Quá trình đàm phán các FTA mới và nâng cấp được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ với nhiều đối tác mới, chưa từng có FTA với Việt Nam như Israel, UAE, đồng thời củng cố và tăng cường sự liên kết giữa Việt Nam với nhiều đối tác “lâu đời” như ASEAN, Trung Quốc, Australia/New Zealand…
Cơ hội đẩy mạnh hợp tác với các đối tác mới
Israel – Với việc hoàn tất cơ bản đàm phán VIFTA, quan hệ thương mại – đầu từ giữa Việt Nam và Israel đang đứng trước cơ hội lớn. Hiệp định đầu tiên giữa hai Bên hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại và thu hút đầu tư (đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao) từ quốc gia có tr.nh độ phát triển công nghệ hàng đầu thế giới như Israel.
Từ góc độ thương mại, Israel vốn được biết đến là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại thị trường Tây Á (chỉ sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ). Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này c.n rất lớn khi xét về thị phần, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel mới chỉ chiếm xấp xỉ 1,2% thị phần nhập khẩu hàng hóa của thị trường này. VIFTA được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng để tăng tốc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong bối cảnh thành tích xuất khẩu của ta ở thị trường này gần như đi ngang trong giai đoạn 2018-2022 (chỉ tăng nhẹ 0,9% từ 779 triệu USD lên đến 786 triệu USD – số liệu ITC Trademap) trong khi tổng nhập khẩu của Israel vẫn tăng 26% trong cùng thời kỳ.
Theo . kiến của nhiều chuyên gia, sở dĩ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Israel chưa thực sự có bứt phá trong thời gian qua là bởi các rào cản về thuế quan ở đây c.n quá cao. Nếu điều này là đúng, VIFTA với các cam kết cắt giảm mạnh thuế quan có thể là giải pháp “hoàn hảo” để tháo gỡ rào cản và thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam sang thị trường hấp dẫn này. Theo các thông tin được tuyên bố, điện thoại di động, hải sản, giày dép, các sản phẩm dệt may, điều và cà phê… được nhận định sẽ là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ những cam kết dỡ bỏ thuế quan theo Hiệp định. Đây đều là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel, đồng thời cũng là những mặt hàng mà Israel nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung đang có nhu cầu tiêu thụ ngày một lớn.
Ở chiều nhập khẩu, Israel vốn là một trong những nguồn cung máy móc, thiết bị công nghệ uy tín trên thế giới. Và đây cũng là nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia này (chiếm 83,8% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Israel). Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam từ Israel cũng có sự tăng trưởng ấn tượng trong 5 năm trở lại đây, tăng gấp 4 lần từ 288 triệu USD năm 2018 lên đến 1,21 tỷ USD vào năm 2022. Đây cũng là những sản phẩm sẽ được cắt giảm thuế quan khi nhập khẩu vào Việt Nam theo VIFTA. Như vậy, khi Hiệp định có hiệu lực, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm máy tính, thiết bị điện tử, linh kiện bán dẫn, các loại máy móc hiện đại, chất lượng với giá tốt hơn từ Israel – quốc gia nổi tiếng với nền công nghiệp công nghệ cao, quy tụ nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phát triển khoa học công nghệ cao như StoreDot, Mobileye, Cortica…
Từ khía cạnh thu hút đầu tư, cùng với mạng lưới các FTA sẵn có của Việt Nam, VIFTA được kỳ vọng mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư từ Israel, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Hiện tại, mặc dù VIFTA chưa chính thức được ký kết, đã có những doanh nghiệp, tổ chức của Israel bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trong các dự án sản xuất lượng lượng sạch, phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo hay các dự án điện mặt trời… Các dự án này được nhận định sẽ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng đến sản xuất xanh và sản xuất bền vững – một xu hướng tất yếu của thế giới hiện nay.
Cơ hội từ VIFTA là rất đáng kể nhưng để hiện thực hóa cơ hội này cũng không dễ dàng. Thứ nhất, Israel là thị trường khá đặc thù, nhất là từ góc độ thói quen và yêu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ, các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Israel thường được nhà nhập khẩu yêu cầu phải có Chứng nhận Kosher – một hệ tiêu chuẩn về thực phẩm của người Do Thái. Mặc dù đây không phải quy định bắt buộc về mặt pháp lý của Israel đối với thực phẩm nhập khẩu vào nước này, hầu hết các siêu thị, nhà hàng, khách sạn sẽ từ chối sản phẩm nếu không có chứng nhận này. Thứ hai, Israel là khu vực thường xuyên xảy ra xung đột, dẫn tới có thể ảnh hưởng tới dòng lưu chuyển hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan. Do đó, để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ VIFTA khi kinh doanh với thị trường này, doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt tới các yêu cầu đặc thù riêng của thị trường cũng như có các giải pháp bảo đảm và ứng phó linh hoạt với các diễn biến bất ngờ.
UAE – Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống logistics hiện đại, UAE được xem là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận với các thị trường Trung Đông, và rộng hơn là các nước khu vực châu Phi. Một FTA với UAE sẽ là chìa khóa để Việt Nam tiếp cận thị trường “cửa ngõ” quan trọng này.
Nhiều năm qua, UAE vẫn được biết đến là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Đông. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng có sự tăng trưởng ấn tượng theo thời gian, tăng từ 140 triệu USD (năm 2006) lên đến 3,85 tỷ USD (năm 2022). Tuy nhiên, trong bản đồ xuất khẩu của Việt Nam, thị trường UAE vẫn chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn, với khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Quan trọng hơn, trong so sánh với tổng giá trị nhập khẩu của UAE, thị phần của Việt Nam còn quá nhỏ bé, với chỉ 2,18% (số liệu năm 2022 từ ITC Trademap). Trên thế giới, UAE là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 toàn cầu (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ), chiếm khoảng 5% tổng giá trị nhập khẩu của toàn cầu. Điều này xuất phát từ thực tế quốc gia này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu thô, trong khi các lĩnh vực công nghiệp khác chiếm một phần rất nhỏ, đặc biệt nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% trong cơ cấu kinh tế của khu vực này. Do vậy, UAE có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Với các mặt hàng chủ lực là nông sản, thủy sản, thực phẩm, dệt may và da giày…, nếu UAE-VN CEPA thành công, xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để cải thiện mạnh mẽ giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn UAE này.
Hơn thế nữa, là khung khổ hợp tác đầu tiên giữa hai Bên, UAE-VN CEPA c.n được kỳ vọng sẽ là tiền đề để hai Bên tăng cường hợp tác đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác đầy tiềm năng như cảng biển, logistics, cơ sở hạ tầng… đặc biệt là thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo.
Cơ hội là vậy nhưng thách thức ở thị trường UAE cũng rất đáng kể. Thứ nhất, là thị trường có độ mở lớn, mức độ tự do hóa cao (với rất ít các rào cản thuế quan), thị trường UAE thu hút rất nhiều nguồn cung từ khắp nơi trên thế giới, mức độ cạnh tranh v. thế là rất cao. Như vậy, khi tiếp cận thị trường UAE, hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa từ nhiều nguồn cung khác, trong đó có những nước có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu khá tương đồng với Việt Nam mà đ. k. kết FTA với UAE như Ấn Độ, Indonesia… Thứ nữa, UAE là quốc gia hồi giáo, do đó yêu cầu đối với hàng hóa tiêu dùng tại thị trường này khá đặc thù. Ví dụ, UAE đặt ra yêu cầu về cung cấp Chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm, đồ uống, thời trang… Do đó, để xuất khẩu sang UAE, doanh nghiệp sẽ phải t.m hiểu rất kỹ để đáp ứng đầy đủ các quy định cũng như yêu cầu đặc thù của thị trường này.

Cơ hội thúc đẩy quan hệ với các đối tác quen
Canada – Hiện tại Việt Nam cũng đang tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Canada (ACAFTA). Việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định này được coi là nỗ lực lớn của các nước ASEAN và Canada trong việc tạo ra một khu vực thương mại chung rộng lớn để các bên cùng hợp tác phát triển.
Trước ACAFTA, Việt Nam và Canada đã cùng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thế hệ mới với tiêu chuẩn cao của thế giới. Từ góc độ thương mại hàng hóa, so với CPTPP (đã có hiệu lực với Việt Nam và Canada từ năm 2019 với mức cam kết mở cửa rất mạnh), ACAFTA được nhận định sẽ không tạo ra lợi thế đáng kể về thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada. Tuy nhiên, với các thành viên mới của ASEAN so với CPTPP, ACAFTA sẽ mang lại lợi thế về hài hòa quy tắc xuất xứ – một điều kiện quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA.
Cụ thể, với quy tắc xuất xứ nội khối chung theo Hiệp định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên mà vẫn đáp ứng quy tắc xuất xứ của ACAFTA. Trên thực tế, các nước ASEAN là nguồn cung nguyên liệu tương đối lớn của Việt Nam, do đó doanh nghiệp dễ đáp ứng các quy tắc xuất xứ ACFTA, từ đó có thể tận dụng ưu đãi thuế quan trong ACFTA tốt hơn so với CPTPP (với chỉ một số ít thành viên ASEAN). Thứ nữa, việc ACAFTA có hiệu lực song song với các FTA hiện có cho phép doanh nghiệp Việt Nam có thêm sự lựa chọn về thuế quan/quy tắc xuất xứ cho doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả hơn với các đối tác trong khu vực và đặc biệt là với Canada.
Bên cạnh những cơ hội được kỳ vọng, ACAFTA cũng tiềm ẩn những thách thức nhất định, nhất là từ góc độ sức ép cạnh tranh trên thị trường. ACAFTA sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường Canada với thuế quan ưu đãi cho tất cả các nước ASEAN. Do đó, Việt Nam sẽ không còn ưu thế cạnh tranh riêng có ở thị trường này như theo CPTPP hiện tại (Hiệp định mà chỉ có 4 nước ASEAN gồm Việt Nam, Brunei, Malaysia, Singapore tham gia, trong đó nhiều mặt hàng chỉ Việt Nam có thế mạnh). Nói cách khác, với ACAFTA, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Canada sẽ phải sẵn sàng cho tình huống cạnh tranh khắc nghiệt hơn từ các đối thủ trong ASEAN, nhất là từ các nước có cơ cấu sản phẩm tương đồng và cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.
Anh – Trước khi Anh gia nhập CPTPP, Việt Nam và Anh đã có chung 01 FTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) từ đầu năm 2021). Với việc Anh tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm một con đường ưu tiên nữa để kinh doanh với thị trường này.
Lợi thế từ CPTPP cho doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Anh trước hết đến từ mức ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể, trong khi mức cắt giảm thuế quan của Anh theo UKVFTA được xem là một trong những mức tốt nhất mà một đối tác FTA dành cho Việt Nam, cam kết ưu đãi thuế của Anh trong CPTPP thậm chí còn tốt hơn. Tiếp nữa, cơ hội tận dụng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP để tiếp cận thị trường Anh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam cũng tốt hơn nhờ quy tắc hài hòa xuất xứ nội khối. Theo cam kết, CPTPP sẽ cho phép Việt Nam cộng gộp các nguyên liệu có xuất xứ từ 11 nước thành viên còn lại của CPTPP, nhờ đó hàng hóa của Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng quy tắc xuất xứ để tận dụng được ưu đãi thuế quan theo Hiệp định so với UKVFTA (nơi hàng hóa Việt Nam chỉ có thể cộng gộp xuất xứ với Anh). Trong khi đó, cạnh tranh giữa hàng hóa Việt Nam với hàng hóa từ các thành viên hiện tại của CPTPP tại thị trường Anh được cho là không quá khắc nghiệt, với khá nhiều các sản phẩm không cạnh tranh trực tiếp. Vì vậy, việc Anh tham gia CPTPP được đánh giá là một cơ hội bổ sung rất có ý nghĩa để hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng này.
Bên cạnh đó, việc Anh tham gia CPTPP cũng được đánh giá là cơ hội để doanh nghiệp 12 nước thành viên cùng tham gia vào các chuỗi cung ứng của nhau. Đây là điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang chịu nhiều tổn thương do những biến động bất ngờ của chiến tranh, thiên tai hay đại dịch…
ASEAN, Trung Quốc, Australia/New Zealand – Các Hiệp định của ASEAN đang được nâng cấp trong giai đoạn này (gồm AANZFTA, ACFTA và ATIGA) đều là những Hiệp định đã đưa vào thực thi nhiều năm qua, mang lại lợi ích nhất định cho xuất khẩu Việt Nam. Việc các Hiệp định này được đổi mới, nâng cấp nhằm thích nghi với bối cảnh mới được dự báo sẽ càng tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam, để tiếp tục cạnh tranh trong hoàn cảnh mới.
Về mặt thuế quan, do đã được thực thi một thời gian dài, phần lớn các lộ trình cắt giảm thuế của các Hiệp định này đã hoàn tất, lợi thế về thuế quan trong các phiên bản Hiệp định nâng cấp có thể không quá lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là mức độ tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định hiện hành bởi doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Ví dụ năm 2022, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam theo AANZFTA và ATIGA chỉ xấp xỉ 39%, còn tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế theo ACFTA ở mức thấp hơn khoảng 29%. Với định hướng tập trung nâng cấp các cam kết về đơn giản hóa quy tắc xuất xứ, giảm các biện pháp phi thuế quan trong khu vực, cải thiện thủ tục hải quan, tăng cường minh bạch hóa chính sách…, các phiên bản nâng cấp của các FTA này có thể giúp giải quyết các bất cập vốn cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi xuất xứ từ đó gia tăng cơbhội tận dụng ưu đãi thuế quan. Đồng thời, các cam kết trong phiên bản nâng cấp cũng được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa tự do giữa các nước, củng cố và tăng tính chống chịu của các chuỗi cung ứng trong khu vực.
Ngoài ra, với nhiều nội dung cập nhật mới như thương mại điện tử, phát triển bền vững, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)… , các phiên bản nâng cấp của AANZFTA, ACFTA và ATIGA cũng được dự kiến sẽ mang tới những hiệu ứng mới trong hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn, an toàn và linh hoạt hơn trong bối cảnh thương mại thế giới biến động. Tóm lại, với làn sóng đàm phán các FTA mới và nâng cấp, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội ưu tiên ở các thị trường đối tác hoàn toàn mới (như Israel hay UAE), đồng thời có thêm những lựa chọn mới ở các thị trường đã quen thuộc. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng đang được dự báo là còn khó khăn trong thời gian tới, đây có thể là một trong những công cụ hữu ích có thể giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức trước mắt và trong lâu dài. Vì vậy, hơn ai hết các doanh nghiệp cần chủ động bám sát các diễn tiến liên quan, từ đó có sự chuẩn bị cần thiết để tận dụng các cơ hội này.