Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 15/07 – 21/07/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: POW, KDH, PLX, PHR, PNJ, FPT, NT2, GAS, HPG, HSG, NKG, VHC, SZC, DCM, VHM, IMP. MWG, ACB, NLG, DRC …

1. POW – Ước tính KQKD sơ bộ Q2/2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 16.724
  • Hai chất xúc tác: 1) Doanh thu sơ bộ trong Q2/2023 đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm qua; và 2) Nhà máy Vũng Áng sắp vận hành trở lại.
  • Quan điểm: Doanh thu Q2/2023 tăng +19,6% YoY, đạt 8,8 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 4 năm qua nhờ sản lượng điện đạt 4,3 tỷ kWh, tăng +23,4% YoY (+7,5% QoQ). Doanh thu sơ bộ 1H23 đạt 16.567 tỷ đồng (+14,5% YoY).
  • POW chưa công bố lợi nhuận Q2/2023, nhưng chúng tôi kỳ vọng LNST của CĐCT mẹ (PATMI) Q2 có thể tăng ~25% YoY lên 527 tỷ đồng nhờ doanh thu tăng và chi phí đầu vào giảm. Do đó, PATMI 6T2023 sẽ đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, đi ngang YoY nhưng hoàn thành ~90% kế hoạch năm 2023E. POW đã ghi nhận khoản lãi bất thường 276 tỷ đồng trong 1H22; nếu loại trừ, PATMI tăng trưởng ~25% YoY.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2023 khiêm tốn. POW đặt kế hoạch doanh thu 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng +7% YoY. Sản lượng điện đạt 15,6 tỷ kWh, tăng +10% YoY. POW đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm -56% YoY xuống 1.118 tỷ đồng. Tuy nhiên, POW thường đặt ra kế hoạch kinh doanh thấp và sau đó vượt kế hoạch. Ví dụ: POW báo cáo LNST năm 2022 là 2.553 tỷ đồng, gấp 3,4 lần kế hoạch ban đầu.
  • Nhà máy Vũng Áng sắp vận hành trở lại. Tại ĐHCĐ, BLĐ cho biết các vấn đề tại Vũng Áng có thể sẽ được giải quyết vào tháng 08. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tuabin bị sự cố hiện đang được chuyển đến Việt Nam và có thể được lắp đặt và sẵn sàng hoạt động vào Q4/2023 nếu mọi việc suôn sẻ. Do tác động của El Nino có khả năng kéo dài đến Q1/2024, nên nhu cầu nhiệt điện có thể sẽ vẫn ở mức cao cho đến thời điểm trên.
  • Động lực tăng trưởng trong dài hạn. Đến từ hai nhà máy nhiệt điện khí NT3 và NT4 sắp đi vào hoạt động với tổng công suất là 1500MW. POW đang xây dựng hai nhà máy nhiệt điện khí (LNG) với tổng công suất là 1500MW và tổng vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD. Chúng tôi kỳ vọng POW sẽ đưa vào vận hành NT3 vào năm 2025 và NT4 vào năm 2026, qua đó nâng công suất thiết kế lên thêm +35%.
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với POW sau khi nâng khuyến nghị lên MUA vào ngày 01/03. Giá mục tiêu của chúng tôi là 16.724 đồng/cổ phiếu tương đương với EV/EBITDA 2024 là 6,5x, thấp hơn 8% so với trung vị ngành trong khu vực. Rủi ro chính đối với mô hình định giá của chúng tôi là khả năng chậm trễ hơn nữa trong việc đưa nhà máy Vũng Áng hoạt động trở lại.
  • Tiềm năng tăng giá: khoản bảo hiểm sự cố máy móc trị giá ~300 tỷ đồng có khả năng sẽ được ghi nhận trong năm 2023.
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

2. KDH – Vững vàng trước khó khăn

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 37.700
  • Chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận của KDH năm 2023 lần lượt đạt 2.895 tỷ đồng (-0,6% svck) và 727 tỷ đồng (-32,9 svck) và khuyến nghị MUA đối với KDH do các yếu tố sau: Doanh thu và lợi nhuận năm 2023 của KDH dự kiến chủ yếu sẽ tới từ việc bàn giao dự án The Classia vào năm 2023. KDH có quỹ đất lớn với 600ha bất động sản nhà ở và 100ha khu công nghiệp ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Đây là quỹ dự án hấp dẫn nhờ việc hướng tới nhu cầu thực, pháp lý tốt cùng uy tín và năng lực của KDH cao. Chúng tôi kỳ vọng dự án The Classia và The Privia sẽ là nguồn thu chính trong 2023. Các dự án trọng điểm khác đang được triển khai là Clarita, Emeria, Solina được kỳ vọng sẽ mở bán vào năm 2024. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn từ mặt bằng lãi suất cao, pháp lý kéo dài ảnh hưởng tới nhu cầu mua nhà và tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư.
  • Rủi ro: Mặt bằng lãi suất bị giữ ở mức cao lâu hơn dự kiến gây áp lực lên lợi nhuận và ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu mua nhà; Dự án triển khai chậm hơn dự kiến; Tình hình kinh tế xấu đi ảnh hưởng tới nhu cầu mua nhà.
  • Cơ hội tăng giá: Mặt bằng lãi suất được hạ và nới lỏng chính sách cho vay đối nhanh hơn dự kiến; Chính phủ thúc đẩy đầu tư công và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế giúp nhu cầu mua nhà hồi phục mạnh mẽ hơn; Ghi nhận lợi nhuận từ bán buôn dự án ngay trong 2023; Giá vật liệu xây dựng giảm nhiều hơn dự kiến sẽ giảm chi phí đầu vào.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

3. PLX – Hoàn tất thoái vốn tại PGBANK

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 45.100
  • Duy trì với khuyến nghị GIỮ, giá mục tiêu 45,100 đồng: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) là tập đoàn hàng đầu trong mảng phân phối xăng dầu Việt Nam. Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của PLX và ghi nhận các nội dung, kế hoạch của công ty. Dựa trên phương pháp DCF, chúng tôi cập nhật giá mục tiêu của PLX ở mức 45,100 đồng. Trong năm 2023, chúng tôi cho rằng với sự ổn định của nguồn cung dầu và lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn khỏi PGB sẽ giúp kết quả kinh doanh PLX tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, chúng tôi kì vọng PLX sẽ hưởng lợi từ nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới.
  • Việc sửa đổi nghị định 95/2021/ND-CP được kì vọng sẽ có lợi cho công ty phân phối xăng dầu như PLX: Ngày 18/5, Bộ Công Thương đã gửi bản thảo tới Bộ Tư pháp để thẩm định lần cuối liên quan đến Nghị định 95. Nội dung sửa đổi Nghị định 95 được đánh giá có một số điểm mới: (1) Giảm thời gian điều hành giá: giá bán trong nước kịp thời với giá dầu thế giới, (2) Cho phép đại lý bán lẻ có nhiều hơn một nhà cung cấp và (3) Doanh nghiệp phân phối tự quyết định giá bán lẻ: nhà nước quản lý về giá nhập khẩu và các loại thuế; doanh nghiệp cộng thêm chi phí hoạt động, vận chuyển và premium để xác định giá bán lẻ.
  • Sự ổn định của nguồn cung dầu trong năm 2023: PLX đảm bảo nguồn cung nhập khẩu (các nước ASEAN và các nước châu Á) để giảm thiểu tác động của việc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn ngừng hoạt động để bảo dưỡng. NMLD Nghi Sơn sẽ ngừng hoạt động trong 55 ngày và bắt đầu từ ngày 25/8/2023. Mặc dù thị trường xăng dầu vẫn tồn tại nhiều rủi ro, nhưng chúng tôi kì vọng nguồn cung sẽ không bị gián đoạn như 2022.
  • Hoàn tất thoái vốn tại PGBank: PLX thoái vốn thành công PGB vào tháng 4/2023 và thu về 2,568 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính khoản lãi tài chính trước thuế từ đợt thoái vốn này là 700 tỷ đồng. PLX dự kiến sẽ hạch toán lợi nhuận thoái vốn vào Q3/2023. Chúng tôi đã đưa lợi nhuận này vào dự phóng trong năm 2023.
  • Chúng tôi cho rằng PLX đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận thận trọng cho năm 2023. Chúng tôi dự phóng LNTT đạt 4,352 tỷ đồng (+91% y.o.y) và cao hơn 35% so với kế hoạch của PLX.
  • Kết quả kinh doanh Q1/2023: Doanh thu đạt 67,458 tỷ đồng (+4% y.o.y), LNTT đạt 838 tỷ đồng (+46.8% y.o.y). Kết quả phục hồi nhờ vào (1) lợi nhuận gộp tăng 28.1% y.o.y do nguồn cung dầu ổn định và (2) lợi nhuận tài chính tăng 520% y.o.y do lãi tỷ giá.
  • Rủi ro: (1) Biến động giá dầu thô; (2) Rủi ro tỷ giá.
  • Nguồn SSV: Xem chi tiết

4. PHR – Chuẩn bị chuyển đổi dài hạn

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 49.500
  • Luận điểm đầu tư: Kể từ báo cáo KHẢ QUAN từ ngày 3/11/2022, tỷ suất sinh lời của cổ phiếu PHR đạt 36% (bao gồm cả khoản cổ tức 40% trên mệnh giá) nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường từ đền bù đất trong Q4/2022. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2023-2024, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu thiếu đi yếu tố hỗ trợ cơ bản. Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới cho PHR là 49.500 đồng/cổ phiếu (từ mức 51.000 đồng). Với tổng mức sinh lời là 7% (bao gồm tỷ suất cổ tức 10%), chúng tôi hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN).
  • Quan điểm ngắn hạn: Việc thiếu vắng khoản đền bù đất trong các quý còn lại của năm 2023 có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu PHR.
  • Quan điểm dài hạn: Chúng tôi cho rằng nhu cầu về khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng trong dài hạn. Với vị trí thuận lợi và quỹ đất lớn có thể sử dụng để phát triển KCN, mảng kinh doanh này sẽ giúp PHR thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chính phủ đang có kế hoạch xây dựng tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (dự kiến hoàn thành vào năm 2026) và đường Vành đai 4 (dự kiến hoàn thành vào năm 2030) sẽ tạo điều kiện lưu thông thuận tiện, từ đó thúc đẩy nhu cầu về KCN tại Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Do đó, PHR sẽ có thể được chuyển đổi từ một công ty cao su sang chủ đầu tư phát triển KCN trong dài hạn. Chúng tôi kỳ vọng KCN Tân Lập (400 ha) và KCN Tân Bình 2 (1.055 ha) sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn, mặc dù thời gian cấp phép và tiến độ xây dựng hiện chưa rõ ràng. Theo ban lãnh đạo, KCN Tân Lập có thể đi vào hoạt động thương mại sớm nhất vào năm 2025.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

5. PNJ – Lấp lánh trở lại từ Q4/23

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 96.200
  • Khi hầu bao thắt chặt bắt đầu phản ánh vào KQKD 5T23
    KQKD của PNJ đang bắt đầu chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong T5/2023 với DT và LN ròng giảm 16,85/20,7% svck. Trong đó, DT bán lẻ và DT bán sỉ giảm 22,6%/43,4% svck do nhu cầu trang sức giảm trong khi DT bán vàng miếng tăng 6,1% svck do người tiêu dùng vẫn có xu hướng tích trữ vàng trong bối cảnh lạm phát cao. Trong khi đó, biên LN gộp cải thiện 0,4 điểm % so với T4/2023 nhờ thay đổi cơ cấu danh mục sản phẩm. Do đó, PNJ ghi nhận DT và LN ròng giảm 8,4%/3,6% svck trong 5T23, lần lượt hoàn thành 41,7%/43,8% dự phóng.
    Lấp lánh trở lại từ Q4/23
    Chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ trang sức sẽ tiếp tục suy yếu trong Q3/23, do đó, PNJ có thể tiếp tục ghi nhận KQKD kém khả quan trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu trang sức sẽ dần phục hồi vào Q4/23 nhờ 1) nhu cầu tiêu dùng chung phục hồi, 2) hoạt động cưới hỏi thường diễn ra vào quý 4 hàng năm sẽ thúc đẩy nhu cầu về trang sức tăng trở lại và 3) PNJ với vị thế đứng đầu thị trường bán lẻ trang sức sẽ phục hồi nhanh hơn so với các cửa hàng truyền thống. Chúng tôi kỳ vọng PNJ ghi nhận DT tăng chậm lại (-2,5% svck) sau đó cải thiện 9,6% svck trong 2024. Trong khi đó, biên LN gộp có thể cải thiện 1,6/0,3 điểm % svck nhờ 1) thay đổi cơ cấu danh mục sản phầm, tập trung hơn vào trang sức bán lẻ và 2) giảm bớt chính sách khuyến mại về giá sau giai đoạn khuyến mại mạnh mẽ nhằm chiếm lĩnh thị phần vào năm 2022. Do đó, chúng tôi kỳ vọng LN ròng của PNJ tăng 6,2%/6,5% svck trong 2023-24
    Thay đổi dự phóng 2023-24
    Chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng DT xuống 3,4%/6,4% dựa trên giả định DT bán lẻ thấp hơn 0,6%/5,2% sv trước do giảm DT/cửa hàng và DT bán sỉ thấp hơn 15%/15,8% sv trước đó. Trong khi đó, chúng tôi nâng dự phóng chi phí bán hàng lên 13,2%/9,8% do chúng tôi kỳ vọng công ty vẫn sẽ đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo nhằm duy trì nhận diện thương hiệu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng yếu. Do đó, chúng tôi hạ dự phóng LN ròng xuống 13,2%/19% trong 2023-24.
    Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn
    Chúng tôi hạ giá mục tiêu xuống 96.200đ/cp sau khi điểu chỉnh giảm EPS dự phóng trong 2023-24. PNJ hiện đang giao dịch ở mức P/E là 13,2x thấp hơn so với mức P/E trung bình 3 năm là 17,4x và P/E trong Q3/21 là 15,5x – thời điểm PNJ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội. Tiềm năng tăng giá gồm 1) doanh thu bán lẻ / tốc độ mở cửa hàng nhanh hơn dự kiến và 2) các dự án / bộ sưu tập / concept mới kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu bán hàng. Rủi ro giảm giá gồm việc mở rộng/doanh thu cửa hàng chậm hơn dự kiến và nhu cầu trang sức yếu hơn dự kiến
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

6. FPT – Đà tăng trưởng vững chắc

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 105.500
  • KQKD 6T23: tăng trưởng vững chắc nhờ mảng công nghệ: Doanh thu thuần của FPT tăng 21,9% svck lên 24.166 tỷ đồng trong 6T23 nhờ đóng góp cao hơn từ mảng công nghệ, hoàn thành 45,8% dự phóng cả năm của chúng tôi. Mảng công nghệ trong 6T23 tăng 25,1% svck, đạt 14.202 tỷ đồng nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ từ thị trường Nhật Bản (+39,1% svck) và châu Á – Thái Bình Dương (+42,5% svck). Doanh thu của hai mảng còn lại là viễn thông và giáo dục & khác trong 6T23 cũng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng trưởng lần lượt là 8,6% và 63,5% svck. Do đó, lợi nhuận (LN) ròng 6T23 tăng 20,5% svck lên 3.003 tỷ đồng, tương đương 47,2% dự báo cả năm của chúng tôi.
  • Mảng công nghệ vẫn là động lực tăng trưởng chính của FPT trong 2023: Giá trị hợp đồng ký mới (chưa ghi nhận DT) từ dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT đạt 15.017 tỷ đồng (+28,6% svck) trong 6T23 cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn về DT của FPT trong các quý tới. Chúng tôi kỳ vọng DT mảng công nghệ sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2023/24. Cụ thể, chúng tôi dự báo DT mảng công nghệ của FPT đạt 29.699 tỷ đồng/37.037 tỷ đồng (+16,4%/24,8% svck) trong năm 2023/24. Chúng tôi cho rằng biên LN gộp của FPT sẽ tiếp tục cải thiện nhờ đẩy mạnh mảng chuyển đổi số (Dx) với biên lợi nhuận cao trong mảng công nghệ. Trong năm 2023, chúng tôi dự phóng doanh thu Dx sẽ đạt 9.824 tỷ đồng (+42% svck), đóng góp 33,0% doanh thu mảng công nghệ và 18,9% tổng doanh thu của FPT. Từ đó, chúng tôi kỳ vọng biên LN gộp của FPT sẽ tăng 0,3 điểm % lên 39,8% trong năm 2023.
  • Duy trị khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn, 105.500 đồng/cp: Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 105.500 đồng/cp. Định giá của chúng tôi dựa trên phương pháp tổng giá trị các thành phần (SOTP) dựa trên P/E cho ba mảng kinh doanh chính của công ty. Chúng tôi áp dụng mức P/E trung bình năm 2023 của 3 mảng tương ứng với từng phân khúc với mức chiết khấu 15% trên P/E trung bình của các công ty cùng ngành công nghệ và viễn thông do chênh lệch về lãi suất giữa Việt Nam và các quốc gia được theo dõi khác.
  • Tiềm năng tăng giá và rủi ro giảm giá: Tiềm năng tăng giá bao gồm thỏa thuận M&A thành công với các công ty công nghệ nước ngoài và doanh thu dịch vụ CNTT ký mới cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) suy thoái kinh tế kéo dài dẫn đến chi tiêu cho mảng công nghệ thắt chặt hơn dự kiến và 2) cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty viễn thông tích hợp cung cấp cả dịch vụ băng thông rộng có dây và di động trong thời đại phát triển công nghệ mạng 5G.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

7. NT2 – Vượt qua thách thức, vững bước tiến lên

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 34.100
  • Kết quả kinh doanh Q1/2023 vẫn rất khả quan. Theo đó, doanh thu thuần Q1/2023 của NT2 đạt gần 2.183 tỷ đồng (+8,8% svck) & LNST đạt gần 234 tỷ đồng (+46,5% svck). Biên lợi nhuận gộp đạt 11,5%, tăng mạnh so với mức 9,2% của cùng kỳ năm trước. Như vậy, kết thúc Q1/2023, NT2 đã hoàn thành 26,3% kế hoạch doanh thu năm 2023 và hoàn thành 49,4% kế hoạch LNST năm 2023.
  • Chúng tôi hạ dự báo lợi nhuận năm 2023 của NT2 do trong năm 2023: NT2 tiến hành đại tu nhà máy, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sản lượng điện huy động. Trong năm 2023, chúng tôi dự phóng sản lượng điện của NT2 sẽ đạt khoảng 3.980 triệu kWh (-2,1% so với năm 2022). Sản lượng điện theo hợp đồng (Qc) dự kiến vẫn duy trì mức như năm 2022 là 85%.
  • Triển vọng NT2 vẫn khả quan dựa trên một số yếu tố sau: ✓ Hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt. Giá khí đầu vào của NT2 hiện được “neo” theo giá dầu Singapore FO (46%FO). Hiện, giá dầu FO đang dao động quanh 372 USD/tấn, giảm 30,6% trong vòng 1 năm qua. Việc giá khí đầu vào hạ nhiệt sẽ giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh giá điện của NT2.
    ✓ Hưởng lợi từ pha thời tiết El Nino. Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng NT2 hưởng lợi từ việc EVN giảm huy động từ thủy điện do dự báo El Nino sẽ quay lại từ Q2/2023, đồng thời tăng huy động từ nhiệt điện khí và than.
    ✓ Hưởng lợi từ QH điện VIII khi điện khí được nâng vai trò đóng góp lên 26% vào cơ cấu nguồn điện quốc gia đến năm 2030. ✓ Kỳ vọng lợi nhuận cải thiện khi sắp hết khấu hao. Hiện, chi phí khấu
    hao của NT2 khá lớn, dao động quanh 690 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, dự kiến khấu hao sẽ hoàn tất vào năm 2027 nên lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể.
    ✓ Mức chi trả cổ tức cao. NT2 cũng đã thanh toán hết nợ vay dài hạn từ năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng NT2 sẽ dành phần lớn dòng tiền HĐKD để trả cổ tức và duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao, đặc biệt khi công ty mẹ POW đang có kế hoạch đầu tư xây dựng nhiều nhà máy điện với giá trị lớn.
  • Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 của NT2 giảm 11,4% svck về mức 7.790 tỷ đồng. LNST cổ đông Công ty mẹ năm 2023 dự báo đạt 706 tỷ đồng (-20,1% svck). EPS 2023F dự kiến đạt 2.452 đồng/cp, BVPS 2023F dự kiến đạt 16.979 đồng/cp, tương ứng P/E và P/B đạt 12,7 lần & 1,84 lần. Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với NT2 với giá mục tiêu 34.100 đồng/cp (Upside 9,3% so với giá hiện tại).
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

8. HPG – Tháng 6/2023 – Xuất khẩu tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng doanh số

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Nhu cầu xây dựng trong nước và HRC tăng trong tháng 6: Tổng sản lượng thép tiêu thụ tháng 6 đạt 634,762 tấn, tăng 2.5% t/t nhưng giảm 1.0% n/n. Sản lượng thép xây dựng tăng lên 286,036 tấn, -17.8% n/n, +0.6% t/t. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 10.6% t/t trong khi xuất khẩu giảm 55.5% n/n. Sản lượng tiêu thụ thép tôn (38,954 tấn) tăng bất ngờ 47.0% n/n, 14.1% t/t
    trong khi sản lượng tiêu thụ thép ống (58,304 tấn) tăng 1.4% t/t, -9.6% n/n. Sản lượng tiêu thụ thép cuộn (HRC) là 251,468 tấn (+24.3% n/n, +3.3% t/t). Trong đó, sản lượng xuât khẩu tháng 6 đạt 97,950 tấn.Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa tháng 6 giảm 9.6% n/n nhưng tăng 16.3% t/t
    lên mức 454,087 tấn.
    Sản lượng tiêu thụ 6T23 giảm mạnh: Tổng sản lượng tiêu thụ thành phẩm trong 6T23 giảm đáng kể xuống 3,371,099 tấn, -21.3% n/n. Trong đó, sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm đều giảm
    do mức nền cao trong 2022. Tổng sản lượng xuất khẩu 6T23 (771,164 tấn) giảm 5.9% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa (2,599,935 tấn) giảm 24.7% n/n.
  • Đánh giá và khuyến nghị: duy trì NẮM GIỮ: Các trở ngại trong ngành chưa giảm bớt rõ rệt nên chúng tôi duy trì đánh giá NẮM GIỮ. Lợi nhuận đang được xem xét.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

9. HSG – Sản lượng tiêu thụ tiếp tục chững lại

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Xuất khẩu chạm đỉnh ngắn hạn trong tháng 5: Tổng sản lượng thép tiêu thụ tháng 6 đạt 116,406 tấn, tăng 8.7% n/n nhưng và 3.3% t/t. Sản lượng thép tôn chiếm 78.9% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 6, đạt 91,837 tấn, -11.5% t/t và -7.0% n/n. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (47,871 tấn) giảm 11.4% n/n và 22.7% t/t. Sản lượng thép tôn trong nước đạt 43,966tấn (5.1% t/t, -1.7% n/n) và sản
    lượng thép ống đạt 23,662 tấn (+2.4% t/t và +20.1% n/n). KQKD FY9T23 giảm do mức nền cao của FY2022.
  • Tổng doanh số FY9T23 (10/2023 – 2/2023) giảm 31.6% n/n xuống 1,008,369 tấn do sản lượng thép ống giảm 18.1% n/n xuống 210,545 tấn và thép tôn giảm 34.4% n/n xuống 797,824 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu FY9T23 (chiếm 44.6% tổng doanh số: 450,240 tấn) giảm 42.3% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ thép nội địa (558,129 tấn) cũng giảm 19.6% n/n.
  • Đánh giá và khuyến nghị: Chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị NẮM GIỮ dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu toàn cầu yếu như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chuyên sâu về thép dẹt. Lợi nhuận đang được xem xét lại.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

10. NKG – Tháng 6/2023 – Kênh xuất khẩu đạt kết quả tốt

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Đà phục hồi bị cản trở bởi sản lượng thép ống: Tổng sản lượng thép tiêu thụ tháng 6 đạt 80,917 tấn, tăng 4.5% t/t nhưng giảm 1.5% n/n. Sản lượng thép tôn chiếm 87.4% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 6, đạt 70,738 tấn, tăng 7.8% n/n, 3.5% t/t. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (55,140 tấn) giảm 11.3% t/t và 5.2% n/n. Sản lượng thép tôn trong nước giảm 2.8% n/n và 2.2% t/t (15,598 tấn), và sản lượng thép ống cũng giảm 14.1% t/t và 26.1% n/n (đạt 10,179 tấn).
    Tổng sản lượng tiêu thụ 6T23 giảm do mức nền 2022 cao: Tổng sản lượng tiêu thụ 6T23 đạt 430,331 tấn, giảm 16.9% n/n. Trong đó, sản lượng thép tôn giảm 18.1% n/n xuống 357,437 tấn và thép ống giảm 10.3% n/n xuống 72,894 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu 6T23 (chiếm 58.7% tổng doanh thu: 260,314 tấn) giảm 20.7% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ thép nội địa (170,017 tấn) cũng
    giảm 10.2% n/n.
    Đánh giá và khuyến nghị: Chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị NẮM GIỮ dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu toàn cầu yếu như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chuyên sâu về thép dẹt. Lợi nhuận đang được xem xét lại.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

11. GAS – Lợi nhuận nửa đầu năm 2023 giảm từ mức đỉnh trong nửa đầu năm 2022

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 106.000
  • Theo kết quả kinh doanh sơ bộ, doanh thu và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2023 của GAS ước tính lần lượt đạt 45,8 nghìn tỷ đồng và 6,04 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức giảm lần lượt là -16% và -30% svck do giá dầu giảm, trong khi sản lượng tiêu thụvẫn duy trì ổn định. Do đó, doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt giảm 11% và 51% svck trong Q2/2023 so với mức đỉnh trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng lợi nhuận ròng thực tế thường cao hơn so với ước tính sơ bộ khoảng 15-25%.
  • LNG Thị Vải: Ngày 10/7, GAS đã tiếp nhận tàu LNG đầu tiên từ Indonesia với khối lượng 70 nghìn tấn, do Shell cung cấp để chạy thử nghiệm cho Kho cảng LNG Thị Vải. LNG từ kho cảng có thể được phân phối cho khách hàng qua hệ thống đường ống (LNG được tái hóa khí và bơm vào đường ống Thị Vải – Phú Mỹ để cung cấp cho các khách hàng gần khu công nghiệp Phú Mỹ 3, Cái Mép và khu vực lân cận) hoặc vận chuyển qua xe bồn tới các khách hàng ở xa hệ thống đường ống. Công ty đã ký hợp đồng khung với nhiều nhà cung cấp LNG lớn đến từ Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Kho cảng LNG Thị Vải dự kiến sẽ cung cấp lượng khí hàng năm là 1,4 tỷ m3 khi đạt công suất tối đa, tương đương khoảng 18% sản lượng khí khô tiêu thụ hàng năm hiện tại của GAS. Theo ban lãnh đạo, dự án có thể mang lại khoảng 12-14 nghìn tỷ đồng doanh thu trong giai đoạn đầu và 35 nghìn tỷ đồng sau khi giai đoạn hai hoàn thành, giúp tăng gấp ba công suất của dự án lên 3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo không kỳ vọng mảng LNG sẽ có tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn.
  • Sơn Mỹ LNG: Ngày 11/7, tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chấp thuận đầu tư cho dự án kho cảng Sơn Mỹ LNG, trong đó GAS nắm giữ 61% cổ phần và AES của Mỹ nắm giữ 39% còn lại. Dự án có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, giai đoạn 1 có công suất là 3,6 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2027-2028, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và 2. Công suất của kho cảng Sơn Mỹ có thể mở rộng lên khoảng 6 – 10 triệu tấn/năm trong các giai đoạn tiếp theo.
  • Luận điểm đầu tư: GAS đang giao dịch với P/E 2024F là 15,5x. Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu GAS và nâng giá mục tiêu 12 tháng lên 106.000 đồng/cổ phiếu (từ 103.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên EPS năm 2024 (từ EPS 2023) và P/E mục tiêu 1 năm không đổi là 16,5x. Các rủi ro tăng/giảm chính đối với khuyến nghị của chúng tôi bao gồm: sản lượng tiêu thụ khí khô cao hơn/thấp hơn dự kiến; và giá nhiên liệu cao hơn/thấp hơn dự kiến.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

12. VHC – Cập nhật KQKD tháng 6/2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Trong tháng 6/2023, VHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 846 tỷ đồng (-20% svck và -11% so với tháng trước), tiếp nối xu hướng giảm của doanh thu từ Q2/2023, kết quả này phù hợp với ước tính của chúng tôi trước áp lực lạm phát kéo dài và lượng hàng tồn kho ở mức cao tại thị trường Mỹ (link). Doanh thu cá tra trong tháng giảm 22% svck và giảm 20% so với tháng trước, chủ yếu do thị trường Mỹ giảm 25% svck và giảm 34% so với tháng trước. VHC là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu, mức giảm của VHC thấp hơn mức giảm 33% svck của ngành trong tháng 6/2023.
  • Sản lượng tiêu thụ phục hồi so với quý trước. Trong Q2/2023, VHC đạt 2,7 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (-37% svck và +20% so với quý trước), trong đó doanh thu cá tra đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, đóng góp 60% trong tổng doanh thu (-44% svck và +22% so với quý trước). Doanh thu sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt giảm 56% và 23% svck. Chúng tôi lưu ý rằng giá bán trung bình sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt đạt 3,6 USD/kg (-24% svck) và 2,3 USD/kg (-11% svck). So với quý trước, doanh thu và giá bán bình quân tại Mỹ lần lượt tăng 31% và 10%, trong khi tại thị trường Trung Quốc, doanh thu tăng 43% và giá bán bình quân đi ngang so với quý trước. Theo Agromonitor, giá bán bình quân sang Mỹ trong 2 tuần đầu tháng 7/2023 giảm xuống mức 3 USD/kg, báo hiệu mức thấp kỷ lục trong 2 năm qua. Với mức giá thấp như vậy, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ trong Q3/2023 sẽ cao hơn so với Q2/2023, mặc dù vẫn giảm so với Q3/2022. Với giá bán bình quân cá tra đạt đỉnh vào tháng 8/2022, chúng tôi duy trì quan điểm (link) VHC sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận dương từ Q4/2023.
  • Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 11 nghìn tỷ đồng (-17% svck) và 1,3 nghìn tỷ đồng (-34% svck) trong năm 2023. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 12,4 nghìn tỷ đồng (+12,4% svck) và 1,5 nghìn tỷ đồng (+14% svck). Tại mức giá 77.200 đồng/cổ phiếu, VHC giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 lần lượt là 10,7x và 9,4x, rất gần với mức P/E cao trong lịch sử là 10,5x, theo quan điểm của chúng tôi đây là mức hợp lý. Mặc dù sản lượng đã phục hồi và có khả năng vượt qua mức đáy theo tháng, nhưng chúng tôi cho rằng xu hướng giá bán bình quân vẫn cần phải theo dõi sát sao do mức độ phục hồi giá bán bình quân còn khó khăn
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

13. SZC – Quỹ đất Khu đô thị hỗ trợ tăng trưởng trung hạn

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 53.132
  • Doanh thu 2022 dự báo tăng, biên lợi nhuận gộp không còn tốt: BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của SZC lần lượt là 1.052 tỷ đồng (+48% yoy) và 198 tỷ đồng (-39%). Doanh thu tăng mạnh chủ yếu tới từ hoạt động cho thuê đất KCN và một phần bán hàng GĐ1 từ KDC Sonadezi Hữu Phước. Biên LNG giảm mạnh chủ yếu do biên LNG của mảng cho thuê đất KCN. Trong nửa đầu năm 2022, SZC ghi nhận hợp đồng bán KCN với các công ty trong cũng hệ thống với biên LNG thấp hơn nhiều so với mức hơn 60% của các năm trước. Đây là nguyên nhân chính là LN ròng năm 2022 giảm so với 2021.
  • Khuyến nghị và định giá: Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng dài hạn của SZC: i) khi triển vọng chung ở Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn rất lớn với nhiều dự án trọng điểm quốc gia đang và chuẩn bị triển khai; ii) quỹ đất lớn để phát triển KCN với giá cho thuê ngày càng gia tăng; và iii) quỹ đất KĐT lớn với giá vốn thấp. Mặc dù, hoạt động của SZC vẫn còn tồn tại những rủi ro trong công tác điều hành. Chúng tôi cho rằng sự sụt giảm nhanh giá cổ phiếu mở ra cơ hội tích lũy tốt hơn cho nhà đầu tư. Với định giá thận trọng theo 3 phương pháp, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với SZC trong trung và dài hạn với giá mục tiêu 53.132 đồng/cp, tương ứng upside 88,1% so với giá đóng cửa ngày 11/01/2023.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

14. NKG, HSG – Giá HRC tạo đáy, kỳ vọng phục hồi trong 2H.2023-2024

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu NKG – 24.700; HSG – 20.000
  • Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với nhóm tôn mạ, và ước tính giá trị hợp lý năm 2024 của: HSG là 20,000 VND/CP (Upside +13% so với giá đóng cửa ngày 14/7/2023), và NKG là 24,700 VND/CP (Upside +28% so với giá đóng cửa ngày 14/7/2023), BSC sử dụng phương pháp P/B mục tiêu = 1x -1.1x, tương đương với mức định giá trung bình của nhóm tôn mạ trong 1 chu kỳ thép. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với nhóm tôn mạ do cho rằng thời điểm xất nhất đối với nhóm tôn mạ đã qua (Chi tiết tại Báo cáo gần nhất). Triển vọng 2H.2023 và 2024 sẽ dần phục hồi nhờ (1) giá HRC đã tạo đáy và (2) Sản lượng và biên lợi nhuận gộp dần cải thiện khi sức mua quay trở lại. So với HSG, Chúng tôi đưa ra mức Upside cao hơn đối với NKG do (i) mức định giá rẻ hơn (P/B FWD 2024 NKG = 0.8x, P/B FWD HSG = 1x), (ii) NKG sẽ được hưởng lợi lớn hơn từ hoạt động xuất khẩu thép phục hồi, và chiến lược quản trị hàng tồn kho táo bạo hơn trong chu kỳ giá thép tăng trở lại.
    Triển vọng kinh doanh năm 2023-2024: Biên lợi nhuận gộp kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong 2H.2023 nhờ (i) giá HRC tạo đáy, trong khi (ii) sản lượng phục hồi chậm. Triển vọng 2024 kỳ vọng khả quan nhờ cả sản lượng và biên lợi nhuận gộp phục hồi khi sức mua quay lại
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

14.DCM – Lợi nhuận đã tạo đáy

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 34.000
  • Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DCM với giá trị hợp lý 2023F – 2024F là 34,000 VNĐ/CP (Upside 18% so với giá đóng cửa ngày 18/07/2023), dựa trên phương pháp định giá P/E với tỷ lệ mục tiêu bằng 8.3x tương đương mức trung vị 5Y. DCM là một trong những doanh nghiệp phân bón hàng đầu với triển vọng cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ trong 2024F (+113% YoY) cùng bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt lớn chúng tôi cho rằng DCM là lựa chọn hấp dẫn.
  • Triển vọng kinh doanh: ▪ Lợi nhuận tạo đáy trong 2023 do giá các loại phân bón đã giảm mạnh và tạo mức nền mới do giá nguyên liệu đầu vào tăng; ▪ Lợi nhuận phục hồi từ 2024 nhờ nhu cầu phân bón cải thiện trong bối cảnh chi phí khấu hao giảm mạnh (đóng góp 85% tăng trưởng lợi nhuận ròng 2024); ▪ Kỳ vọng tỷ suất cổ tức cải thiện từ 6% lên 8% – 10%và được đảm bảo nhờ sở hữu lượng tiền mặt lớn cùng cơ cấu tài chính lành mạnh
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

15. VHM – Bay trên những đám mây bão

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 53.132
  • Năng lực cao đối với việc phát triển các dự án trong bối cảnh ngành BĐS đang suy thoái. VHM đang quản lý hiệu quả Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) (chỉ chiếm 5% doanh thu trong Q1/2023) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) trong Q1/2023 đạt 13,8%, vượt qua Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là 13,2%. Thêm vào đó, theo quan điểm của chúng tôi, rủi ro vỡ nợ của VHM trong năm 2023 là rất thấp do: 1) Công ty có khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế – thể hiện qua việc huy động được khoản vay hợp vốn quốc tế trị giá 445 triệu USD trong Q1/2023 – và 2) Công ty có nguồn tiền dồi dào từ doanh số bán trước, như chúng tôi đã phân tích ở trên.
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với VHM. Giá trị hợp lý ước tính mới của chúng tôi là 76.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức sinh lời trong 12T là 37,6%. Con số này thấp hơn -29% so với mục tiêu trước đó của chúng tôi. Đáng chú ý, VHM hiện đang giao dịch với hệ số P/B là 1,55x, thấp hơn nhiều so với mức -1 lần độ lệch chuẩn, VHM có rủi ro giảm giá thấp và tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Ngoài ra, VHM có năng lực cao trong việc phát triển các dự án BĐS và rủi ro vỡ nợ rất thấp, trái ngược hoàn toàn với các nhà phát triển tên tuổi khác
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

16. DHA – 2Q23 Kết quả tốt nhờ doanh số cao

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 47.000
  • Thực tế: Hoàn nhập dự phòng thúc đẩy thu nhập: Doanh thu của DHA tăng 5.4% n/n lên 100.79 tỷ đồng trong 2Q23 trong khi LNST đạt 35.30 tỷ đồng (1970% n/n) chủ yếu nhờ vào biên lợi nhuận gộp cao và hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư ngắn hạn được thực hiện vào năm 2022. Trong khi doanh thu chỉ cải thiện 5.4% n/n và sản lượng tiêu thụ tăng 20,644m3 (~5% n/n) thì lợi nhuận gộp của DHA lại tăng đáng kể lên tới 39.5% n/n. Sự gia tăng này nhờ vào sự cải thiện của biên lợi nhuận gộp của loại đá 0x4. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận tăng là do nhu cầu cao từ các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, sự tăng trưởng của LNST còn đến từ 21.5 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG, trong 2Q23 giá HPG đã tăng xấp xỉ 52% so với cuối năm 2022. Với việc giá HPG tiếp tục tăng 27% trong tháng 7/2023, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng của DHA sẽ tiếp tục cải thiện nhờ các khoản hoàn nhập dự phòng này. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể lần lượt 213,2% n/n và 300% q/q.
  • Ưu và nhược điểm: Cơ hội từ nhu cầu mạnh mẽ trong 2Q23
    Nhu cầu đá dăm cao chủ yếu đến từ các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ DHA tăng trưởng trong tương lai. Theo ước tính của chúng tôi, nhu cầu tiêu thụ đá dăm giai đoạn 2023-2025 là 14.7 triệu m3, tương đương mức tiêu thụ hàng năm tăng 10% so với năm 2022.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

17. HT1 – 2Q23 Xử lý hết hàng đầu vào giá cao

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/a
  • Thực tế: Kết quả kinh doanh quay đầu trong 2Q23: Doanh thu của HT1 giảm -16,2% n/n xuống còn 1.998 tỷ đồng trong 2Q23 trong khi LNST đã dương trở lại đạt VND58.7bn (-58,9% n/n) nhờ lượng nguyên liệu đầu vào có chi phí cao đã được sử dụng hết. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 4,5% trong 1Q23 lên 10,3% trong 2Q23. Theo công ty, giá than đã giảm 12% so với đầu năm 2023. Tuy nhiên, công ty vẫn kỳ vọng sản lượng tiêu thụ trong 3Q23 sẽ yếu.
  • Ưu và nhược điểm: Mùa thấp điểm trong 3Q23: Do ảnh hưởng của mùa mưa và các vấn đề của thị trường bất động sản, nhu cầu thị trường dự kiến sẽ yếu trong 3Q23 và 2H23. Tuy nhiên, El-Nino dự kiến sẽ làm tăng số ngày khô, do đó sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ xi măng cao hơn trong 3Q23.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

18. NLG – Tin vắn: Hy vọng đang dậy sóng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 45.300
  • Kết quả kinh doanh quý 2 kém khả quan đã được phản ánh: Công ty đã công bố kết quả sơ bộ Q2/23 với doanh thu 953 tỷ đồng, -23.2% n/n và LNST công ty mẹ là 121 tỷ đồng (+9.2% n/n) phần lớn nhờ vào việc bàn giao 88 căn Southgate (931 tỷ đồng). Tỷ suất lợi nhuận gộp của 88 căn hộ Southgate ở mức cao là 58.8%, 13.6% điểm n/n, đẩy lợi nhuận gộp bằng với quý 2/23 là 561 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống 250 tỷ đồng, -18.8% n/n, giúp EBIT tăng trưởng 22.6% n/n lên 311 tỷ đồng. Doanh thu từ công ty liên kết tăng trưởng 37 tỷ đồng nhờ bàn giao 662 căn hộ thuộc dự án Mizuki.
    Khẳng định doanh số bán hành sẽ vững chắc: LNST công ty mẹ trong 6T23 đạt 128 tỷ đồng, +14.7% n/n mặc dù doanh thu giảm 1.188 tỷ đồng, -35% n/n nhờ thu nhập từ công ty liên kết tăng 116 tỷ đồng, +45.7 lần n/n nhờ bàn giao 1,075 căn hộ dự án Mizuki. ông ty đã hoàn thành 24.8/21.8% kế hoạch cả năm. Trước nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch hoàn thành cả năm, công ty tái khẳng định năng lực của mình bằng nguồn doanh thu vững chắc 870 tỷ đồng từ dự án Southgate, 495 tỷ đồng doanh thu từ Ehome và 1,871 tỷ đồng doanh thu từ dự án Izumi City. Ngoài ra, khoản lãi tài chính từ việc chuyển nhượng cổ phần còn lại trong dự án Paragon Đại Phước mà công ty đã ghi nhận 244 tỷ đồng trong quý 4/22 dự kiến sẽ thành hiện thực trong quý 4/23F, theo ban lãnh đạo.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

19. NT2 – LNST 2Q23 tăng trưởng không như kỳ vọng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 34.850
  • Thực tế: Doanh thu và LNST ghi nhận giảm so với 2Q22: NT2 ghi nhận doanh thu 2.206 tỷ đồng trong 2Q23, giảm 21% n/n do sự ảnh hưởng từ giảm (1) sản lượng huy động (-9% n/n) và (2) giá bán bình quân (-13% n/n) trong kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận gộp ghi nhận sự giảm đáng kể 60% n/n so với đà giảm doanh thu, chỉ đạt 15.069 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gôp giảm về mức 7%, so với mức 15% trong 2Q22, nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động giá bán giảm so với cùng kỳ. LNST ghi nhận 144 tỷ đồng, giảm mạnh 60%n/n tương ứng với đà giảm lợi nhuận gộp. Sản lượng huy động 2Q23 đạt 1,05 tỷ kwh (-9% n/n, -2% n/n), hoàn thành 52% kế hoạch năm 2023. Giá bán bình quân đạt 2.071 đồng/kWh (-13% n/n, +2% n/n).
  • Ưu và nhược điểm: Giá bán giảm do cạnh tranh từ các nhà máy nhiệt điện than Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ điện vẫn đang bám khả sát so với kế hoạch đề ra đầu năm.Tuy nhiên, giá bán bình quân của NT2 ghi nhận giảm trong 2Q23 khi các nhà máy nhiệt điện than, vốn có giá chào bán khá cạnh tranh gia tăng công suất phát điện. Hoạt động này bắt đầu diễn ra sau khi TKV đẩy mạnh nguồn cung cho các nhà máy nhiệt điện than từ đợt tăng giá từ trong 05/23.
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

20. MWG – Lợi nhuận hồi phục từ Q2/2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 58.200
  • Chúng tôi dự báo doanh thu của MWG 2023F và 2024F lần lượt đạt 120.005 tỷ đồng (-10% svck) và 139.209 tỷ đồng (+16% svck); LNST 2023F và 2024F lần lượt đạt 2.379 tỷ đồng (-42% svck) 4.407 tỷ đồng (+85% svck). Từ đó, chúng tôi giữ mức khuyến nghị MUA đối với MWG do các yếu tố sau: ✓ Động lực tăng trưởng đến từ Bách hóa xanh (BHX) với mức doanh thu/cửa hàng tăng trưởng 11% trong năm 2023 và 18% trong năm 2024, chuỗi này sẽ đạt điểm hòa vốn vào năm 2024 và bắt đầu sinh lời trong giai đoạn tiếp theo; ✓ Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của MWG đã tạo đáy trong Q1/2023 và sẽ hồi phục dần kể từ Q2/2023 trở đi. Mặc dù kết quả năm 2023 của chuỗi Thế giới di động (TGDĐ), Topzone và Điện máy xanh (ĐMX) vẫn sẽ suy giảm so với năm 2022, nhưng chúng tôi kỳ vọng cả 3 chuỗi sẽ phục hồi tốt từ mức nền thấp trong năm 2024 với tăng trưởng doanh thu 2024F lần lượt đạt 10%/38%/16%.
  • Rủi ro:
    ✓ Nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng thấp khiến doanh thu TB/cửa hàng của các
    chuỗi TGDĐ, Topzone, ĐMX phục hồi chậm hơn dự kiến;
    ✓ Chuỗi BHX tăng trưởng thấp hơn dự kiến.
  • Cơ hội tăng giá
    ✓ Nhu cầu tiêu thụ phục hồi nhanh giúp doanh thu trên tất cả các chuỗi
    tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong giai đoạn 2023 – 2024
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

21. DRC – Triển vọng dài hạn còn sáng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 26.500
  • Trong báo cáo lần này, chúng tôi sẽ cập nhật: (1) KQKD Q2.23; và (2) một số thông tin của DRC sau cuộc trao đổi với Ban lãnh đạo gần đây. KQKD Q2.23 sụt giảm mạnh y/y: DRC gần đây đã công bố báo cáo tài chính Q2.23: Doanh thu thuần duy trì vững chắc đạt 1.162 tỷ (+4% q/q, +1% y/y) và LNST đạt 51 tỷ (+100% q/q, -39% y/y). Biên lợi nhuận gộp cải thiện: Lũy kế 6T.23, DRC ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 2.274 tỷ (-6% y/y) và 76 tỷ (-49% y/y), hoàn thành 45%/28% kế hoạch DTT/LNST năm 2023.
  • Doanh thu xuất khẩu vững chắc: Doanh thu xuất khẩu Q2.23 duy trì ổn định đạt 33,5 triệu USD (+2% q/q, +5% y/y). Sản lượng xuất khẩu lốp radial giảm 9% q/q, đạt mức gần 166 nghìn lốp (+7% y/y), chủ yếu nhờ Công ty đã tích cực tăng được sản lượng tại Mỹ và Ai Cập, bù đắp cho sự sụt giảm từ Brazil. Lưu ý rằng, ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu với lốp xe tải nặng từ giữa Tháng 3/2023, sản lượng lốp radial tại Brazil trung bình đạt mức 37–38 nghìn lốp/tháng, so với mức trung bình 40–42 nghìn lốp/tháng trong các quý trước đây. Sản lượng xuất khẩu lốp bias hồi phục ấn tượng, đạt mức 53 nghìn lốp (+67% q/q, +16% y/y), nhờ DRC tích cực tìm đầu ra ở thị trường xuất khẩu.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

22. IMP – KQKD Q2/2023 vượt đỉnh cũ

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2022, IMP ghi nhận kết quả kinh doanh Q2/2023 ấn tượng với doanh thu thuần đạt 440 tỷ đồng (+24% svck) và lợi nhuận gộp đạt 193 tỷ đồng (+37% svck). Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 40% lên 44% so với cùng kỳ, nhờ đóng góp từ doanh thu của các sản phẩm có biên lợi nhuận cao. Tuy vậy chúng tôi nhận thấy mức biên gộp này không cao bằng mức đã đạt được trong Q1/2023 là 48%. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu và tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu của công ty lần lượt giảm từ 17% xuống 16% và 7% xuống 6%. Công ty đã đạt được mức lợi nhuận ròng theo quý cao kỷ lục là 80 tỷ đồng (+71% svck), và biên lợi nhuận ròng cũng đạt mức cao kỷ lục là 18%. Kết quả này khá gần với ước tính LNST của chúng tôi là 85 tỷ đồng trong báo cáo ước tính KQKD Q2.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

23. ACB – Chất lượng tài sản vẫn vững chắc

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu N/A
  • Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi trong 2H23 nhờ các chính sách nới lỏng gần đây của NHNN và lãi suất có thể sẽ tiếp tục giảm trong 2H23. ACB có dư địa để mở rộng cho vay và cải thiện NIM nhờ nguồn vốn và thanh khoản dồi dào thể hiện qua LDR và nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn còn ở mức thấp.
  • Chiến lược quản trị rủi ro thận trọng. ACB không có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro trực tiếp từ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB vẫn duy trì ở mức ổn định, thêm vào đó là nguồn vốn dồi dào. ACB hiện đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E là 1,2x, cao hơn một chút so với trung vị ngành là 1,1x. Tuy nhiên, ACB có kết quả kinh doanh vượt trội với ROE 2023E (theo dự báo của chúng tôi) đạt 24%, so với trung vị ngành là 19% (Bloomberg) và chất lượng tài sản tốt hơn so với ngành, theo quan điểm của chúng tôi.
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

24. MWG – Doanh thu dần cải thiện, nhưng gập ghềnh con đường phục hồi lợi nhuận

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 51.200
  • Triển vọng 2023F – Duy trì doanh số bằng cách hy sinh biên lợi nhuận ngắn hạn: Doanh thu tháng của mảng ICT trong Q2 cho thấy sự cải thiện so với quý trước do thời tiết nắng nóng kéo dài và các chương trình khuyến mãi hiệu quả. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm CNTT-TT sẽ cải thiện 9% HoH trong nửa cuối năm 2023. Chiến lược giá thấp liên tục nhằm duy trì doanh số bán hàng sẽ tiếp tục làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Doanh thu trên mỗi cửa hàng của BHX được dự phóng cải thiện đáng kể từ 1,13 tỷ đồng năm ngoái lên 1,31 tỷ đồng năm 2023, không có cửa hàng mới nào được mở. Lỗ ròng của BHX sẽ thu hẹp đáng kể 66% YoY trong năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng BHX sẽ đạt điểm hòa vốn trong nửa đầu năm 2024. Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và LNST của MWG lần lượt là 114/132 nghìn tỷ đồng (-15%/+16% YoY) và 1,5/4,4 nghìn tỷ đồng (-64%/+192% YoY) trong năm 2023/2024.
  • Định giá và Khuyến nghị: Với việc thực hiện các biện pháp linh hoạt để kích cầu và giành thị phần, chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng CNTT-TT sẽ dần cải thiện vào cuối năm 2023. Mặc dù khả năng sinh lời của phân khúc này sẽ cần thời gian để phục hồi, nhưng MWG, với lợi thế quy mô lớn và dòng tiền mạnh, có khả năng phục hồi nhanh nhất khi nền kinh tế và tiêu dùng phục hồi. Phân khúc thúc đẩy tăng trưởng, BHX, đang cho thấy tiềm năng hòa vốn vào cuối năm 2023. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng dài hạn của mảng này. Sử dụng phương pháp định giá SOTP, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu là 51.200/cổ phiếu, tăng 5% so với giá đóng cửa vào ngày 20/07/2023. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu MWG. Những lo ngại của nhà đầu tư cú sốc KQKD Q1 2023 đang dần giảm bớt khi kết quả tháng của MWG cho thấy những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, con đường phục hồi về kết quả kinh doanh sẽ đi theo mô hình chữ U và chưa thấy cải thiện đáng kể trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư có thể xem xét tích lũy cổ phiếu này tại vùng giá có chiết khấu để nắm giữ dài hạn.
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

Update…

MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:

[Sách] Trading in The Zone – Thực Hành Kiểm Soát Cảm Xúc bằng Tâm Lý Học Hành Vi trong Đầu Tư và Giao Dịch. Xem chi tiết…


Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:

NHÓM ZALO

NHÓM TELEGRAM


Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: