạnh từ mảng xây lắp điện, doanh thu tài chính cao hơn và lãi tỷ giá. Trong quý 4/2022, lợi nhuận gộp của mảng xây lắp điện tăng 133% YoY với doanh thu tăng 29% YoY và biên LN gộp tăng 541 điểm cơ bản đạt 12,7%. • LNST điều chỉnh năm 2022 tăng 24% YoY đạt 600 tỷ đồng và hoàn thành 101% dự báo cả năm của chúng tôi. Ngược lại, LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2022 giảm 35% YoY do lỗ tỷ giá và mức cơ sở cao của năm 2021 (với mức lãi từ đánh giá lại). LNST báo cáo năm 2022 hoàn thành 148% kế hoạch cả năm của chúng tôi do tỷ giá USD/VND tăng thấp hơn dự kiến. • Chúng tôi dự báo khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo LNST 2023 do đóng góp lợi nhuận cao hơn từ mảng xây lắp điện do PC1 ghi nhận lượng backlog cao kỷ lục trong năm 2022 và biên lợi nhuận của mảng này tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi.(Theo báo cáo KQKD “Doanh thu quý 4/2022 cao nhờ biên LN mảng xây lắp điện ổn định – VCSC – 20230208”).

Update …

  1. POW – Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam
  • SSI: Giá mục tiêu 14.800Luận điểm đầu tư- Tổ máy số 1 của Vũng Áng có thể hoạt động trở lại trong quý 2 năm 2023. Đóng góp gần 30% LNTT trong năm 2023, Vũng Áng có thể là động lực tăng trưởng cho LNST của cổ đông công ty mẹ (2,1 nghìn tỷ đồng, tang 33% so với cùng kỳ)- Xu hướng giá khí giảm và giá than nhiệt giảm có thể là yếu tố tích cực đối với POW.- POW đang giao dịch ở mức EV/EBITDA năm 2023 là 4,1 lần, thấp hơn 50% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 14.800 đồng/cổ phiếu dựa trên hai phương pháp định giá DCF & EV/EBITDA, Với mức giá mục tiêu trên, mức EV/EBITDA năm 2023 kỳ vọng vẫn ở mức chiết khấu hấp dẫn 29% so với các công ty cùng ngành.(Theo báo cáo ngành “Sự trở lại của nhiệt điện – SSI – 20230127”).
  • SSV: Giá mục tiêu 14.500Người khổng lồ thức giấcĐịnh giá lần đầu với khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 14,500 đồngTổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (HoSE: POW) là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành điện khí tại Việt Nam. POW hiện đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng to lớn. Dựa vào phương pháp FCFF và PB, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua POW với mức định giá 14,500 đồng. Doanh thu và lợi nhuận của POW dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự phục hồi sản lượng của các nhà máy cùng giá bán đang neo ở mức cao. Trong thời gian tới, khi thời tiết bất lợi qua đi cùng với hai đại dự án Nhơn Trạch 3&4 vùng LNG Quảng Ninh đi vào hoạt động, POW sẽ tiếp tục củng cố vững chắc vị thế đầu ngành.(Theo báo cáo doanh nghiệp “Người khổng lồ thức giấc – SSV – 20221201”).
  • VNDS: Giá mục tiêu 18.400Nhiệt điện phục hồi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong 2023-24Triển vọng 2023-24: Sản lượng nhiệt điện tăng nhờ mở rộng công suất. Trong 2023, chúng tôi dự báo DT và LN ròng tăng lần lượt 24%/61% svck lên 34.008/2.767 tỷ đồng, nhờ tổ máy 1 Vũng Áng 1 (600MW) trở lại, và 308 tỷ LN bất thường từ thoái vốn Điện Việt Lào. Trong 2024, sản lượng bổ sung từ Nhơn Trạch 3 sẽ là yếu tố giúp DT và LN ròng tăng lần lượt 23%/15,5% svck lên 42.049/3.197 tỷ đồng. Mặc dù NT3&4 hiện vẫn chưa chốt được các điều khoản về sản lượng trong PPA, chúng tôi dự kiến dự án sẽ vẫn có thể vận hành từ Q4/24 do tiến độ san lấp, giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn tích cực.(Theo báo cáo doanh nghiệp“Nhiệt điện phục hồi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong 2023-24 – VNDS – 20221219”).
  • ACBS: Giá mục tiêu 15.007Dự án chạy bằng khí LNG đầy tham vọngPOW là nhà sản xuất năng lượng niêm yết quy mô lớn nhất, chủ yếu tập trung vào phát điện bằng khí đốt, sở hữu công suất hơn 4.200 MW trên bảy tổ máy phát điện chính, với các dự án chạy bằng khí LNG đầy tham vọng đang được triển khai để tạo tiền đề cho đầu tư dài hạn. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với POW với giá mục tiêu là 15,007 VND, tương ứng với mức sinh lời kỳ vọng 23,5%.(Theo báo cáo doanh nghiệp“Dự án chạy bằng khí LNG đầy tham vọng – ACBS- 20230127”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 14.400LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2022 điều chỉnh cho khoản lỗ tỷ giá nói trên và dự phòng nợ xấu của NT2 là 1.4 nghìn tỷ đồng (+97% YoY). So với năm 2021, kết quả này tích cực hơn một phần là nhờ đóng góp cao hơn từ các nhà máy thủy điện với LNST của các nhà máy Hủa Na và Dakdrinh lần lượt tăng 4.6 lần và 50% YoY. Ngoài ra, LNST của NT2 và Nhơn Trạch 1 đều tăng, bù đắp cho kết quả hoạt động thấp hơn của các nhà máy Cà Mau và Vũng Áng. Chúng tôi lưu ý rằng NT2 đã ghi nhận 239.6 tỷ đồng chi phí dự phòng cho khoản nợ xấu liên quan đến việc EVN từ chối thanh toán giá cước vận chuyển cho đường ống dẫn khí Phú Mỹ – TP.HCM.• LNST cốt lõi cao hơn 13% dự phóng của chúng tôi do LNST cao hơn dự kiến từ nhà máy thủy điện Hủa Na bù đắp cho LNST thấp hơn kỳ vọng của NT2. NT2 công bố LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 729 tỷ đồng (+37% YoY), hoàn thành 83% dự báo cả năm của chúng tôi.• Trong quý 4/2022, LNST sau lợi ích CĐTS của POW đạt 684 tỷ đồng, so với khoản lỗ trong quý 4/2021, chủ yếu nhờ 1) tăng trưởng sản lượng tiêu thụ 72% YoY và 2) đóng góp cao hơn từ các nhà máy thủy điện.(Theo báo cáo KQKD “LNST cao hơn dự báo dù không có bảo hiểm bồi thường – VCSC – 20230202”).
  • PSI: Giá mục tiêu 17.524Báo cáo cập nhât T2-2023Mảng nhiệt điện sẽ phục hồi trong năm 2023: Theo dự báo của IRI, hiện tượng La Nina sẽ suy yếu dần và khả năng khí hậu x ảy ra pha trung tính và pha El Nino sẽ cao hơn từ giữa năm 2023. Vậy nên chúng tôi cho rằng tình hình thủy văn sẽ trở nên khó khăn hơn và s ản lượng thuỷ điện sẽ bước ra khỏi mức cao trong năm 2022. Điều này sẽ giúp sản lượng huy động từ nhiệt điện phục hồi trở lại trong năm 2023 và sẽ mang lại những tác động tích cực lên sản lượng của các nhà máy nhiệt điện của PV Power. Đồng thời việc tăng huy động từ nguồn nhiệt điện nhiệt điện than, nhiệt điện khí để bù đắp cho sản lượng thủy điện huy động giảm có thể sẽ làm cho mức giá bán điện trung bình trên thị trường điện canh tranh neo ở mức giá cao qua đó tác động tích cực lên doanh thu từ các nhà máy nhiệt điện trong năm 2023 của POW.(Theo báo cáo KQKD “Báo cáo cập nhât T2-2023 – PSI – 20230208”).
  • VCSC: Giá mục tiêu 14.800Nhà máy Vũng Áng hoạt động trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023Chúng tôi cho rằng lợi nhuận của nhà máy Vũng Áng sẽ phục hồi đáng kể trong năm 2023. POW cho biết tổ máy phát điện số 1 của nhà máy Vũng Áng sẽ nghiệm thu từ giữa tháng 3/2023 và đi vào vận hành ổn định từ cuối tháng 3/2023, sớm hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi. Do đó, chúng tôi duy trì dự báo sản lượng cho nhà máy Vũng Áng đạt 5,8 tỷ kWh (+75% YoY), cao hơn so với kế hoạch của công ty; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng dụ phóng này là hợp lý khi chúng tôi nhận thấy rủi ro thiếu điện ở miền Bắc (khu vực của nhà máy Vũng Áng) cao hơn so với miền Nam và miền Trung. Chúng tôi cho rằng nhà máy Vũng Áng có lợi thế về chi phí so với các nhà máy nhiệt điện khí. Chúng tôi ước tính LNST của nhà máy Vũng Áng năm 2023 là 934 tỷ đồng, đóng góp khoảng 35% vào LNST năm 2023 của POW. Chúng tôi cũng kỳ vọng nhà máy sẽ nhận được 300 tỷ đồng tiền bồi thường bảo hiểm trong năm 2023.(Theo báo cáo KQKD “Nhà máy Vũng Áng hoạt động trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023 – VCSC- 20230217”).

Update …

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: