Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/06 – 30/06/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, VHM, FPT, HAH, KBC, DCM, HHV, BMP, BTS, VSC, MWG, STB, IDC, PNJ, PLX, PTB, KDH, HBC, DPM, BID…

1. VNM – Kỳ vọng chi phí đầu vào thấp hơn trong năm 2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 81.100
  • Triển vọng Q2/2023 và cả năm: – Chi phí đầu vào giảm sẽ là yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi ví dụ sự tăng lên của các hoạt động ngoài trời, cộng với hiệu quả của chiến lược bán hàng mới, chúng tôi kỳ vọng doanh thu Q2 2023 sẽ tăng trưởng tích cực, đạt 15.703 tỷ đồng (~668 triệu USD; +12,8% QoQ; +5,2% YoY). Chúng tôi cho rằng VNM sẽ đưa một lượng nhỏ bột sữa nguyên liệu giá rẻ vào sản xuất kể từ Q2 2023, dẫn đến biên lợi nhuận gộp được cải thiện. Tuy nhiên, vì kỳ vọng chi phí quảng cáo và khuyến mãi cao hơn, lợi nhuận sau thuế dự tính sẽ chỉ tăng +3,6% QoQ và +1,3% YoY, lên mức 2.110 tỷ đồng (~90 triệu USD). Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và LNST hợp nhất năm 2023 sẽ lần lượt đạt 62.532 tỷ đồng (~2.661 triệu USD; +4,3% YoY) và 8.767 tỷ đồng (~373 triệu USD; +2,9% YoY). EPS tương đương 3.775 đồng (+3,9% YoY). Sự tăng trưởng doanh thu sẽ phản ánh sự thành công của chiến lược mới cũng như sự phục hồi của thị trường xuất khẩu. Đối với lợi nhuận, chúng tôi tin rằng lợi ích của chi phí đầu vào thấp sẽ thể hiện rõ nét hơn vào 2H2023, thúc đẩy biên lợi nhuận gộp cải thiện trong Q2 và Q3 trước khi tăng mạnh trong Q4 2023.
  • Định giá và khuyến nghị: Bên cạnh xu hướng giảm của chi phí đầu vào, chúng tôi cho rằng chiến lược bán hàng mới cũng là một luận điểm chính để đầu tư vào VNM, cái sẽ mang lại khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn. Về triển vọng ngắn hạn, một phần của sự tăng trưởng còn nhờ vào việc tăng số lượng đơn hàng xuất khẩu. Với lợi thế dòng tiền dồi dào và cấu trúc vốn lành mạnh, chúng tôi tin rằng một khi công ty cho thấy tín hiệu tăng trưởng doanh thu, nó sẽ tạo lực cầu cho cổ phiếu, đặc biệt là từ phía các nhà đầu tư tổ chức.
  • Kết hợp giữa FCFF (50%) và so sánh bội số (PER) (50%), giá mục tiêu của chúng tôi cho VNM: là 81.100 đồng. Cộng với cổ tức tiền mặt 3.850 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận kỳ vọng 12 tháng là 23%so với giá đóng cửa vào ngày 23/06/2023. Giá cổ phiếu đã có xu hướng giảm từnăm 2021 do sự thất vọng của nhà đầu tư đối với tăng trưởng lợi nhuận âm trong hai năm liên tiếp. Với quan điểm 1) sự kỳ vọng tiêu cực đã được phản ánh vào giá cổ phiếu; và 2) tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới, chúng tôi có đề xuất MUA cổ phiếu này cho dài hạn
  • Nguồn VDSC: Xem chi tiết

2. VHM – Tăng trưởng vượt bật

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 72.200
  • Kết quả kinh doanh quý 1 vượt xa kỳ vọng: Quý 1/2023, Vinhomes ghi nhận doanh thu đạt hơn 29.3 nghìn tỷ đồng (+228% sv ck) từ việc bàn giao khoảng 2,600 căn hộthấp tầng thuộc Ocean Park 2. Đây là quý có doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ đứng sau quý 4/2022. Đặc biệt, trong quý vừa qua Vinhomes cũng ghi nhận hơn 8,500 tỷ đồng từ việc bán sỉ một phần của 2 dự án Ocean Park 2 và 3. Nếu tính gộp cả doanh thu từ bán sỉ và bán lẻ, tổng doanh thu của VHM trong quý 1/2023 đạt hơn 37.8 nghìn tỷ đồng, cao nhất từtrước đến nay. Lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt 11.9 nghìn tỷ (+162% sv ck), biên lợi nhuận gộp giảm chỉ còn 22.7% (so với 43.3% cùng kỳ năm trước) do hầu hết sản phẩm bàn giao trong quý 1/2023đến từphân khúc thấp tầng tại Ocean Park 2 theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh (BCC).
    Kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng: Tại ĐHCĐ thường niên2023, ban lãnh đạo Vinhome đề ra mục tiêu 100,000 tỷđồng doanh thu và 30,000 lợi nhuận sau thuế cho năm 2023, cao hơn lần lượt 60.3% và 2.9% so với kết quả kinh doanh 2022. Trong năm nay, các phân khu còn lại của Ocean Park 2 và Ocean Park 3 sẽ là động lực chính cho tăng trưởng, bên cạnh một phần nhỏ của các dự án cũ Ocean Park, Smart City và Grand Park. Vinhomes dự kiến sẽ bán xong 2 dự án Ocean Park 2 và 3 trong 2023-2024. Doanh thu chưa thực hiện tính đến hết quý 1 đạt 92.7 nghìn tỷ đồng (+62.6% sv ck), là nguồn lực để Vinhomes duy trì doanh thu và lợi nhuận cao. Ngoài ra, Vinhomes cũng đang chuẩn bị mở bán: 1) phân khúc thấp tầng tại 2 dự án mới là Vinhomes Cổ Loa Đông Anh và Vinhomes Wonder Park Đan Phượng; 2) nhà ở xã hội dưới thương hiệu Happy Homes trong nửa cuối năm nay tại 3 dựán tại Hải Phòng, Thanh Hóa và Quảng Trị, với tổng nguồn cung khoảng 8,100 căn hộ cao tầng và 100 căn hộ thấp tầng. Để có nguồn vốn tài trợcho các dựán kểtrên, tổng dư nợthuầncủa VHM đã tăng lên 31.2nghìn tỷ đồng (+64% sv ck), tuy nhiên các chỉ số nợ vay như tỷ lệ thanh toán lãi vay (23.1 lần), tỷ lệ nợ thuần/vốn chủ (19.4%) vẫn trong mức kiểm soát. Trong năm nay, công ty có kế hoạch chào bán 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất tối đa 15%.
  • Khuyến nghị Mua, với giá mục tiêu là 72,200 đồng/cổ phiếu: TTM P/E của VHM đang giao dịch ở mức gần 7 lần, gần mức thấp nhất lịch sử. Vinhomes hiện đang là công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam và sẽ hưởng lợi đáng kể trong xu hướng hồi phục của thịtrường bất động sản
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

3. KBC – Cập nhật đại hội cổ đông 2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 33.000
  • Nhìn chung, chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với hoạt động kinh doanh KCN của KBC, nhờ dòng vốn FDI tiềm năng đổ vào các trung tâm KCN trọng điểm của Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng, là những khu vực có các khu công nghiệp của Công ty đang hoạt động. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng dòng tiền được cải thiện tốt và vị thế đòn bẩy thấp với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 22% (tính tại thời điểm cuối Q1/2023) sẽ tạo  dư địa đòn bẩy cho công ty khi cần (ví dụ: tạm ứng chi phí giải phóng mặt bằng tại các dự án sắp triển khai). Như vậy, sau khi hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu (đã được phê duyệt tại ĐHCĐ bất thường tổ chức vào tháng 12/2022), Công ty không có bất kỳ kế hoạch tăng vốn nào trong năm nay, mà chúng tôi cho là điểm tích cực.
  • Chúng tôi giữ nguyên ước tính LNST cho năm 2023 và 2024 lần lượt là 2,7 nghìn tỷ đồng (+66,5% svck) và 4 nghìn tỷ đồng (+51,3% svck). Tại mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, KBC giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 lần lượt là 8,9x và 5,9x. Chúng tôi lưu ý rằng việc mua cổ phiếu quỹ chưa được chúng tôi đưa vào mô hình định giá, do chúng tôi cho rằng công ty sẽ ưu tiên dòng tiền cho việc phát triển các dự án mới. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu không đổi ở thời điểm hiện tại là 33.000 đồng/cổ phiếu.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

4. HAH – Hướng đến những chuyển biến tích cực

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 52.900
  • Chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm mới là 52.900 đồng/cp. Chúng tôi nâng ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) năm 2024 lên 554 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ nhờ diễn biến tích cực gần đây và kỳ vọng giá cước vận tải tiếp tục phục hồi, theo đó thị trường có thể định giá lại ngành.
  • ĐHCĐ đặt kế hoạch NPATMI năm 2023 là 490 tỷ đồng (giảm 40% svck), thấp hơn 10% so với ước tính của chúng tôi.
  • Giá cước cho thuê tàu có một số chuyển biến tích cực (+15-20% so với mức đáy) vì vậy chúng tôi kỳ vọng việc giảm hàng tồn kho sẽ kết thúc vào khoảng Q3/2023 và nền tảng của ngành sẽ cải thiện kể từ thời điểm đó.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

5. FPT – Cập nhật doanh nghiệp

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 96.646
  • Trong khi mảng dịch vụ CNTT thịtrường nước ngoài, dịch vụ viễn thông và giáo dục có thể tiếp tục đà tăng trưởng tích cực, các hoạt động còn lại như dịch vụ CNTT thị trường trong nước, quảng cáo trực tuyến và các công ty liên kết có triển vọng kém khả quan trong năm nay. Khoản mục lợi nhuận từ các công ty liên kết, bao gồm Synnex FPT và FPT Digital Retail, giảm 79% n/n trong Q1/23 do sức mua yếu. Chúng tôi dự phóng FPT có thể đạt doanh thu thuần và LNTT 2023 là 53.188 tỷ đồng (+20,9% n/n) và 9.011 tỷ đồng (+17,6% n/n). Sử dụng phương pháp SOTP (cụ thể là sử dụng phương pháp P/E cho Synnex FPT, DCF kết hợp EV/Doanh thu cho FRT và DCF kết hợp P/E cho phần còn lại của FPT), giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu là 96.646 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất sinh lợi 15,0% vào cuối 2023
  • Nguồn ACBS: Xem chi tiết

6. DCM – Kém khả quan do giá Ure hạ nhiệt, điểm sáng từ giá khí hạ nhiệt và nhà máy Ure hết khấu hao

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 26.800
  • Chúng tôi ước tính KQKD năm 2023 của DCM lần lượt đạt 13.222,7 tỷ đồng doanh thu thuần (98,2% KH và -17,0% YoY) và 1.492,1 tỷ đồng LNST (107,9% KH và -65,5% YoY ): Chúng tôi cho rằng DCM sẽ không hoàn thành kế hoạch về doanh thu do giá các loại phân bón chính liên tục sụt giảm kể từ đầu Q3/2022 cho tới hiện tại. Mặc dù vậy, LNST của DCM năm 2023 nhiều khả năng hoàn thành được kế hoạch. Biên lợi nhuận gộp và biên LNST của DCM năm 2023 ước đạt 18,6% (-17,2 đpt YoY) và 11,3% (-15,8 đpt YoY), chủ yếu do giá bán Urê năm 2023 dự kiến hạ nhiệt mạnh -28,5% YoY, tuy nhiên phần nào được bù đắp bởi (1) giá khí đầu vào ước tính giảm -9,5% YoY và (2) nhà máy Urê hết khấu hao trong T09/2023.
  • Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu DCM là 26.800 đồng/cp, thấp hơn 0,4% so với mức giá đóng cửa ngày 26/06/2023. DCM đang gặp phải ảnh hưởng tiêu cực từ giá Urê đầu ra hạ nhiệt mạnh. Tuy nhiên, DCM vẫn sẽ có những điểm sáng liên quan đến (1) giá khí đầu vào suy giảm và (2) nhà máy Urê hết khấu hao kể từ T09/2023. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DCM. Nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời cổ phiếu DCM ở thời điểm hiện tại và cân nhắc mua vào ở mức giá 23.500 đồng/cp, tương ứng với mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng 14,0%.
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

7. HHV – Góp phần giải tỏa “cơn khát” cao tốc

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.500
  • HHV là một trong những nhà phát triển BOT lớn nhất Việt Nam: Sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp vào năm 2019, HHV đã nhận lại phần vốn góp tại 4 dự án BOT (Build-Operation-Tranfer), bao gồm: (1) dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả; (2) dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn; (3) hầm Phước Tượng-Phú Gia; (4) mở rộng quốc lộ 1A (QL1A) đoạn qua tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu mảng thu phí BOT giai đoạn 2023-24 sẽ tăng lần lượt 12,5%/10,7% svck lên 1.669 tỷ đồng/1.847 tỷ đồng nhờ (1) ba trạm BOT thuộc dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả tăng giá vé 18% trong 6 tháng cuối năm 2023 và (2) các trạm BOT cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn và QL1 tăng giá 15% trong năm 2024.
  • Mảng xây lắp sẽ là động lực tăng trưởng cho HHV trong giai đoạn 2023-24: Năng lực thi công của HHV đã được chứng minh sau khi hoàn thành hàng loạt công trình giao thông quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao như hầm xuyên núi, hầm bao biển, cao tốc,… Mới đây, HHV là số ít các nhà thầu được chỉ định tham gia dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 với tổng giá trị xây lắp đạt 1.759 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính giá trị backlog của công ty tại cuối Q1/23 là 2.907 tỷ đồng, tương đương 6 lần trung bình doanh thu của giai đoạn 2020-22. Đây sẽ là tiền đề giúp doanh thu mảng xây lắp của HHV bứt phá tăng lần lượt 87%/21% svck lên 991 tỷ đồng/1.200 tỷ đồng, trong giai đoạn 2023-24, theo dự phóng của chúng tôi.
  • LN ròng giai đoạn 2023-24 sẽ đạt mức tăng trưởng kép 22,1%/năm: Chúng tôi kỳ vọng LN ròng giai đoạn 2023-24 sẽ tăng lần lượt 15,3%/28,0% svck, đạt 304 tỷ đồng/390 tỷ đồng nhờ giá trị backlog lớn hiện tại. Trong dự phóng này, chúng tôi chưa tính đến khả năng HHV được Nhà nước chấp thuận hỗ trợ 3.460 tỷ đồng tại dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả. Nếu thành công, theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ Nợ vay ròng/Vốn chủ sở hữu của HHV sẽ giảm mạnh xuống mức 2,1 lần từ mức 2,4 lần tại cuối Q1/23, qua đó giảm áp lực tài chính cho công ty.
  • Báo cáo lần đầu với khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 19.500/cp: Giá mục tiêu của chúng tôi dựa trên phương pháp định giá từng phần đối với các mảng kinh doanh của HHV. Động lực tăng giá bao gồm (1) giá trị ký mới mảng xây lắp cao hơn dự kiến, (2) các dự án BOT được Chính phủ hỗ trợ sớm hơn kỳ vọng, (3) phát hành riêng lẻ thành công cho nhà đầu tư chiến lược. Rủi ro giảm giá: (1) giải ngân đầu tư công chậm hơn kỳ vọng, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các dự án, (2) giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh hơn so với dự kiến.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

8. BMP – Khả năng thiết lập mặt bằng lợi nhuận/tấn mới

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 106.953
  • BVSC nâng giá mục tiêu theo Phương pháp DCF cho BMP thêm 31,8% lên 106.593 đồng/cp (từ 80.895 đồng/cp trước đây), tương ứng với upside 15,5%. Giá mục tiêu tăng là do: (1) điều chỉnh tăng dự báo KQKD; (2) sử dụng mức ERP ít thận trọng hơn là 9% (so với 10% trước đây); và (3) chuyển cơ sở định giá sang giữa năm 2024. Ở giá mục tiêu mới, chúng tôi đang định giá BMP ở mức P/E hợp lý cho giữa năm 2024 là 10,1x. Duy trì khuyến nghị Outperform.
  • Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E lần lượt là 7,4x (2023), 10,7x (2024) và 10,1x (2025), so với mức trung bình 5 năm là 11,5x. Chúng tôi ưa thích BMP với triển vọng vững chắc nhờ vị thế đầu ngành, bảng cân đối kế toán mạnh, và suất cổ tức hấp dẫn.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

9. BTS – Tiêu thụ nửa cuối năm khởi sắc

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 7.600
  • Bằng phương pháp so sánh EV/EBITDA với mức EBITDA forward năm 2023 là 261 tỷ đồng, chúng tôi xác định mức giá mục tiêu của cổ phiếu BTS là 7.600 đồng/cp, cao hơn 14,5% so với mức giá đóng cửa ngày 26/06/2023. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu BTS. Nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời ở mức giá mục tiêu và mua khi cổ phiếu BTS về mức giá 6.300 nghìn đồng, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 20%.
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

10. VSC – Đón đầu cơ hội phục hồi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 77.000
  • Triển vọng: 1) VCS là doanh nghiệp xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam, trong đó nhu cầu ốp lát đá thạch anh nhân tạo tại Mỹ luôn được ưa chuộng nhất trong các sản phẩm ốp lát với quy mô thị trường còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. 2) Nhu cầu tăng trở lại trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Mỹ có dấu hiệu phục hồi mạnh trong quý 2 giúp cho VCS có thể bắt đầu tăng trưởng trở lại từ Q3.2023. 3) Giá đầu vào là giá dầu, giá resin giảm hỗ trợ cho biên lợi nhuận của VCS.
  • Rủi ro: 1) Rủi ro tới từ nhu cầu gạch ốp lát tiếp tục suy yếu trong bối cảnh lãi suất toàn cầu đặc biệt tại Mỹ và EU neo giữ ở mức cao. 2) Giá năng lượng tăng trở lại gây áp lực sụt giảm biên lợi nhuận. 3) Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm đá thạch anh nhân tạo của Việt Nam
  • Đánh giá: VCBS cho rằng kết quả kinh doanh của VCS sẽ tăng trưởng trở lại từ Q3.2023 trong bối cảnh nhu cầu ốp lát tại Mỹ trở lại khi thị trường bất động sản ấm dần lên và giá đầu vào giảm hỗ trợ cho biên lợi nhuận. VCS có vị thế tài chính an toàn với dòng tiền ổn định và cổ tức duy trì ở mức cao. Với phương pháp Định giá so sánh P/E và Chiết khấu dòng tiền FCFF, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCS với giá mục tiêu là 77.000 đồng (+25%)
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

11. MWG – Đón đầu cơ hội phục hồi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 51.000
  • Triển vọng: (1) Mảng bán lẻ ICT nội địa kì vọng phục hồi trong 2 quý cuối năm 2023 trong khi chuỗi EraBlue đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường Indo (2) Bách Hóa Xanh tiếp tục cải thiện doanh thu và biên lợi nhuận ròng
  • Rủi ro: (1) Nhu cầu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy phục hồi chậm hơn kì vọng (2) Quá trình cải thiện Bách Hóa Xanh không đạt hiệu quả mong muốn
  • Khuyến nghị đầu tư: Nhìn vào bức tranh doanh thu và lợi nhuận của MWG từ đầu 2023, chúng tôi cho rằng những gì xấu nhất về KQKD của doanh nghiệp đã được phản ánh trong Quý 1. Tuy nhiên, để đánh giá về khả năng phục hồi, chúng tôi cho rằng sẽ cần thêm thời gian để MWG chứng minh được hiệu quả của chiến lược kinh doanh mới cũng như khả năng đưa chuỗi Bách Hóa Xanh đến điểm hòa vốn trong 2024. Các điểm quan trọng cần theo dõi đối với triển vọng đầu tư cổ phiếu MWG bao gồm (1) Mức độ tăng trưởng doanh thu, song sụt giảm biên lợi nhuận của mảng bán lẻ ICT (2) Doanh thu thuần trung bình/cửa hàng/tháng của mảng bách hóa để hướng tới điểm hòa vốn. Chúng tôi duy trì dự phóng DTT của MWG trong 2023 khoảng 119.466 tỷ nhưng hạ LNST còn 2.151 tỷ, EPS fwd tương ứng đạt 1.470 đồng/CP, giảm 48% yoy; bên cạnh đó, nâng định giá P/S mục tiêu của mảng bách hóa để phản ánh những chuyển biến tích cực gần đây của Bách Hóa Xanh. Do đó, mức giá mục tiêu mới chúng tôi đưa ra cho MWG là 51.000 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 16% so với mức đóng cửa ngày 27/06/2023.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

12. STB – Trích lập 100% trái phiếu VAMC trong năm 2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 35.300
  • 1Q2023, LNTT đạt 2,383 tỷ VND, tăng 49.9% YoY: 1Q2023, STB có thu nhập lãi thuần đạt 5,837 tỷ VND (-3.4% QoQ, +113.1% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 964 tỷ VND (-46.1% QoQ, -59.6% YoY) khiến TOI đạt 6,800 tỷ VND (-13.2% QoQ, +32.7% YoY). Chi phí trích lập dự phòng duy trì mức vừa phải, đạt 1,002 tỷ VND (-69.5% QoQ, +42.2% YoY) khiến LNTT đạt 2,383 tỷ VND (+25.5% QoQ, +49.9% YoY).
  • Tăng trưởng tín dụng kế hoạch 2023 là 12.1%: Tăng trưởng tín dụng của STB trong 1Q2023 đạt 2.1%, hoàn thành 17.3% Ytd so với kế hoạch đề ra trong ĐHCĐ là ~ 12.1% cho cả năm 2023. KBSV đánh giá STB có đủ khả năng hoàn thành kế hoạch dựa trên: (1) Các động thái giảm lãi suất điều hành (2) Thanh khoản được cải thiện nhờ tăng trưởng huy động thị trường 1 ở mức cao trong 1Q2023
  • Trích lập 100% giá trị trái phiếu VAMC trong năm 2023 là kế hoạch khả thi: Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, STB cho biết sẽ cố gắng trích lập 100% giá trị trái phiếu VAMC trong năm nay. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt hơn so với mặt bằng chung thị trường, áp lực trích lập vừa phải tạo cho STB có đủ dư địa lợi nhuận để thực hiện trích lập cho trái phiếu VAMC như kế hoạch đề ra.
  • Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 35,300 VND/cp: Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu STB. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 35,300VND/cp, cao hơn 17.8% so với giá tại ngày 22/06/2023.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

13. IDC – Lợi thế nhờ quỹ đất lớn

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 48.200
  • Kết quả kinh doanh quý 1/2023 giảm đáng kể so với cùng kỳ: Doanh thu thuần Quý 1/2023 đạt 1,147 tỷ VND (-31%YoY), trong đó doanh thu cho thuê đất KCN đạt 207 tỷ VND giảm 73% so với mức nền cao cùng kỳ từ ghi nhận doanh thu một lần cho thuê đất KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II MR. Doanh thu trong quý chủ yếu đến từ phân bổ doanh thu chưa thực hiện từ các hợp đồng cho thuê trước. Doanh thu kinh doanh điện đạt 642 tỷ VND (-4%YoY). Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 148 tỷ VND (-42%YoY).
  • KBSV dự báo LNST năm 2023 ước đạt 1,890 tỷ VND (+7%YoY): KBSV dự báo trong năm 2023: (1) Diện tích KCN cho thuê mới đạt 90ha (-32%YoY) do dòng vốn FDI đang chậm lại. Doanh thu mảng KCN đạt 3,200 tỷ VND (-4%YoY) chủ yếu đến từ các hợp đồng đã ký trong năm 2022; (2) Doanh thu mảng Năng lượng đạt 3,017 tỷ VND (+5%YoY) và (3) Mảng Kinh doanh BĐS đạt 440 tỷ VND (+412%YoY) từ chuyển nhượng dự án cho Aeon. LNST của cổ đông công ty mẹ ước đạt 1,890 tỷ VND (+7%YoY).
  • Luận điểm đầu tư: Chúng tôi đánh giá tích cực đối với cổ phiếu IDC nhờ (1) Quỹ đất KCN lớn với diện tích cho thuê còn lại lên tới 751ha có khả năng cho thuê và tiềm năng tăng giá tốt; (2) Tỷ suất cổ tức hấp dẫn và (3) Dòng tiền ổn định từ mảng Năng lượng và BOT
  • Khuyến nghị MUA – Giá mục tiêu: 48,200VNĐ/cổ phiếu. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu IDC với giá mục tiêu là 48,200VNĐ/cổ phiếu, tương đương với mức lợi nhuận 19% so với giá đóng cửa ngày 22/06/2023.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

14. PNJ – Doanh thu tháng 05 của PNJ giảm -17,0% YoY

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 101.700
  • Tính từ đầu quý 2 cho đến nay, PNJ đã hoàn thành 54% dự báo doanh thu và LNST Q2/2023 của chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu Q2/2023 của PNJ sẽ đạt 8,3 nghìn tỷ đồng (-15% QoQ/+3% YoY) và LNST Q2/2023 đạt 440 tỷ đồng (-45% QoQ/ +12% YoY). Chúng tôi tin rằng nhu cầu vàng vẫn còn. Vàng vẫn là kênh đầu tư truyền thống được nhiều người quan tâm – điều này khó có thể thay đổi trong vài thập kỷ tới. Trong ngắn hạn, việc Fed tạm ngừng tăng lãi suất hoặc “xoay trục” có thể thúc đẩy giá vàng và dẫn đến nhu cầu mua vàng để đầu tư tăng lên.
  • Sức mua của người tiêu dùng có thể tăng lên nhờ giảm chi phí vay nợ trong 2H23. Kết quả yếu kém của PNJ phản ánh những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và sự sụt giảm trong sức mua ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc dần điều chỉnh lại lãi suất thả nổi trong 2H23 sẽ làm tăng tổng thu nhập khả dụng của tầng lớp trung lưu.
  • Do đó, chúng tôi cho rằng kết quả yếu kém của PNJ sẽ tiếp tục kéo dài cho đến Q3/2023 và bắt đầu phục hồi từ Q4/2023. Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2023E sẽ đạt 37,6 nghìn tỷ đồng (+11% YoY) và LNST 2023E đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+21% YoY) với mảng bán lẻ và vàng 24k là hai động lực chính.
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 101.700 đồng, tương ứng với tỷ suất sinh lời 12 tháng +42%. PNJ đang giao dịch ở mức PE 2023E hợp lý là 10,9x với ROE 2023E là 26,5%.
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

15. PLX – Cập nhật đại hội cổ đông 2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 39.600
  • Kế hoạch kinh doanh: PLX đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 là 190 nghìn tỷ đồng (-38% svck) do giá dầu bình quân giảm. Kế hoạch sản lượng tiêu thụ của công ty mẹ được đặt thận trọng ở mức 9,94 triệu m3 (-10% svck). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của PLX đặt mục tiêu tăng 42% svck lên 3.228 tỷ đồng, nhờ tỷ suất lợi nhuận cốt lõi cải thiện và lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn khỏi PGB. PLX đã thoái vốn thành công tại PGB vào tháng 4 và đang chờ quyết định cuối cùng từ NHNN và SCC để hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu cho nhà đầu tư trúng thầu. Công ty sẽ chính thức hạch toán khoản lãi từ thoái vốn sau khi có quyết định cuối cùng, chậm nhất vào Q3 theo quan điểm của chúng tôi. ĐHCĐ thông qua cổ tức cho năm 2022 là 7%
  • Ước tính và luận điểm đầu tư: Hiện tại, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 1 năm là 39.600 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi kỳ vọng LNTT của công ty sẽ tăng 98% svck trong năm 2023 đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm 730 tỷ đồng lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn PGB.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

16. PTB – Tín hiệu phục hồi sớm hơn dự kiến

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 57.400
  • Triển vọng: Nhu cầu xây dựng nhà ở tại Mỹ đang hồi phục nhanh và sớm hơn dự kiến trong tháng 5.2023, đây là tín hiệu tích cực bất ngờ cho ngành xuất khẩu gỗ, đồ nội thất và đá ốp lát sang Mỹ như PTB. Ngoài ra, các triển vọng ngắn hạn còn đến từ thị trường bất động sản trong nước ấm dần lên trong 2H23 và thục đẩy xây dựng dự án mới trong năm 2024. Chúng tôi dự báo doanh thu cả năm 2023 DT ước đạt 6.848 tỷ đồng và LNST ước đạt 418 tỷ đồng (-14% yoy, 105% KH).
  • Rủi ro: Tuy nhiên, một số yếu tố về biến động tỷ giá, giá nguyên vật liệu đầu vào và ảnh hưởng từ các chính sách liên quan đến pháp lý BĐS là các yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá: VCBS ước tính EPS forward 2023 là 6.153 đồng/CP, tương ứng P/E forward là 6,34 lần. Chúng tôi cho rằng giá trị hợp lý của PTB ở mức 57.400 đồng/CP. Xét đến tình hình kinh doanh và triển vọng ngành khả quan, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cố phiếu PTB.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

17. KDH – Vững vàng giữa gian khó

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 36.859
  • Triển vọng: Chúng tôi dự báo doanh thu hợp nhất là 2.741 tỷ đồng (-5,9% YoY) và LNST là 1.211 tỷ đồng (+11,9% YoY). Phần lớn doanh thu (65%–70%) đến từviệc bàn giao Classia, phần còn lại (30%–35%) có thể từ việc bán các dự án trong quỹ đất hiện có.
    Rủi ro: Người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của KDH là các nhà đầu tư tổ chức. Tính đến 31 tháng 3, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm thiểu số (17%) trên tổng nợ, trong khi phần lớn dư nợ (83%) từ các khoản vay ngân hàng. Chúng tôi cho rằng rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp ở mức trung bình đến nhỏ đối với công ty, những rủi ro tiềm ẩn lớn hơn đến từ các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty, ví dụ như các dự án bị trì hoãn kéo dài hoặc nhu cầu của khách hàng trở nên trì trệ
    Định giá: Chúng tôi đã áp dụng phương pháp định giá RNAV cho Classia, Privia và Clarita và phương pháp so sánh cho các dự án khác. Chúng tôi cũng điều chỉnh tài sản và nợ phải trả để phản ánh thực tế quá trình phát triển dựán đang diễn ra. Chúng tôi giữnguyên khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với KDH, nhưng hạ giá mục tiêu xuống 36.859 đồng (từ 44.700 đồng), dựa trên sự kết hợp giữa RNAV và các phương pháp định giá so sánh
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

18. HBC – Cuộc họp ĐHCĐTN: Tái cơ cấu sau lỗ

  • Khuyến nghị N/A: Giá mục tiêu N/A
  • Mục tiêu 2023 và Kế hoạch dài hạn: Theo báo cáo nội bộ của công ty, trong năm 2022, HBC công bố doanh thu là 14.15 nghìn tỷ đồng (+24%n/n) và lỗ ròng 2,5 nghìn tỷ đồng. Hội đồng quản trị đã đã đưa ra nguyên nhân là do thị trường bất động sản ảm đạm, khó khăn về dòng tiền của các nhà phát triển bất động sản và chi phí vật liệu tăng cao. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu 12,5 nghìn tỷ đồng (-11%yoy) và LNST là 125 tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu tổng giá trị hợp đồng ký mới cho năm 2023 là 17 nghìn tỷ đồng, trong đó 9 nghìn tỷ đồng từ hoạt động xây dựng dân dụng và 8 nghìn tỷ đồng từ hoạt động xây dựng công nghiệp. Về dài hạn, công ty đặt kế hoạch tới năm 2024 đưa tỷ lệ Nợ trên VCSH về 1 và thu nhập hoạt động kinh doanh về con số dương, tới năm 2026 công ty đặt mục tiêu EBITDA đạt 1,2 nghìn tỷ đồng.
  • Chiến lược tái cơ cấu HĐQT đặt mục tiêu giải quyết các khó khăn bằng việc tu bổ hoạt động tài chính và quản lý của công ty: Phát hành thêm 247 triệu cổ phiếu, tương đương 2.7 nghìn tỷ đồng, cho các đối tác. Đồng thời phát hành cho nhà thầu phụ và nhà cung cấp dịch vụ như để thanh toán nợ Chuyển nhượng một công ty con (Matec) cho đối tác với giá 1,2 nghìn tỷ đồng, góp phần cải thiện khả năng thanh khoản của công ty. Đánh giá lại ~187 tỷ đồng tài sản bất động sản thành ~1.200 tỷ đồng, bổ sung thêm 1 nghìn tỷ đồng vào tài sản và tăng hạn mức tín dụng của công ty.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

19. DPM – Lợi nhuận có thể chạm đáy trong Q2/2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 34.700
  • Ước tính lợi nhuận: Sau khi giá giảm mạnh 30% trong Q1/2023, giá urê của công ty tiếp tục giảm trong Q2/2023. Giá urê của DPM hiện ở mức 9.000 đồng/kg (so với 9.600 đồng/kg trong Q1/2023). Chúng tôi cho rằng giá urê sẽ ổn định quanh mức này trong suốt Q3/2023, trước khi tăng nhẹ trở lại vào Q4/2023 khi mùa cao điểm đáng đến gần. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lợi nhuận của DPM sẽ chạm đáy trong Q2/2023 về giá trị tuyệt đối, nhưng khả năng phục hồi khá chậm. Do đó, LNST năm 2023 ước tính giảm xuống mức 1,18 nghìn tỷ đồng (-79% svck, từ mức 1,23 nghìn tỷ đồng theo ước tính trước đó, thấp hơn kế hoạch của công ty) do (1) xu hướng giá urê giảm, (2) nhu cầu urê chậm lại và (3) chi phí vẫn chuyện khí tăng lên. Năm 2024, chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng có thể đạt 1,27 nghìn tỷ đồng (+8% svck, từ mức 1,32 nghìn tỷ đồng theo ước tính trước đó) nhờ sản lượng tiêu thụ phục hồi. Do DPM có thể đã vượt qua giai đoạn đáy của lợi nhuận (Q2/2023), đồng thời, chúng tôi chuyển cơ sở định giá sang năm 2024 và áp dụng các hệ số mục tiêu cao hơn để xác định giá mục tiêu mới là 34.700 đồng/cổ phiếu (từ mức 30.600 đồng). Với tổng mức sinh lời là 10%, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DPM.
  • Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi kỳ vọng DPM sẽ trả cổ tức đợt cuối cho năm 2022 (30%/mệnh giá) vào Q3/2023, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu. Chúng tôi dự báo lợi nhuận của DPM sẽ chạm đáy trong Q2/2023 về giá trị tuyệt đối, nhưng khả năng phục hồi khá chậm. Như vậy, sau khi chi trả cổ tức, DPM sẽ thiếu đi yếu tố hỗ trợ.
  • Quan điểm trong vòng 3 năm tới: Nhà máy urê của DPM đang hoạt động 85-100% công suất, do đó, nguồn lợi nhuận trong dài hạn chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi của giá urê. Chúng tôi giả định giá urê duy trì ổn định trong suốt giai đoạn 2024-2026 do đó lợi nhuận sẽ không biến động nhiều
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

20. BID – Chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện bù đắp cho tăng trưởng tín dụng

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 49.100
  • Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 10.1% và 53.3% svck trong Q1/23: Trong Q1/23, thu nhập lãi thuần của BID tăng 8.7% svck nhờ tăng trưởng tín dụng 12.4% svck (4.9% YTD) trong khi NIM giảm 0.25 điểm % do chi phí huy động tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi giảm 1.7% chủ yếu do thu nhập từ hoạt động khác giảm 33% svck. Lợi nhuận trước dự phòng tăng 4.6% svck nhưng chi phí dự phòng giảm mạnh (-25.2% svck) giúp lợi nhuận trước thuế Q1/23 tăng 53.3% svck (6,920 tỷ đồng), hoàn thành 23.5% dự báo của chúng tôi.
  • Chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện bù đắp cho tăng trưởng tín dụng: Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 của BID đạt mức 12%, đi ngang so với các năm trước (2022: 12.14%, 2021: 11.23%). Với xu hướng giảm lãi suất thời gian gần đây, chúng tôi dự báo NIM những quý cuối năm có thể cải thiện so với Q1/23 (2.67%), cả năm đạt mức 2.94%. Chất lượng tài sản vẫn là bệ đỡ cho BID với tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với trung bình ngành. Chúng tôi dự báo tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bao nợ xấu cuối năm 2023 lần lượt là 1.41%/184%.
  • Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ổn định giai đoạn 2023/24: Chúng tôi dự phóng LNTT 2023-2024 tăng trưởng tích cực ở mức 28%/31% nhờ chủ yếu vào trích lập dự phòng hạ nhiệt sau giai đoạn trích lập cao 2021- 2022. Chúng tôi dự báo tổng lợi nhuận hoạt động tăng trưởng lần lượt 12.9%/9.8% cho năm 2023/2024 trong khi đó chi phí dự phòng tăng nhẹ trong 2023 (+4%) và giảm 9% năm 2024. Ở mức này, tỷ lệ bao nợ xấu của BID vẫn ở mức 183% vào cuối năm 2024, ngưỡng an toàn theo quan điểm của chúng tôi.
  • Khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu của BID là 49,150 đồng/cổ phiếu Dù kết quả kinh doanh Q1 tăng trưởng tích cực, tuy nhiên chúng tôi cho rằng định giá hiện tại đã ở mức hợp lý sau giai đoạn tăng giá vừa qua. Khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu 49,150 đồng/cp. Rủi ro giảm giá: 1) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, 2) NIM giảm nhanh hơn kỳ vọng. Động lực tăng giá: 1) Khả năng thu hồi nợ xấu tốt hơn kỳ vọng.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết

Update…

MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:

[Sách] Làm giàu từ chứng khoán bằng phương pháp VSA chính gốc: Nghiên cứu chuyên sâu về cách giao dịch của Wyckoff. Xem chi tiết…


Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:

NHÓM ZALO

NHÓM TELEGRAM


Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: