Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 22/07 – 28/07/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: PNJ, VNM, ACB, QNS, IJC, FMC, HDB, LPB, GMD, PC1, DCM, DGC, STK, NLG, NT2 …

1. VNM – Thay đổi để thích nghi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 83.000
  • KQKD ước tính Q2/23 tích cực hơn kỳ vọng của chúng tôi: VNM ước tính doanh thu (DT) và LN sau thuế Q2/23 tăng lần lượt 1,6%/5,6% svck lên 15.200/2.220 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên công ty ghi nhận KQKD tích cực sau năm quý LN giảm liên tiếp. KQKD Q2/23 khá hơn so với ước tính của chúng tôi do chúng tôi dự phóng biên LN gộp sẽ cải thiện từ Q3/23. Trong khi đó, chúng tôi ước tính LN gộp của VNM đã cải thiện 2,7 điểm % sv quý trước và 0,8 điểm % svck trong Q2/23 nhờ chi phí bột sữa đầu vào thấp hơn. Trong 6T23, VNM ghi nhận DT tăng nhẹ 0,9% svck trong khi LN sau thuế giảm 5,9% svck, lần lượt hoàn thành 46%/46% dự phóng cả năm của chúng tôi.
  • Diện mạo mới tạo đà cho bước tiến mới: Trong ngày 06/07 VNM đã chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới với logo, bao bì mới cùng với kế hoạch tối ưu hóa danh mục sản phẩm nhằm tiếp cận thế hệ người tiêu dùng mới hiệu quả hơn. Tái định vị chỉ là bước đầu trong chiến lược 5 năm tới của công ty, đi cùng đó là thay đổi trong chuyển đổi số, tuyển dụng nhân sự, quy trình quản trị nhằm nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Chúng tôi cho rằng đây cũng có thể là dấu hiệu thay đổi trong việc quản trị của VNM để chuyển giao sang thế hệ nhân sự trẻ hơn, sáng tạo và nhiệt huyết hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng chiến lược mới sẽ giúp công ty giành lại được thị phần và tạo đà tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới. Trong nửa cuối 2023, chúng tôi kỳ vọng VNM ghi nhận biên LN gộp tiếp tục cải thiện 2,5 điểm % svck lên 41,7% nhờ hưởng lợi từ chi phí bột sữa duy trì xu hướng giảm. Do đó, chúng tôi dự phóng LN ròng VMN cải thiện 8,4%/8,8% svck trong 2023-24.
  • Nâng dự phóng lợi nhuận 2023-24 lên 1,7%/2,4%: Chúng tôi tăng dự phóng sản lượng bán nội địa lên 2%/1% trong 2023-24 do chúng tôi kỳ vọng thị phần của VNM sẽ tăng trở lại nhờ chiến dịch tái định vị thương hiệu và tăng hoạt động quảng cáo. Do đó, doanh thu nội địa dự phóng tăng 2%/3% sv dự phóng trước đó. Chúng tôi cũng nâng tỷ lệ CPBH/doanh thu lên 0,3%/0,3% do chúng tôi cho rằng công ty sẽ tăng cường hoạt động quảng cáo và khuyến mại trong 2023-24. Do vậy LN ròng dự phóng tăng 1,7%/2,4% sv dự phóng trước đó.
  • Nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 83.000/cp: Giá mục tiêu của chúng tôi dựa trên sự kết hợp với tỷ trọng bằng nhau giữa phương pháp định giá DCF với EPS 2023-24 tăng 1,7%/2,4% và P/E mục tiêu 19,6 lần. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) nhu cầu tiêu thụ nội địa cao hơn dự kiến và 2) nhu cầu cao hơn dự kiến ở các nước khu vực Trung Đông. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) giá bột sữa cao hơn dự kiến và 2) nhu cầu nội địa yếu hơn so với kỳ vọng.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

2. QNS – Lợi nhuận Q2 lập đỉnh

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 58.000
  • Theo ban lãnh đạo, doanh thu thuần sơ bộ trong nửa đầu năm 2023 đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (+36% svck) và LNTT đạt 1,15 nghìn tỷ đồng (+78% svck), kết quả ấn tượng lần lượt hoàn thành 66% và 96% kế hoạch hàng năm của công ty. Theo đó, lợi nhuận lập đỉnh trong Q2/2023 với doanh thu thuần đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+52% svck) và LNTT đạt 793 tỷ đồng (+82% svck). Mảng mía đường tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho doanh thu và LNTT, với sản lượng tiêu thụ mạnh đạt 120 nghìn tấn (+126% svck). Mảng mía đường đạt 2,2 nghìn tỷ đồng doanh thu (+161% svck), trong khi LNTT tăng vọt lên 470 tỷ đồng (+488% svck). Mảng điện sinh khối cũng được hưởng lợi từ sản lượng mía tăng, với LNTT đạt 55 tỷ đồng (+817% svck). Doanh thu thuần và LNTT mảng sữa đậu nành lần lượt đạt 2 nghìn tỷ đồng (-6% svck) và 430 tỷ đồng (+6% svck). Tuy nhiên, do sức tiêu thụ yếu nên lượng tiêu thụ sữa đậu nành chỉ đạt 115 triệu lít (-12% svck). Với kết quả nửa đầu năm đầy ấn tượng, chúng tôi cho rằng chúng tôi sẽ nâng ước tính cho năm 2023/2024. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS với giá mục tiêu là 58.000 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi sẽ cung cấp các ước tính cập nhật trong báo cáo đầy đủ sắp tới.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

3. PNJ – Bền bỉ với khả năng gia tăng thị phần & lợi thế vận hành

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 98.902
  • Tăng thị phần + BLN mở rộng + Tối ưu hóa chi phí = KQKD 6T23 ấn tượng: Đáng chú ý, theo tháng, doanh thu bán lẻ của PNJ T6/23 tăng 2,0% m/m lên 1.296 tỷ (giảm 19,1% y/y) từ mức thấp 1.270 tỷ T5/23. Trong khi đó, BVSC ước tính lợi nhuận ròng T6/23 tăng 39,5% y/y lên 113 tỷ (so với mức 111 tỷ vào T4-5/23), nhờ mở rộng BLN, tối ưu hóa chi phí và hoàn nhập một số khoản one-off trong Q2/23.
  • Mở rộng thị phần: Ban lãnh đạo ước tính doanh thu toàn thị trường trang sức VN giảm đáng kể khoảng 40% y/y trong nửa đầu năm 2023 so với mức nền cao (nhờ hưởng lợi từ nhu cầu dồn nén lớn sau dịch). PNJ tiếp tục vượt trội so với thị trường chung khi doanh thu 6T23 chỉ giảm 9,6% y/y, cho thấy thị phần PNJ tiếp tục tăng. Đến nay, PNJ đã mở mới có chọn lọc 21 cửa hàng ở cả thành thị và nông thôn, điều này giúp PNJ có vị thế thuận lợi để nắm bắt nhu cầu bình thường hoa. PNJ duy trì quan điểm về thị trường trang sức đang phát triển của Việt Nam, nơi PNJ đặt mục tiêu bán các bộ sưu tập cho khách hàng thành thị, trong khi người tiêu dùng nông thôn đang chuyển dịch sang các sản phẩm trung-cao cấp từ đại trà. Đối mặt với áp lực cạnh tranh cao hơn, các nhà sản xuất trang sức khác đang hoạt động rất thận trọng trong điều kiện thị trường khó khăn hiện nay.
  • Mở rộng BLN: PNJ duy trì trọng tâm chính năm 2023 là nỗ lực hướng khách hàng đến các sản phẩm có BLN cao, vốn đã chứng minh hiệu quả cho đến thời điểm hiện tại. BLN gộp đang ở mức tốt, ở mức 18,9% trong 6T23, vượt xa mức 17,5% năm 2022 và 17,6% trong 6T22. Tối ưu hóa chi phí: Ban lãnh đạo tiếp tục nhấn mạnh vào việc tối ưu hóa chi phí – tập trung vào việc tăng cường độ chính xác, nhằm chuyển đổi tốt hơn ở các nhóm khách hàng mục tiêu tiềm năng, thay vì cắt giảm chi phí. Điều này cũng chứng tỏ hiệu quả – BLN ròng 6T23 tăng lên 6,6% so với 6,0% trong 6T22.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

4. IJC – Định giá còn dư địa trong trung hạn.

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.397
  • Cập nhật kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu: ▪ Theo nghị quyết ĐHCĐ, công ty sẽ phát hành 125 triệu cổ phần với giá bán 10.000 đồng/cp với tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu. Mục đích sử dụng vốn: i) Góp vốn mua cổ phần CTCP Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex Bình Phước (466 tỷ); ii) Trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng 756 tỷ; và iii) bổ sung vốn lưu động.▪ Becamex Bình Phước có vốn điều lệ 800 tỷ (dự kiến tăng 600 tỷ lên 800 tỷ từ lợi nhuận giữ lại). Ngoài ra, một số thông tin không chính thức, Becamex Bình Phước dự kiến sẽ tăng vốn qua phát hành hiện hữu lên 1.750 tỷ. IJC sẽ mua lại 1 phần cổ phần cổ đông hiện hữu và nhận quyền mua cổ phần phát hành thêm. ▪ Tổng giá trị đầu tư của IJC là 666 tỷ, tương đương tỷ lệ nắm giữ khoảng 35-38% cổ phần. Theo đó, giá trị góp vốn tính trên mỗi cổ phần của IJC sẽ daođộng quanh 10.000–12.000 đồng/cp. Tính đến cuối 2022, vốn chủ sở hữu của Becamex Bình Phước là 975 tỷ (VĐL sau khi tăng vốn từ lợi nhuận là khoảng 800 tỷ).
  • Khuyến nghị: Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu IJC vẫn đang định giá thấp so với giá trị hợp lý của Công ty. Theo ước tính thận trọng của BVSC, giá hợp lý mỗi cổ phần IJC là 19.397 đồng/cp, cao hơn 30,6% giá thị trường ngày 21/7/2023. Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu IJC cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Triển vọng khả quan hơn vào năm 2024 và các thông tin chi tiết hơn về góp vốn vào Becamex Bình Phước sẽ là điểm nhấn cho IJC trong thời gian tới. Rủi ro: thị trường bất động sản phục hồi kéo dài hơn so với kỳ vọng.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

5. GMD – Cần thêm thời gian cho sự phục hồi khi bối cảnh vĩ mô chưa ủng hộ

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 63.400
  • Nguồn VDSC: Xem chi tiết

6. PC1 – Thận trọng với kỳ vọng tăng trưởng phía trước

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 28.300
  • Định giá và khuyến nghị: QHĐ VIII được phê duyệt mở ra kỳ vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn cho PC1 với hoạt động xây lắp lưới truyền tải và các dự án NLTT. Tuy nhiên trong năm 2023, chúng tôi cho rằng hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đóng góp vào phần lớn cơ cấu lợi nhuận của PC1 là xây lắp điện & sản xuất điện sẽ có thể ghi nhận KQKD thấp hơn so với cùng kỳ. Năm 2023 cũng là năm doanh nghiệp dự kiến sẽ ghi nhận thêm đóng góp của hai lĩnh vực mới, là khai khoáng và quản lý, vận hành KCN. Trên cơ sở dự phóng thận trọng đóng góp của hai mảng kinh doanh mới vào cơ cấu lợi nhuận của PC1, chúng tôi kỳ vọng hai dự án mới bù đắp được phần lợi nhuận thiếu hụt do hoạt động xây lắp và sản xuất điện kém khả quan. Kết hợp hai phương pháp định giá Tổng các thành phần (SoP) và P/E với tỷ lệ là 70/30, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PC1 ở mức 28.300 đồng/cp cho tầm nhìn một năm. Chúng tôi cho rằng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn tới phần lớn đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Do đó, với mức sinh lời kỳ vọng -2% dựa trên giá đóng cửa ngày 24/07/2023, chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP với PC1.
  • Nguồn VDSC: Xem chi tiết

7. LPB – Bước vào “vùng trũng” lợi nhuận

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • KQKD Q2/2023 của LPB suy yếu ở các hoạt động cốt lõi khiến Tổng thu nhập hoạt động giảm -23,5% svck. Thu nhập lãi thuần chỉ đạt 2.450 tỷ đồng (-20% YoY). Lãi thuần từ dịch vụ cũng giảm -18% so với cùng kỳ, thu về 249 tỷ đồng. Doanh thu liên quan đến kinh doanh ngoại hối và chứng khoán lần lượt sụt giảm -64% và -101% so với Q2/2022. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng +10,3% svck khiến CIR tăng lên 51,3% từ mức 35,6% cùng kỳ. Tổng lợi nhuận trước thuế ghi nhận 880 tỷ đồng (-51% YoY). Tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của LPB đạt 2.446 tỷ đồng, giảm -32% svck. NIM 6 tháng giảm -108 bps còn 3,33% khiến thu nhập lãi thuần nửa đầu năm giảm -56% so với cùng kỳ. Thu từ dịch vụ giảm -9% chủ yếu do mảng bảo hiểm kém khả quan, ghi nhận 475 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối lũy kế có kết quả tốt, đạt 164 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 4 lần cùng kỳ nhờ diễn biến giá ngoại tệ tích cực. Đáng chú ý, mặc dù đã tiến hành cắt giảm 1.385 nhân sự tính từ đầu năm nhưng chi phí hoạt động của LPBankvẫn tăng 13% YoY. KQKD 6T2023 hoàn thành 41% kế hoạch năm LNTT (6.000 tỷ đồng, +5,4 YoY). Huy động và tín dụng gặp khó trong bối cảnh cầu tín dụng giảm mạnh. Tính từ đầu năm đến hiện tại, tiền gửi khách hàng tại LPBank đạt 224 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 3,8% YTD. Tín dụng tăng 7,6% YTD, tương ứng 253 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cho vay khách hàng chỉ tăng 4,7% QoQ và tiền gửi khách hàng giảm 1,4% QoQ. Nợ xấu tăng mạnh. Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ 1,46% đầu năm lên 2,33% cuối T6/2023. Tổng số dư nợ xấu của LPB tăng tới 65% YTD, lên 5.656 tỷ đồng, trong đó chiếm 80% là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 2.438 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng sụt giảm từ 142% xuống 78%. Tỷ lệ Nợ xấu/(Vốn chủ sở hữu + quỹ dự phòng nợ xấu) tăng mạnh từ 11,8% lên 18,9%
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

8. HDB – Vững vàng trước rủi ro

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.400
  • Trong Q1/2023, HDB ghi nhận LNTT đạt 2.743 tỷ đồng (+8,5% svck), xếp thứ 10 trong toàn ngành do NIM sụt giảm, chi phí tín dụng và CIR gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ trong Q1/2023 lên 1,85% (tăng 18 điểm cơ bản so với cuối năm 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm chỉ còn 61,7%
    (giảm 8,7 điểm phần trăm so với cuối năm 2022). Chúng tôi cho rằng triển vọng lợi nhuận của HDB trong năm 2023 sẽ dược hỗ trợ bởi những yếu tố sau:
    ✓ Tín dụng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với lợi thế cơ cấu tín dụng lành
    mạnh cùng với hệ số CAR vững mạnh.
    ✓ NIM cải thiện nhờ lãi suất cho vay bán lẻ duy trì ở mức cao.
    ✓ CIR tiếp tục giảm nhờ cải thiện quản lý chi phí hoạt động.
  • Chúng tôi dự phóng LNTT năm 2023 của HDB đạt 12.346 tỷ đồng với BVPS 2023F là 16.155 đ/cp. HDB đang giao dịch với P/B 2023F là 1.0x. Giá mục tiêu là 19.400 đ/cp tương ứng P/B 2023F ở mức 1,2x lần, và tiềm năng tăng giá 12,5% từ giá hiện tại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN với
    HDB.
  • Rủi ro giảm giá: Tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn dự kiến.
  • Cơ hội tăng giá: Việc hợp đồng bancasurance với Dai-ichi life đã kết thúc trong năm 2021 sẽ mở ra cơ hội cho ngân hàng có thể ký kết thỏa thuận độc quyền với một công ty bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới, giúp tăng thu nhập từ bancassurance và giúp ngân hàng ghi nhận thêm được một khoản phí trả trước.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

9. FMC – Động lực tăng trưởng dài hạn đến từ mở rộng công suất nhà máy và vùng nuôi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 57.300
  • Thế mạnh sản xuất các sản phẩm tôm chế biến sâu giúp FMC nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ tập trung dòng sản phẩm này, tổng doanh thu của FMC đã tăng trưởng 10% mỗi năm trong giai đoạn 2017 – 2022 so với kim ngạch gần như đi ngang của ngành tôm Việt Nam cùng giai đoạn. Theo Mordor Intelligence, nhu cầu tôm chế biến toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng với CAGR khoảng 2,2%/năm đến năm 2028, kết hợp với ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là nền tảng để FMC tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của doanh nghiệp. (chi tiết)
  • Vùng nuôi mới đi vào vận hành từ T6/2023 kỳ vọng là động lực giúp FMC đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. EU là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của FMC, chiếm khoảng 24% tổng doanh thu mỗi năm. Doanh thu xuất khẩu sang EU của FMC gần như đi ngang trong giai đoạn 2019 – 2022, một phần do FMC thiếu nguồn tôm đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường này. Nhờ vùng nuôi mới đạt chuẩn EU đi vào vận hành, chúng tôi kỳ vọng doanh thu xuất khẩu sang EU của FMC sẽ cải thiện rõ nét từ năm 2024. (chi tiết)
  • Công suất nhà máy tăng lên gấp đôi từ đầu năm 2023 là động lực giúp FMC tăng trưởng doanh thu trong dài hạn. Tính đến cuối năm 2022, 4 nhà máy cũ của FMC đã vận hành gần như tối đa công suất. Do đó việc đưa vào vận hành 2 nhà máy mới từ đầu năm 2023 được kỳ vọng sẽ giúp FMC đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu dự báo tăng, đặc biệt từ thị trường EU nhờ lợi thế vùng nuôi mới của doanh nghiệp. Chúng tôi dự báo tổng doanh thu xuất khẩu của FMC sẽ tăng trưởng nhanh với CAGR = 11%/năm trong giai đoạn 2024F – 2028F nhờ công suất chế biến tăng từ các nhà máy mới. (chi tiết)
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

10. FMC – Kết quả kinh doanh quý 2/2023 ghi nhận sự hồi phục

  • Khuyến nghị N/A: Giá mục tiêu N/A
  • Chúng tôi dự báo tăng trưởng của FMC trong 2H2023 sẽ ghi nhận sự hồi phục nhưng kết quả cả năm vẫn sụt giảm so với mức nền cao cùng kỳ do ảnh hưởng bởi lạm phát và khó khăn kinh tế toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu sẽ phục hồi trong giai đoạn cuối năm khi lạm phát dần hạ nhiệt. Trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng Nhà máy Thủy sản Sao Ta và Nhà máy Tam An sẽ dần đi vào ổn định và giúp nâng cao sản lượng tôm chế biến/nông sản chế biến trong tương lai.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

11. ACB – An toàn vững bước

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 25.500
  • Điểm nhấn đầu tư: Nền tảng vững chắc. Dù chất lượng tài sản có phần sụt giảm, nhưng so với mặt bằng chung, chỉ số của ACB vẫn tỏ ra vượt trội so với phần lớn các NHTM. Theo quan điểm của chúng tôi, kinh tế tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến chi phí trích lập dự phòng ngắn hạn cho ACB (so với gánh nặng dài hạn) nhờ dư nợ cho vay của ACB tập trung vào nhóm KH cá nhân (KHCN) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Trong 5 năm qua, tỷ trọng hai nhóm này luôn chiếm hơn 90% dư nợ cho vay của ACB (94% tính đến quý 2 năm 2023), điều này sẽ loại trừ yếu tố bất ngờ từ áp lực trích lập dự phòng tăng đột biến do rủi ro thanh khoản khó khăn của các tập đoàn với bối cảnh kinh tế bất ổn.  Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao và thanh khoản ổn định sẽ tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn của ngân hàng. Đến cuối Q2/2023, CAR ACB tăng nhẹ 0.1%p sv. 2022 lên 12.9%. Bên cạnh đó, các tỷ lệ đo sức khỏe thanh khoản của ngân hàng duy trì ở mức an toàn, bao gồm tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) (79,1% sv. trần là 85%), tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn trên tổng cho vay trung dài hạn (19,2% sv. trần 34%), và tỷ lệ dự trữ thanh khoản (17,2% sv. tối thiểu 10%). Nhìn chung, ACB được kỳ vọng duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, qua đó hỗ trợ tăng trưởng thu nhập.
  • KQKD Q2/2023: Tăng trưởng tín dụng phục hồi; chất lượng tài sản giảm nhẹ; lợi nhuận như kỳ vọng. Đến cuối Q2/2023, tổng danh mục cho vay của ngân hàng tăng 4.6% sv. 2022 hay 5.4% sv. Q1/2023, đạt 429 nghìn tỷ. Như vậy tăng trưởng tín dụng của ACB đã bắt kịp với tăng trưởng chung của ngành trong quý 2. Về huy động, tăng trưởng tiền gửi của ACB có phần vượt trội hơn so với mặt bằng chung là 4.2% sv. 2022 trong khi toàn hệ thống chỉ tăng trưởng 3.3% đến 20/06/2023.  Do tác động của các yếu tố bất lợi trong điều kiện vĩ mô, chất lượng tài sản của ACB tiếp tục suy giảm trong Q2/2023. Tổng nợ dưới chuẩn tăng 13.3% sv. 2022 lên 4.5 nghìn tỷ, tương đương với tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 1.07% (+12bps sv. 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng giảm 9%p xuống còn 105% cuối quý 2 2023.  LN của ACB trong quý 2 đi ngang do thiếu hỗ trợ từ nguồn thu nhập bán chéo bảo hiểm. LNTT quý 2 đạt 4.8 nghìn tỷ (-1.7% sv.ck.), do thu nhập thuần từ các hoạt động dịch vụ và thu nhập khác giảm lần lượt 19.4% và 21.7% sv.ck. Lũy kế 2 quý đầu năm 2023, LNTT ACB đạt xấp xỉ 10 nghìn tỷ, tăng 11% sv.ck. và đạt 50% KHKD
  • Định giá: Duy trì khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng; nâng giá mục tiêu lên 25,500 VNĐ/CP. Chúng tôi duy trì khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng và nâng giá mục tiêu cho ACB lên 25,500 đồng (từ 22,900 đồng, đã điều chỉnh cổ tức), do các điều chỉnh tăng trong dự phóng lợi nhuận của ngân hàng. Các yếu tố tích cực của ACB bao gồm: 1) chất lượng tài sản vượt trội và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao; 2) tăng trưởng bền bỉ trong gần một thập kỷ; và 3) nền tảng vững chắc và chiến lược kinh doanh thận trọng đảm bảo tăng trưởng dài hạn.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

12. STK – Sản lượng tiêu thụ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 33.400
  • Luận điểm đầu tư: Trong Q2/2023, STK đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 407 tỷ đồng (-23% svck; +41% so với quý trước) và 38 tỷ đồng (-47% svck), cao hơn ước tính của chúng tôi. Công ty tự tin rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục cải thiện về số lượng trong Q3 và Q4/2023 so với quý trước. Xu hướng giảm của giá chip PET trung bình sẽ tiếp tục giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối năm 2023. Trong năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (-14,7% svck) và 167 tỷ đồng (-31% svck). Trong năm 2024, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+19,7% svck) và 225 tỷ đồng (+34,4% svck). Chúng tôi đã áp dụng mức P/E trung bình lịch sử là 14x cho EPS 2024 để đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu là 33.400 đồng/cổ phiếu (tăng từ 26.800 đồng/cổ phiếu), với tiềm năng tăng giá là 5%. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu. Do STK hoạt động ở phân khúc cao hơn chuỗi giá trị ngành, chúng tôi kỳ vọng kết quả doanh thu sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi của ngành, tiếp sau đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

13. QNS – Động lực tăng trưởng đến từ mảng mía đường

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 65.000
  • Luận điểm đầu tư: Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS, chúng tôi đánh giá triển vọng của công ty tiếp tục được cải thiện. Chúng tôi điều chỉnh tăng 35% ước tính LNST cho năm 2023 so với dự báo trước đó, nhờ giá đường nội địa tăng và sản lượng đường tinh luyện (RS) cao hơn. Chúng tôi hiện đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới đối với QNS là 65.000 đồng/cổ phiếu (từ 58.000 đồng/cổ phiếu), tương đương với tiềm năng tăng giá là 22% (tổng mức sinh lời là 27%).
  • Uớc tính lợi nhuận: Trong năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 10,2 nghìn tỷ đồng (+24% svck) và 2 nghìn tỷ đồng (+59% svck). Trong năm 2024, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 11,1 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và LNST đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+8% svck). Chúng tôi điều chỉnh ước tính chủ yếu ở mảng mía đường. Do năng suất và chất lượng mía cao hơn dự kiến, chúng tôi tăng sản lượng đường năm 2023 lên 220 nghìn tấn (từ 200 nghìn tấn như dự báo trước đây) và thay đổi giả định về mức tăng giá bán bình quân của đường RS&RE lên 11% svck (từ +3% svck như dự báo trước đây). Chúng tôi kỳ vọng sản lượng đường RS sẽ đạt 180 nghìn tấn (+64% svck) trong năm 2023 và 230 nghìn tấn (+28% svck) trong năm 2024. Chúng tôi kỳ vọng giá đường trong nước sẽ giảm 3% svck trong năm 2024.
  • Quan điểm ngắn hạn: Giá đường thế giới tăng cao sẽ hỗ trợ tâm lý cho các cổ phiếu ngành đường như QNS. Giá đường trong nước tăng và sản lượng tiêu thụ cao hơn sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận của mảng đường trong các quý tới. Trong Q3/2023, chúng tôi kỳ vọng QNS sẽ đạt mức lợi nhuận cao nhờ (1) đây là mùa caođiểm về tiêu thụ sữa đậu nành và (2) tỷ trọng đóng góp lợi nhuận từ mảng mía đường cao hơn (xu hướng tăng của giá đường cùng với chi phí khấu hao từ nhà máy mía đường giảm).
  • Rủi ro tăng/giảm đối với khuyến nghị: Giá đường cao hơn/thấp hơn kỳ vọng; mức tiêu thụ sữa đậu nành cao hơn/thấp hơn dự kiến.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

14. LPB – LN Q2/23 thấp hơn so với kỳ vọng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.100
  • Tổng thu nhập HĐKD trong Q2/23 sụt giảm do chi phí vốn tăng mạnh: Trong Q2/23, tổng thu nhập HĐKD của LPB chỉ đạt 2.886 tỷ đồng, giảm 23% svck, ảnh hưởng bởi 20% giảm từ thu nhập lãi và 40% sụt giảm từ thu nhập ngoài lãi. Cụ thể, chi phí vốn của LPB tăng mạnh 2,8 điểm % svck và 82 điểm cơ bản sv quý trước lên 7,3% dưới tác động của môi trường lãi suất tăng cao. Lưu ý thêm là LPB là một trong số các NHTM có tỷ lệ CASA thấp nhất trong ngành, khiến NH có ít sự chống chịu khi lãi suất tăng mạnh. Trong khi đó, lợi suất tài sản của LPB chỉ cải thiện được 1,19 điểm % svck và 29 điểm cơ bản sv quý trước lên 9,6%, từ đó làm NIM sụt giảm xuống 3% từ 4,3% trong Q2/22. Thu nhập ngoài lãi giảm 40% svck khi không còn sự đóng góp của thu nhập đột biến 356 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư trong Q2/22, cộng hưởng lên 23% sụt giảm của tổng thu nhập HĐKD trong Q2/23.
  • Chi phí hoạt động Q2/23 tăng mạnh làm LN ròng suy yếu: Trong bối cảnh các NHTM khác đang thực hiện cắt giảm tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp khó khăn, CIR của LPB tăng mạnh lên 51% từ 36% trong Q2/22. Tuy nhiên, chúng tôi không kỳ vọng NH duy trì tại mức này trong nửa cuối năm khi NH đã mạnh mẽ thực hiện cắt giảm nhân sự 11% sv đầu năm trong 6T23. Trong khi đó, chi phí dự phòng Q2/23 giảm 17,5% svck, hoàn thành 31% dự phóng chi phí dự phòng cả năm của chúng tôi. Do đó, chất lượng tài sản NH đã có sự suy giảm khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% từ 1,5% tại cuối năm ngoái và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 142% cuối 2022 còn 78%. Tổng lại tất cả, LN ròng của NH trong Q2/23 sụt giảm 51% svck còn 708 tỷ đồng.
  • Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực cho LN ròng LPB nửa cuối 2023: Chúng tôi duy trì quan điểm LPB sẽ đạt được KQKD tốt hơn trong nửa cuối năm nay nhờ i) 2 lần cắt giảm lãi suất điều hành sẽ hoàn toàn hiệu lực trong nửa cuối 2023 ii) chi phí hoạt động giảm nhờ chính sách cắt giảm nhân sự mạnh mẽ trong 6T23 và iii) giảm áp lực trích lập dự phòng nhờ TT02 cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Cho năm 2023, chúng tôi kỳ vọng NH có thể đạt được mức LN ròng ~4.500 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% svck.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 19.100đ/cp: Chúng tôi hạ chi phí vốn từ 15% xuống 13,5% để phản ánh chi phí rủi ro và phần bù rủi ro thấp hơn nhờ CDS Việt Nam cải thiện sv đầu năm. Do đó, giá mục tiêu của chúng tôi tăng thêm 9,2% lên 19.100đ/cp (giá mục tiêu cũ: 17.400đ/cp). Tiềm năngtăng giá gồm (1) NIM cao hơn kỳ vọng và (2) phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến và (2) dự phòng nợ xấu cao hơn dự kiến.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

15. DGC – Lợi nhuận quý 2 vượt kỳ vọng, kết quả tích cực đã phản ánh vào giá cổ phiếu

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 77.400
  • Điểm nhấn đầu tư: Kỳ vọng giá photpho vàng (P4) tăng trở lại từ 2H2023 nhờ nhu cầu phục hồi. Nguồn cung photpho vàng bắt đầu thu hẹp từ tháng 6 khi Tỉnh Vân Nam tiếp tục chịu hán hạn kéo dài do hiện tượng El nino. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất nhận định rằng nhu cầu tiêu thụ ICT bắt đầu phục hồi trong 2H20223 và tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong 2024.
  • DGC sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, sản xuất các sản phẩm gốc phốt pho đa dạng nên công ty linh hoạt trong việc chuyển đổi sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Trong 1H2023, DGC đã chủ động xuất khẩu axit photphoric để bù đắp cho mảng photpho vàng sụt giảm. Cụ thể, sản lượng và doanh thu WPA lần lượt tăng 88%YoY và 2%YoY trong Q2/2023.
  • Hoàn tất việc thâu tóm các công ty con nhằm đa dạng hóa sản phẩm của chuỗi sản khép kín. Trong 1H2023, DGC đã mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Phốt pho 6 và và 51% cổ phần Ắc quy Tia Sáng (TSB). Chúng tôi nhận định việc DGC thực hiện các thương vụ thâu tóm sẽ giúp DGC có động lực tăng trưởng lớn trong trung và dài hạn. Cụ thể, Công ty gia tăng thêm ~10 nghìn tấn P4 để đáp ứng nhu cầu xuất, bên cạnh đó sẽ có thêm 2 sản phẩm chế biến sâu là sodium tripoly phostphate và sodium hexametha photphate. Ngoài ra, DGC sẽ tận dụng nền tảng của Ắc quy Tia Sáng để sản xuất pin lithium – một yếu tố rất quan trọng cho dòng xe điện hiện nay, Công ty đã nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm pin lithium trong Q2/2023.
  • Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi nâng dự phóng LNST của DGC từ mức 3.687 tỷ đồng lên 3.890 tỷ đồng nhờ các yếu tố hỗ trợ sau: (1) Kỳ vọng giá P4 phục hồi trong 2H2023; và (2) Công ty kiểm soát tốt chi phí hoạt động. Ở mức giá hiện tại, ước tính mức P/E 2024 của DGC ~8,7x, cao hơn so với mức P/E ngành trung bình 5 năm là 8,4x. BVSC đưa ra khuyến nghị NEUTRAL cho DGC với giá mục tiêu là 77.400 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 7,5%.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

16. QNS – Triển vọng ngọt ngào

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 58.200
  • Dự phóng và định giá: Chúng tôi điều chỉnh dự phóng doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 tăng 9.2% lên 10,086 tỷ đồng(+22.2% CK) và dự phóng LNST tăng 30.1% lên 1,748 tỷ đồng (+35.9% CK) sau khi điều chỉnh tăng giá bán và sản lượng đường thương mại của QNS. Ngoài ra, WACC giảm đáng kể xuống còn 9.9% do điều chỉnh giảm phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu thêm 157 điểm cơ bản và loại bỏ chiết khấu 1% do rủi ro thanh khoản thấp. Sau khi điều chỉnh, chúng tôi tăng giá mục tiêu cho QNS lên 58,200 đồng (từ 42,700 đồng),tương đương P/E dựphóng 2023 là 10.1x, tăng 3.3% so với mức P/E trung bình 2 năm. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu đã tăng hơn 36% kể từ lần cập nhật cuối trong T2/23 (so với mức tăng 13% của VNIndex), chúng tôi cho rằng triển vọng tích cực trong năm 2023 đã được phản ánh hầu hết vào giá cổ phiếu. Theo đó, chúng tôi hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng).
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

17. NT2 – Khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu điện giảm sút

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 31.300
  • KQKD Q2/23: Huy động sản lượng thấp thu hẹp biên lợi nhuận: Trong Q2/23, doanh thu NT2 giảm 19% svck đạt 2.183 tỷ đồng do mức giảm 9,1% svck ở giá bán điện và 11% svck ở sản lượng điện trong bối cảnh nhu cầu điện tại miền Nam thấp. LN gộp giảm sâu 60% svck với biên LN gộp giảm 8 điểm% từ mức nền cao Q2/22, chủ yếu do sản lượng kém và giá khí tăng cao. Doanh thu tài chính tăng 1.047% svck đạt 17 tỷ do khoản lãi tiền gửi tăng trong khi chi phí tài chính đi ngang, chỉ tăng nhẹ 0,5% svck. Tổng quát lại, LN ròng Q2/23 của NT2 giảm 60% svck chỉ đạt 144 tỷ đồng, kéo LN ròng 6T23 giảm 27% svck đạt 378 tỷ đồng, hoàn thành 53% dự phóng của chúng tôi.
  • Lợi nhuận thấp trong 2023 sẽ thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ hơn từ 2024: Trong 2023, chúng tôi dự kiến doanh thu và LN ròng sẽ giảm lần lượt 14,7% svck và 30,8% svck từ mức nền cao 2022 do 1) Chúng tôi dự báo tăng trưởng nhu cầu điện thấp trong năm nay, chỉ đạt 6% svck do bối cảnh hoạt động công nghiệp chậm lại; 2) NT2 dự kiến trả qua đợt đại tu thường diễn ra trong 45 ngày, kéo sản lượng huy động giảm. Bên cạnh đó, chúng tôi dự phóng giá bán bình quân sẽ giảm 7,7% svck đạt 1.995đ/cp với giả định giá dầu Brent thấp hơn, hỗ trợ khả năng cạnh tranh giá của nhà máy. Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng hoạt động công nghiệp sẽ sôi động hơn khi nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Dự kiến nhu cầu điện sẽ tăng tương ứng với kịch bản cơ sở trong QHĐ8, trung bình khoảng 8,4% trong giai đoạn 2024-30, và dần hấp thụ được tình trạng thừa nguồn tại miền Nam, hỗ trợ huy động sản lượng cho NT2. Chúng tôi dự kiến sản lượng sẽ tăng 15% svck đạt 4.304 triệu kWh. Giá bán bình quân chỉ giảm nhẹ 4% svck với giả định giá dầu duy trì mức thấp. Theo đó, doanh thu dự kiến tăng 10% svck nhờ sản lượng huy động cao và LN ròng tăng 31% svck đạt 801 tỷ đồng.
  • Hạ khuyến nghị xuống Trung lập với giá mục tiêu 31.300đ/cp: Chúng tôi đánh giá NT2 là cổ phiếu phòng thủ với rủi ro về lãi suất thấp và dòng cổ tức ổn định. Tuy nhiên, với triển vọng ngắn hạn dự kiến khó khăn tới hết năm 2023, chúng tôi cho rằng dư địa tăng giá của NT2 không còn nhiều và hiện tại giá cổ phiếu đã đạt mức định giá hợp lý. Chúng tôi hạ khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu 31.300đ/cp (giảm 5% sv dự báo trước) do hạ dự phóng EPS 2023-24 14,1%/10,8%. Giá mục tiêu 1 năm dựa trên tỉ trọng tương đương hai phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) Giá bán lẻ tăng hỗ trợ khả năng thanh toán của EVN cho các nhà máy điện và tạo dự địa huy động các nguồn điện giá cao; 2) Nhu cầu điện hồi phục nhanh hơn dự kiến trong cuối 2023. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) Nhu cầu điện hồi phục chậm; 2) giá khí tăng cao và tình trạng thiếu khí kéo dài.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

18. NLG – Tiến độ bán hàng gặp nhiều thách thức

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 40.389
  • 2023 Dự phóng & Định giá: Chúng tôi hạ khuyến nghị đối với NLG xuống Nắm giữ (từ Mua) và giữ nguyên giá mục tiêu 40.389 đồng, dựa trên sự kết hợp của các phương pháp định giá, bao gồm RNAV, precedent transaction, và book value như đã đề cập trong báo cáo gần nhất của chúng tôi. Kể từ thời điểm đó, giá cổ phiếu đã tăng 22,6% (so với +9,1% của VN-Index), vì thế lợi nhuận tiềm năng thời điểm hiện tại không còn nhiều như trước đây.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

19. DCM – Kết quả kinh doanh kém khả quan

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 30.200
  • Về cơ cấu tài sản, DCM sở hữu hơn 10,5 nghìn tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, tăng +14% so với cuối quý 1, chiếm 67% tổng tài sản. Khoản phải thu là 399 tỷ đồng. Hàng tồn kho ghi nhận tại ngày 30/06/2023 là 2.300 tỷ đồng, tương ứng 15% tổng tài sản.  Trong kỳ, DCM đã nhận chuyển nhượng thêm quyền sử dụng đất trị giá 303,7 tỷ đồng, làm tăng giá trị quyền sử đất lên 326,8 tỷ đồng. Đây là khoản đầu tư lớn sau 4 năm của doanh nghiệp.
  • Chúng tôi giữ nguyên dự phóng doanh thu và LNST của DCM năm 2023 lần lượt đạt 12.410 tỷ đồng (-22,1% svck) và 1.451 tỷ đồng (-66,4% svck). EPS 2023F là 2.534 đ/cp, BVPS là 20.912 đ/cp. Trong năm 2024, ước tính LNST của DCM đạt 1.866 tỷ đồng (+28,5% svck). EPS 2024F và BVPS 2024F lần lượt là 3.256 đ/cp và 23.168 đ/cp. Chúng tôi duy trì mức giá mục tiêu 1 năm của DPM là 30.200 đ/cp.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

Update…

MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:

[Sách] Phương Pháp VPA – Kỹ thuật nhận diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch. Xem chi tiết…


Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:

NHÓM ZALO

NHÓM TELEGRAM


Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: