Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, …
1. VRE – Tiếp nối đà hồi phục
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 38.700
- Với kết quả kinh doanh khả quan so với cùng kỳ và triển vọng tăng trưởng ổn định của mảng kinh doanh cốt lõi là cho thuê TTTM của VRE, chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 1 năm là 38.700 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 28,8%), giảm 4% so với giá mục tiêu trước của chúng tôi do phản ánh việc thay đổi tiến độ khai trương TTTM mới. Theo quan điểm của chúng tôi, mức định giá hiện tại của VRE là khá hấp dẫn (EV/EBITDA năm 2023 là 8,8x thấp hơn mức trung bình lịch sử và mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 15x).
- Các rủi ro giảm đối với cổ phiếu VRE bao gồm: (i) việc phát triển các đại dự án của Vinhomes bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng TTTM của Công ty; và (ii) sức tiêu dùng yếu hơn dự kiến có thể làm kế hoạch mở rộng của khách thuê chậm lại.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
2. VNM – Biên lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ. Triển vọng 2H khả quan
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 84.000
- Kết quả kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi trong 2H 2023. Với diễn biến tích cực của doanh thu nội địa và biên lợi nhuận mở rộng trong Q2, BVSC duy trì quan điểm lạc quan đối với nửa sau năm 2023, và dự báo doanh thu cả năm đạt 60.782 tỷ (+1,4% yoy) và lợi nhuận ròng – cđts 8.760 tỷ (+2,9% yoy). Dự báo này đồng nghĩa với lợi nhuận 2H tăng 13% yoy và 15% so với 1H 2023. EPS cả năm 2023 dự phóng 3.728 đồng/cp và P/E 19,6x. Ngoài ra, với kỳ vọng tiêu dùng nói chung sẽ cải thiện hơn trong 2024 và giá đầu vào duy trì mức thấp, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng lần lượt 5,9% và 13% yoy. EPS 2024 dự phóng 4.213 đồng/cp và P/E 17,4x.
- Tái định vị thương hiệu là bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của VNM. Sự kiện được tổ chức trong tháng 7/2023 giới thiệu logo và bao bì hoàn toàn mới đã tạo được hiệu ứng tích cực ở các kênh truyền thông và mạng xã hội. VNM cho biết sự kiện này, cộng với nỗ lực chuyển đổi số sẽ tạo ra một nền tảng mới, cung cấp những công cụ cần thiết để tiếp cận được người tiêu dùng nhanh và chính xác hơn, qua đó giúp định hướng xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp; và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn.
- Khuyến nghị đầu tư: BVSC tiếp tục duy trì quan điểm khả quan với VNM, đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM và giá mục tiêu 84.000 đồng/cp, tương ứng với P/E 20x – mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và EPS dự phóng năm 2024.
- Nguồn BVSC: Xem chi tiết
3. PVS – Mảng M&C thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2023-25
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 40.300
- LN ròng Q2/23 tăng mạnh nhờ mảng M&C tích cực và tiết giảm chi phí: Doanh thu (DT) Q2/23 tăng 23,6% svck lên 4.711 tỷ đồng chủ yếu nhờ DT mảng Cơ khí & Xây lắp (M&C) cao hơn (+63% svck), đến từ sự đóng góp của các dự án điện gió ngoài khơi như Hai Long và Changhua ở Đài Loan. Trong Q2/23, PVS ghi nhận LN ròng tăng 33 lần svck lên 225 tỷ đồng nhờ: (1) chi phí QLDN giảm 34,2% svck, (2) thu nhập tài chính thuần tăng 23,6% svck, và (3 ) ghi nhận 34 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng bảo hành dự án. Trong 6T23, LN ròng tăng 2 lần svck lên 439 tỷ đồng, hoàn thành 42% dự phóng cả năm của chúng tôi.
- Từng bước khẳng định tên tuổi trong chuỗi giá trị điện gió toàn cầu: Vào cuối Q2/23, liên danh Semco Maritime và PTSC M&C đã trúng thầu EPC cho 4 trạm biến áp ngoài khơi (công suất 375 MW mỗi trạm) cho dự án Baltica 2 tại Ba Lan, đánh dấu bước nhảy vọt của PVS trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi toàn cầu. Cùng với hai dự án ở Đài Loan, lĩnh vực xây lắp điện gió ngoài khơi mang lại lượng backlog trị giá 590 triệu USD cho mảng M&C của PVS trong ba năm tới. Ngoài ra, PVS cũng đã tham gia đấu thầu nhiều dự án điện gió ngoài khơi ở nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Đông. Theo quan điểm của chúng tôi, nhờ mối quan hệ hợp tác với tâp đoàn hàng đầu trong lĩnh vực điện gió – Orsted, PVS sẽ có thể trúng thêm nhiều hợp đồng trong lĩnh vực này trong những năm tới, từng bước trở thành một công ty tên tuổi trong chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi toàn cầu.
- Chúng tôi dự báo tăng trưởng kép LN ròng đạt 17,8% trong năm 2023-25: Chúng tôi kỳ vọng LN ròng của PVS sẽ tăng trưởng kép 17,8% trong năm 2023-25 chủ yếu nhờ mảng M&C tăng mạnh. Hiện PVS đang tham gia vào nhiều hợp đồng điện gió ngoài khơi trong mảng M&C trên thị trường quốc tế như: điện gió Hải Long và Changhua tại Đài Loan hay điện gió Baltica tại Ba Lan. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tin rằng PVS sẽ là DN hưởng lợi chính từ việc hoạt động E&P tại Việt Nam dự kiến sẽ sôi động hơn kể từ năm 2024 trở đi với nhiều dự án trọng điểm như Lạc Đà Vàng và Lô B – Ô Môn.
- Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 40.300 đồng/cp: Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 40.300 đồng/cp nhờ: (1) tăng nhẹ dự phóng EPS 2024-25 thêm 1,9%/2,8%, (2) chuyển mô hình DCF đến giữa năm 2023 và (3) giả định WACC thấp hơn do giảm lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Động lực tăng giá tiềm năng là giá dầu cao hơn và lượng backlog mảng M&C cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá bao gồm giá dầu giảm mạnh và sự chậm trễ hơn nữa trong việc trao thầu các dự án Dầu khí lớn.
- Nguồn VNDS: Xem chi tiết
4. MWG – Doanh thu/cửa hàng của BHX tăng vọt trong T7/2023
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 65.200
- BVSC nâng giá mục tiêu MWG thêm 9,8% lên 65.102 đồng/cổ phiếu (Upside: 20,1%), do cả hai yếu tố: (1) điều chỉnh dự báo KQKD; và (2) sử dụng multiple mục tiêu cao hơn (phản ánh những thay đổi trong nội bộ đầu vào định giá của chúng tôi, chẳng hạn như ERP và tỷ lệ phi rủi ro).
- BVSC tiếp tục đánh giá cao MWG là đại diện tốt nhất cho thị trường tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam, sự thống trị ngày càng tăng của công ty này trên thị trường MCE và vị thế cạnh tranh hưởng lợi trong quá trình chuyển dịch đang diễn ra từ thị trường tạp hóa hiện đại ở Việt Nam sang cửa hàng tạp hóa hiện đại. Các catalyst thúc đẩy giá cổ phiếu: (1) BHX hòa vốn sớm hơn dự kiến; và (2) BHX đang thực hiện phát hành riêng lẻ (tối đa: 20%), nếu thành công sẽ giúp thúc đẩy định giá lại mạnh mẽ. Duy trì Outperform
- Nguồn BVSC: Xem chi tiết
5. IDC – Hoàn thành kế hoạch hợp đồng ký mới và ký MOU trong năm
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 53.200
- Luận điểm đầu tư: IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 727 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp khu công nghiệp ở mức trên 50% từ năm 2022 đến năm 2026. Cổ phiếu IDC đang giao dịch với P/E & P/B 2023 lần lượt là 10,2x và 2,5x và P/E & P/B 2024 lần lượt là 8,9x và 2,4x – thấp hơn trung bình ngành lần lượt là 14,8x và 3x. Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IDC, và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 53.200 đồng/cp (từ mức 51.400 đồng/cổ phiếu), tương ứng với tiềm năng tăng giá là 8,8% so với giá thị trường hiện tại. Diện tích ký mới và ký MOUs đạt 101,76 ha, lịch thanh toán sẽ được đẩy nhanh từ một năm lên sáu tháng, như chúng tôi quan sát thấy ở các khách hàng lớn, dòng tiền của IDC sẽ tiếp tục được cải thiện. Chúng tôi cho rằng IDC có thể duy trì cổ tức tiền mặt ở mức 40%/mệnh giá trong năm 2023 và 2024, theo đó, tỷ suất cổ tức là 8,3%.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
6. HSG – Sen nở trái mùa
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 25.000
- Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu HSG với giá trị hợp lý năm 2024 là 25,000 VND/CP (tương đương Upside +24% so với giá đóng cửa ngày 14/8/2023). So với Báo cáo cập nhật gần nhất, BSC nâng P/B mục tiêu cũ = 1.1x (tương đương với mức định giá trung bình trong một chu kỳ ngành thép) lên P/B mục tiêu mới = 1.2x-1.3x do (1) môi trường lãi suất giảm, (2) vị thế đầu ngành của HSG, (3) HSG làm tốt kênh xuất khẩu hơn so với ngành trong 2H.2023, mặc dù xu hướng toàn ngành có thể giảm dần sản lượng về cuối năm do nhu cầu từ Mỹ và EU vẫn yếu. Định giá phù hợp để mua trong dài hạn. HSG hiện đang giao dịch với mức P/B FWD 2023 = 1.1x, P/B FWD 2024x = 1.0x, thuộc vùng định giá đáy của nhóm tôn mạ. Nhìn về 1 chu kỳ thép, BSC cho rằng HSG có thể duy trì mức lợi nhuận trung bình 1,200 – 1,500 tỷ VNĐ/năm, P/E FWD= 8- 9x – tương đương P/E trung bình của HSG trong chu kỳ thép. Với (1) cơ cấu tài chính an toàn, chiến lược hàng tồn kho thận trọng, (2) thời điểm xấu nhất đối với ngành thép đã qua, BSC cho rằng vùng định giá hiện tại phù hợp để tích lũy trong dài hạn
- Nguồn BSC: Xem chi tiết
7. GAS – Động lực tăng trưởng trung & dài hạn đến từ LNG
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 122.000
- Chúng tôi cho rằng triển vọng dài hạn của PVGas sẽ vẫn tích cực dựa trên những yếu tố sau: ✓ Nhu cầu khí cho điện dự kiến vẫn cao: theo Quy hoạch điện VIII, điện khí dự kiến được nâng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống điện quốc gia từ 9% (2022) lên 26% (2030). ✓ Mảng LNG sẽ trở thành động lực tăng trưởng trung và dài hạn của PVGas. Theo phương án cung cấp khí cho sản xuất điện đến năm 2030, VN sẽ thiếu hụt khoảng 5,4 tỷ m3 khí/năm do sự suy giảm của các mỏ lâu năm. Do đó, LNG nhập khẩu sẽ là nguồn bổ sung quan trọng trong dài hạn. ✓ Kỳ vọng từ các dự án lớn của ngành được thúc đẩy tiến độ triển khai. PVGas hiện đang và sẽ tham gia vào các dự án lớn như Dự án LNG Thị Vải, Dự án LNG Sơn Mỹ, Dự án Sư tử trắng – GĐ 2B, Dự án Lô B – Ô Môn. Các dự án này dự kiến sẽ giúp cải thiện năng lực cung cấp khí của PVGas thời gian tới. Giá mục tiêu chúng tôi đưa ra là 122.000 đồng/cp, tương ứng tiềm năng tăng giá +21,3% so với giá hiện tại. Do đó, chúng tôi nâng khuyến nghị từ TRUNG LẬP thành MUA đối với cổ phiếu GAS.
- Nguồn ABS: Xem chi tiết
8. DGC – Câu chuyện hấp dẫn phía trước
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 87.000
- Chúng tôi đưa ra định giá lần đầu Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang (DGC) với khuyến nghị Mua và giá mục tiêu đạt 87,000 đồng tương ứng với mức tăng 18.5%. Đối với tầm nhìn đầu tư dài hạn, DGC có thể được cân nhắc với những ưu điểm sau: 1) Vị thế dẫn đầu về năng lực sản xuất P4 ở Việt Nam. 2) Bắt đầu từ năm 2023, DGC nâng tỷ lệ tự chủ đầu vào quặng apatit giúp giảm giá thành sản xuất. 3) Một số án tiềm năng như dự án tổ hợp Nghi Sơn và dự án bauxite Đắk Nông sẽ là động lực tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2024 trở đi.
- Nguồn SSV: Xem chi tiết
9. BAF – Triển vọng cuối năm tươi sáng hơn
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 26.700
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan cho BAF và giảm giá mục tiêu 1,8% do 1) giảm EPS 2023/24 xuống 34,4%/29,7% so với dự báo trước đó nhưng được bù đắp bởi 2) giả định khả quan hơn về lãi suất phi rủi ro (3% so với 4% trước đó) và phần bù rủi ro (10% so với 11% trước đó) do điều kiện thị trường tốt hơn và 3) chuyển định giá mục tiêu sang năm 2024. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) nhu cầu thịt và giá lợn hơi cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) mức tiêu thụ thịt ở Việt Nam thấp hơn dự kiến, 2) tiến độ xây dựng các trang trại mới chậm hơn dự kiến và 3) giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng nhanh hơn dự kiến
- Nguồn VNDS: Xem chi tiết
10. VNM – Chi phí đầu vào giảm trong thời gian tới
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 96.600
- Luận điểm đầu tư: Chúng tôi đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích do VNM vào ngày 10/8/2023 để cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2023 và chiến lược trung hạn của VNM sau khi ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 23/7/2023. Trong Q2/2023, VNM đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 15,2 nghìn tỷ đồng (+1,8% svck) và 2,23 nghìn tỷ đồng (+6% svck), thấp hơn một chút so với ước tính của chúng tôi về lợi nhuận ròng là 2,3 nghìn tỷ đồng (+10% svck). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy kết quả này khá tích cực vì đây là quý đầu tiên ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương sau 9 quý giảm liên tiếp. Thị phần tổng thể cũng bắt đầu cải thiện kể từ đầu năm. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng. Đối với doanh thu, chúng tôi kỳ vọng chiến lược chuyển đổi trung hạn của VNM (với bộ nhận diện thương hiệu mới) sẽ giúp thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần. Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng công ty sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 63,4 nghìn tỷ đồng (+5,7% svck) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+5,9% svck), thấp hơn 1,3% so với dự báo lợi nhuận ròng trước đây của chúng tôi. Theo đó, doanh thu thuần và thu nhập ròng nửa cuối năm 2023 lần lượt tăng 10% và 18% svck. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 67,4 nghìn tỷ đồng (+6,3% svck) và 10,7 nghìn tỷ đồng (+17,2% svck), cao hơn 4,4% so với ước tính lợi nhuận ròng trước đó của chúng tôi. Chúng tôi nâng giả định tỷ suất lợi nhuận gộp cho năm 2024 từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu. Chúng tôi nâng giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VNM lên 86.600 đồng/cổ phiếu (từ 82.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên phương pháp EPS và DCF 2024. Với tiềm năng tăng giá là 19%, chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
11. SCS – Kỳ vọng hồi phục từ cuối Q4/2023
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 71.300
- Triển vọng tích cực trong dài hạn khi khai thác tại sân bay quốc tế Long Thành. Hiện tại SCS vẫn đang trong quá trình đấu thầu địa điểm kinh doanh tại LTA. Chúng tôi kì vọng với lợi thế nhờ tiềm lực tài chính tốt, nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp SCS tham gia thành công vào sân bay này. Định giá và khuyến nghị. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL cổ phiếu SCS với giá mục tiêu là 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng upside là 6,6%
- Nguồn BVSC: Xem chi tiết
12. PVT – Hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 24.000
- Chúng tôi nâng 5% ước tính LNTT cốt lõi trong năm 2023 đạt 1,45 nghìn tỷ đồng (+24% svck). Bao gồm khoản lãi bất thường 94 tỷ đồng, ước tính LNTT năm 2023 mới của chúng tôi là 1,55 nghìn tỷ đồng, +6% svck (tăng từ 1,48 nghìn tỷ đồng). Điều này có nghĩa là trong nửa cuối năm 2023, chúng tôi ước tính LNTT cốt lõi đạt 772 tỷ đồng (+29% svck). LNTT dự kiến sẽ giảm 4,3% svck trong năm 2024, do chúng tôi giả định công ty ghi nhận khoản lãi bất thường thấp hơn trong năm 2024 và LNTT cốt lõi không đổi nếu loại trừ các khoản lãi bất thường trong cả hai năm.
- Hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN), với giá mục tiêu năm 2024 là 24.000 đồng/cổ phiếu (từ 23.200 đồng/cổ phiếu). PVT đang giao dịch ở mức P/E dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 8,27x và 9,0x, ở mức cao nhất trong biên độ P/E lịch sử. PVT vẫn là cổ phiếu ưa thích của chúng tôi trong ngành tàu chở dầu (hiện đang trong chu kỳ tăng trưởng) với khả năng quản lý tốt, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu tại các nhịp điều chỉnh. Yếu tố hỗ trợ ngắn hạn: Q3/2022 là quý có mức nền kết quả kinh doanh cao, do đó, KQKD Q3 có thể sẽ là yếu tố kém tích cực. Khi mùa đông đến gần, chúng tôi kỳ vọng giá giao ngay sẽ cải thiện nhờ tính chất mùa vụ của ngành, điều này có thể hỗ trợ giá cổ phiếu.
- Quan điểm 3 năm: PVT đang nhanh chóng mở rộng đội tàu, với mục tiêu đạt đội tàu 85 tàu vào năm 2025, tăng gần gấp đôi quy mô hiện tại. Doanh thu dự kiến tăng mạnh trong năm tới. Nhưng tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào biến động của giá cho thuê định hạn và cung/cầu, mà chúng tôi tin rằng sẽ trở về mức bình thường nhưng vẫn cao hơn mức trước chiến tranh giữa Nga-Ukraine.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
13. NT2 – Thách thức trong nửa còn lại của năm
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 31.300
- Chúng tôi đánh giá NT2 là cổ phiếu phòng thủ với rủi ro về lãi suất thấp và dòng cổ tức ổn định. Tuy nhiên, với triển vọng ngắn hạn dự kiến khó khăn tới hết năm 2023, chúng tôi cho rằng dư địa tăng giá của NT2 không còn nhiều và hiện tại giá cổ phiếu đã đạt mức định giá hợp lý. Chúng tôi hạ khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu 31.300đ/cp (giảm 5% sv dự báo trước) do hạ dự phóng EPS 2023-24 14,1%/10,8%. Giá mục tiêu 1 năm dựa trên tỉ trọng tương đương hai phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) Giá bán lẻ tăng hỗ trợ khả năng thanh toán của EVN cho các nhà máy điện và tạo dự địa huy động các nguồn điện giá cao; 2) Nhu cầu điện hồi phục nhanh hơn dự kiến trong cuối 2023. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) Nhu cầu điện hồi phục chậm; 2) giá khí tăng cao và tình trạng thiếu khí kéo dài.
- Nguồn VNDS: Xem chi tiết
14. BCM – KCN Cây Trường đưa vào khai thác tạo động lực tăng trưởng cho BCM
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 78.000
- Chúng tôi dự báo BCM sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 29% năm 2023: Chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023 ghi nhận doanh thu đạt 8,270 tỷ đồng (+27% svck) và lợi nhuận ròng đạt 2,168 tỷ đồng (+29% svck) với giả định (1) Diện tích cho thuê tăng trưởng tốt nhờ KCN Cây Trường được đưa vào khai thác (2) Giá cho thuê đất tăng trưởng từ 7-10%/năm nhờ nằm ở vị trí thuận lợi tại tỉnh Bình Dương (3) VSIP tiếp tục đóng góp lợi nhuận ổn định cho BCM.
- Khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu của BCM là 78,000 đồng/cổ phiếu Chúng tôi định giá cổ phiếu BCM dựa trên phương pháp tổng hợp thành phần (SOTP). Luận điểm đầu tư: (1) Hoạt động kinh doanh cốt lõi ổn định (2) Quỹ đất lớn đảm bảo tăng trưởng dài hạn (3) BCM có thể ghi nhận doanh thu 5,000 tỷ đồng từ bán một phần dự án thành phố mới Bình Dương cho Capital Land trong năm nay.
- Nguồn MBS: Xem chi tiết
15. ACV – Lợi nhuận cốt lõi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 96.900
- Nguồn VDSC: Xem chi tiết
16. VCB – Sức mạnh từ giá trị cốt lõi
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 105.900
- Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VCB với giá mục tiêu cuối năm 2024 là 105.900 đồng/cổ phiếu (từ 92.633 đồng/cổ phiếu sau khi điều chỉnh cổ tức bằng cổ phiếu) – tương ứng với tiềm năng tăng giá là 18,7%, do chúng tôi chuyển cơ sở định giá đến cuối năm 2024, với giả định rằng đợt phát hành riêng lẻ của ngân hàng sẽ thành công và chúng tôi nâng P/B mục tiêu lên 2,7x (từ 2,4x) do môi trường lãi suất giảm.
- VCB đạt 9,3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 25% svck) thấp hơn một chút so với ước tính của chúng tôi là 10 nghìn tỷ đồng (tăng 35% svck), do ngân hàng trích lập dự phòng nhiều hơn chúng tôi dự kiến. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục đánh giá kết quả kinh doanh Q2/2023 là khá ấn tượng với việc ưu tiên đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa đầu năm và do đó có khả năng mức dự phòng trong nửa cuối năm 2023 sẽ thấp hơn. Trong Q2/2023, VCB cũng đi ngược xu hướng chung của ngành về cả NIM (tăng 2 điểm cơ bản so với quý rước) và chất lượng tài sản (tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở mức 0,8% và chi phí dự phòng bao nợ xấu tiếp tăng lên mức 386%). Theo quan điểm của chúng tôi, điểm trừ duy nhất trong KQKD quý 2/2023 là CASA đã giảm 43 điểm cơ bản xuống mức 30%, trong khi CASA bình quân của các ngân hàng khác cải thiện trung bình ở mức 45 điểm cơ bản. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng xu hướng này không phải là điều đáng lo ngại vì VCB tiếp tục sở hữu chi phí vốn thấp nhất trong ngành phần lớn nhờ vào tệp khách hàng gửi tiền tốt và ổn định. Trong nửa cuối 2023, chúng tôi kỳ vọng CASA có thể được cải thiện khi lãi suất huy động duy trì ở mức thấp. Do lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2023 phù hợp với kỳ vọng nên chúng tôi duy trì ước tính hiện tại. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2023 và 2024 dự báo đạt lần lượt 44,3 nghìn tỷ đồng (tăng 19% svck) và 49,1 nghìn tỷ đồng (tăng 11% svck)
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
17. IMP – Điểm sáng tăng trưởng doanh thu từ kênh ETC
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 86.200
- Tiềm năng tăng trưởng doanh thu kênh ETC nhờ nâng hiệu suất nhà máy EU-GMP: Chúng tôi kỳ vọng doanh thu kênh ETC của IMP tăng trưởng 30% yoy trong 2023. Triển vọng ngắn hạn đến từ doanh thu nhà máy IMP2 tăng 120% yoy do (1) nhà máy đã hoàn thành giai đoạn đăng ký thuốc, đấu thầu thuốc đi vào ổn định và (2) nhu cầu khám chữa bệnh hồi phục. Triển vọng trung và dài hạn đến từ nhà máy IMP4. Chúng tôi kỳ vọng sau 2 năm nghiên cứu và đăng ký thuốc, IMP4 sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu (trên 10% doanh thu kể từ 2025) với các sản phẩm thuốc dung dịch tiêm và bột đông pha tiêm giá trị cao.
- Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá hoạt chất đầu vào hạ nhiệt: Chúng tôi dự phóng biên lợi nhuận gộp của IMP năm 2023 đạt 46,3% (+3,6 đpt yoy) do Trung Quốc từ bỏ chính sách zero-Covid, chuỗi cung ứng hoạt chất được khôi phục, giá nhiều loại API đã hạ nhiệt so với cuối 2022.
- Nguồn FPTS: Xem chi tiết
18. IMP – Hướng tới những đỉnh cao mới
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 82.000
- IMP nối dài đà phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2022, với doanh thu Q2/2023 ấn tượng đạt 440 tỷ đồng (+24% svck, -14% so với quý trước) và lợi nhuận gộp đạt 193 tỷ đồng (+37% svck, -16% so với quý trước). Công ty cũng ghi nhận mức lợi nhuận ròng theo quý cao kỷ lục (80 tỷ đồng, +71% svck), với biên lợi nhuận ròng đạt mức cao nhất trong lịch sử là 18%. IMP sở hữu loạt dây chuyền sản xuất chất lượng cao với tiềm năng tăng trưởng mạnh trong mảng thuốc kê đơn, đặc biệt là nhóm kháng sinh. Chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính doanh thu và LNST cho năm 2023 lần lượt là 1,8 nghìn tỷ đồng (+12% svck) và 283 tỷ đồng (+27% svck) (từ 1,7 nghìn tỷ đồng và 260 tỷ đồng). Chúng tôi cũng ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng cho năm 2024 lần lượt là 2,1 nghìn tỷ đồng (+15% svck) và 324 tỷ đồng (+15% svck). Như vậy, IMP hiện đang giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 lần lượt là 17x và 14x, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 20x.
- Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho IMP là 82.000 đồng/cổ phiếu khi kết hợp giữa pp DCF và P/E mục tiêu 20x (từ P/E mục tiêu trước đó là 15x), với tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 20% trong giai đoạn 2023- Với tổng mức sinh lời tiềm năng là 19% (bao gồm tỷ suất cổ tức là 2%), chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IMP
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
19. MWG – Động lực từ Bách hóa Xanh
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 50.010
- CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mobile World, HSX: MWG) là doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành ở Việt Nam, có hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Từ khuyến nghị gần nhất của chúng tôi (26/04/2023), giá cổ phiếu MWG đã tăng trưởng hơn 40% do kỳ vọng tích cực của thị trường đối với sự phục hồi của ngành bán lẻ và đạt giá mục tiêu năm 2023.
- Chúng tôi đánh giá MWG vẫn là một khoản đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ vì: (i) Nền kinh tế hồi phục, cải thiện sức mua ngành bán lẻ từ Q4/2023, thúc đẩy KQKD của MWG trong năm 2024; (ii) kết quả kinh doanh chuỗi Bách hóa Xanh tăng trưởng tích cực.
- Nguồn SSV: Xem chi tiết
20. MWG – Hiệu quả hoạt động của chuỗi cửa hàng bách hóa tốt hơn kỳ vọng
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 61.500
- Với kết quả kinh doanh Q2/2023 thấp hơn kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 xuống mức 1,27 nghìn tỷ đồng (giảm 69% svck, từ 2,41 nghìn tỷ đồng). Lợi nhuận ròng năm 2024 ước đạt 4,99 nghìn tỷ đồng (tăng 294% svck, không đổi). Với hệ số mục tiêu không đổi dựa trên ước tính lợi nhuận năm 2024 mới, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới là 61.500 đồng/cổ phiếu (từ mức 59.400 đồng). Kể từ báo cáo khuyến nghị MUA vào ngày 12/7/2023, giá cổ phiếu MWG đã tăng 10%. Với tiềm năng tăng giá là 14,1% theo giá mục tiêu mới, chúng tôi hiện khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu (từ MUA).
- Quan điểm ngắn hạn: Kết quả kinh doanh tháng cải thiện và tăng vốn sẽ hỗ trợ tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn, mặc dù lợi nhuận có thể tiếp tục giảm svck (giảm 19% svck trong nửa cuối năm 2023).
- Quan điểm dài hạn: Tăng trưởng lợi nhuận của MWG nhờ mở rộng chuỗi cửa hàng BHX trong dài hạn. Với mức độ thâm nhập của thương mại hiện đại còn thấp (14%), chúng tôi cho rằng chuỗi BHX sẽ có nhiều cơ hội để phát triển bằng cách giành thị phần từ các chợ truyền thống.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
21. BID – Duy trì chất lượng tài sản ổn định
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 46.200
- Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 46,200VND/cp, thấp hơn 2.7% so với giá tại ngày 16/08/2023.
- Nguồn KBSV: Xem chi tiết
22. VIB – Chi phí tín dụng cao gây xói mòn đến lợi nhuận
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 22.700
- Với sự hỗ trợ của Thông tư 02, chúng tôi cho rằng tỷ lệ hình thành nợ xấu đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023 và tỷ lệ nợ xấu sẽ dao động quanh mức 3% trong thời gian còn lại của năm 2023. VIB không mấy mặn mà trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay các chủ đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, chất lượng tài sản suy giảm do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng. Mặc dù chúng tôi cho rằng các động thái hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành bất động sản sẽ giúp thời gian phục hồi của ngành này ngắn lại so với chu kỳ trước, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, chặng đường phục hồi vẫn còn gặp nhiều thách thức ít nhất trong một năm tới. Vì vậy, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
Update…
MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:
[Sách] Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing. Xem chi tiết…
Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:
Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.