Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/06 – 16/06/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, SAB, GMD, KBC, NT2, VRE, POW, PLX, PVD, BSR, VEA, GMD, HSG, STB, TPB, GEX, PLX, HPG, MBB, QNS, PVT, HT1, DGW, ACB …

1. VNM – Hồi phục lợi nhuận trong nửa cuối năm

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 78.200
  • KQKD Q1.2023: DTT tương đương cùng kỳ trong khi LNST giảm mạnh 18% yoy. DT nội địa giảm 1,4% đạt 11.491 tỷ đồng, trong khi đó cả XK và CN nước ngoài tăng 7,5% và 11,3% bù đắp cho mảng nội địa. Biên LNG giảm 1,7% sv cùng kỳ năm ngoái.
  • Dự phóng: Cho năm 2023 chúng tôi dự phóng DTT tăng trưởng 1,2% đạt 60.650 tỷ đồng và LNST CĐ mẹ đạt 9.379 tỷ đồng tăng trưởng 10,1 % yoy. Dựa vào kỳ vọng thị trường nội địa phục hồi 0,5% yoy, DT XK và nước ngoài tăng tổng cộng 4,8% yoy. Tăng trưởng LN chủ yếu đến từ biên LNG phục hồi 1,6 điểm phần trăm đạt 41,6%. Như vậy, tương ứng EPS forward đạt 4.010 đồng/cp. Với P/E ngành ước tính 19,5x lần chúng tôi khuyến nghị MUA cho VNM với giá mục tiêu là 78.200 đồng/cp.
  • Rủi ro:Sức mua của nội địa thấp hơn kỳ vọng, thị trường nông thôn bị ảnh hưởng bởi kinh tế suy giảm. Cạnh tranh của các hãng nội địa lẫn nhập khẩu trong khi sức mua nội địa yếu. Giá NL đầu vào như sữa bột, đường vẫn giữ mức cao.Khuyến nghị:Chúng tôi khuyến nghị MUA cho năm 2023 với giá mục tiêu 78.200 đồng/cp, tương ứng với P/E mục tiêu 19,5x lần, upside 17,6%.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

2. SAB – Nhu cầu tiêu thụ chậm

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 162.000
  • Q1.2023: kém khả quan
  • SAB công bố KQKD Q1.2023 với DTT giảm 15 % yoy và LN giảm mạnh 18,8% yoy, tương ứng đạt 6.214 tỷ đồng và 1.004 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ bởi nhu cầu yếu do kinh tế khó khăn. Việc thực thi kiểm tra nồng độ cồn theo Nghị định 100 diễn ra gay gắt hơn.
  • Dự phóng 2023:Với ngắn hạn triển vọng ngành bia dự kiến tăng trưởng chậm lại trong 2023 khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Chúng tôi kỳ vọng DT 2023 SAB đạt tăng trưởng 6,0% yoy, đạt 37.078 tỷ đồng. SAB đã chốt nguyên liệu cho gần hết Q3.2023 và do mua nguyên liệu vào cuối năm ngoái cho nên chi phí đầu vào bình quân ước tính dự kiến sẽ cao hơn 2022. Tuy nhiên, nhờ vào SAB tập trung tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí và kỳ vọng biên gộp sẽ được giữ vững. Biên LNG kỳ vọng cải thiện hơn 2022 đạt mức 31,3% sv mức 30,8% năm 2022. BLĐ cho rằng xu hướng biên gộp sẽ cải thiện tốt hơn từ 2024. Chúng tôi ước tính LSNT đạt 5.765 tỷ đồng (+4,8% yoy), tương ứng EPS forward đạt 8.241 đồng/cp.
  • Rủi ro: nguyên vật liệu đầu vào tăng caoNgười dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu. Thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng đối với chất lượng, bao bì… sản phẩm.Giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao và Sabeco chỉ chuyển một phần chi phí sang người tiêu dùng.SAB phải tiếp tục chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần trong điều kiện cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt.
  • Khuyến nghị:Với P/E mục tiêu 22.x lần chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP với giá trị hợp lý là 181.000 đồng/cp (upside 11,7%).
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

3. VNM – Biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối 2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 84.200
  • Cập nhật Q1/23: Trong Q1/23, doanh thu thuần hợp nhất của CTCP Sữa Việt Nam (VNM)ghi nhận 13,918 tỷ đồng (+0.3% CK), hoàn thành 22% kế hoạch năm. Trong khi các sản phẩm sữa bột và sữa nước đang gặp áp lực cạnh tranh, các sản phẩm sữa chua và sữa đặc tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao trong Q1/23. Biênlợi nhuận gộp hợp nhấtduy trìởmức thấp nhấttừQ2/15 với 38.8% (tương tựQ4/22, Q1/22: 40.5%). Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh (+10.8% CK) nhằm duy trì thị phần đã khiến lợi nhuận sau thuế của VNM giảm 16.5% xuống 1,906 tỷ đồng, hoàn thành 22.1% kế hoạch năm.
  • Cập nhật ĐHCĐNăm 2023, VNM dự kiến tổng doanh thu và lợi nhuận ròng đạt lần lượt 63,380 tỷ đồng (+5.5% CK) và 8,622 tỷ đồng (+0.5% CK). Ngoài ra, công ty cũng đề cập đến kế hoạch tối đa hóa doanh thu trong mùa cao điểm quý 2 và quý 3 sắp tới.VNM đã chốt hợp đồng sữa nguyên vật liệu đến T8/23. Với việc bắt đầu sử dụng nguyên liệu tồn kho chi phí thấp so với cùng kỳ từ Q2/23, công ty kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện đáng kể từ Q3/23.Trong nửa đầu năm 2023, VNM đã ký thành công nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn với tổng trị giá 100 triệu USD, chủ yếu là sữa bột trẻ em sang thị trường Trung Đông. Công ty lên kế hoạch thu về hơn 200 triệu USD trong 2023.Dự án trang trại Lao-Jagro: Hiện trang trại có hơn 1,000 con bò được nhập khẩu từ Mỹ (Kế hoạch giai đoạn 1: 24,000 con), công ty dự kiến nhập thêm 7,000 con trong năm nay.Dự án bò thịt Sojitz: Dự án đã khởi công vào T3/23 và sẽ đi vào hoạt động sau hai năm.Dự án nhà máy sữa Hưng Yên: Nhà máy dự kiến sẽ đi vào vận hành năm 2025 nhưng vẫn chưa khởi công.
  • Dự phóng và định giáChúng tôi điều chỉnh tăng nhẹdựphóng doanh thu thuầnhợp nhất năm 2023 lên 62,265 tỷđồng (+3.9% CK) và LNST của cổ đông công ty mẹ lên 9,452 tỷ đồng (+11% CK) sau khi HĐQT dự kiến tăng giá bán một số sản phẩm từ 3-5%. Ngoài ra, chúng tôi giảm tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn của VNM xuống 2% (từ 3%) để phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Sau khi điều chỉnh, chúng tôi giảm giá mục tiêu xuống 84,200 đồng (từ 85,100 đồng) nhưng duy trì khuyến nghị MUA đối với VNM.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

4. KBC – Cập nhật KQKD 1Q2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 33.100
  • 1Q2023 doanh thu KBC đạt 2,223 tỷ VND (+225% yoy), hoàn thành 25% kế hoạch đề ra cho 20231: Q2023, KBC ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt 2,223 tỷ VND (+225% yoy) và 1,056 tỷ VND (+102% yoy) nhờ ghi nhận doanh số bán đất lên tới 64 ha trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 8.9 ha
  • KBC kì vọng ghi nhận doanh số cho hơn 160ha đất KCN trong năm nay Trong 2022, KBC kí được hàng loạt các hợp đồng cho thuê và thỏa thuận nguyên tắc cho thuê, tuy nhiên chưa thể bàn giao do khách hàng chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Phần lớn các hợp đồng cho thuê đất KCN đã kí được kì vọng sẽ bàn giao trong năm nay.
  • Quỹ đất mới được phê duyệt lên tới 1,256 ha là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn cho KBC Trong 2022, KBC đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cho 1,256 ha đất tại các KCN Lộc Giang, Tân Lập và Quang Châu mở rộng. Quỹ đất mới này cùng với các dự án đang triển khai sẽ đảm bảo dư địa tăng trưởng cho KBC trong trung và dài hạn.
  • Việc Hải Phòng thông qua kế hoạch điều chỉnh quy hoạch kì vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ KĐT Tràng Cát và KCN Tràng Duệ 3 Quý 1 vừa qua, UBND TP Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch điều chỉnh chung quy hoạch Hải Phòng. Việc này kì vọng sẽ tác động tích cực tới tiến độ các dự án của KBC tại Hải Phòng, kết nối cơ sở hạ tầng sẽ được chú trọng đầu tư, đặc biệt khi KBC đang làm việc với chính quyền địa phương để xây dựng tuyến đường kết nối các dự án với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
  • Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 33,100 VND/cổ phiếuDựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC, mức giá mục tiêu là 33,100 VND/cổ phiếu, cao hơn 20% so với mức giá đóng cửa 27,600 VND ngày 09/06/2023..
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

5. VRE – Hiệu quả kinh doanh cải thiện mạnh sau COVID

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 38.200
  • Doanh thu và LNST 2023 ước tính đạt lần lượt 10,027 tỉ VND (+36% YoY) và 4,472 tỉ VND (+61% YoY) Chúng tôi cho rằng KQKD của VRE sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong 2023 nhờ (1) tỉ lệ lấp đầy và giá cho thuê mặt bằng TTTM tăng mạnh sau giai đoạn COVID và (2) ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng Bất động sản từ 2 dự án shophouse tại Quảng Trị và Điện Biên trong 2023.
  • Giá vốn hàng bán, chi phí SG&A được tối ưu Chi phí SG&A từ 2023 ước tính sẽ được tối ưu nhờ (1) giảm dự phòng nợ khó đòi sau COVID (đã trích lập trong 2021 và 2022) và (2) các chính sách tối ưu nhân sự, lao động. Bên cạnh đó, VRE cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại 50 TTTM, trong 2023 sẽ bổ sung thêm hệ thống này tại 8 TTTM khác, giúp giảm 2% chi phí điện tiêu thụ, giảm giá vốn hàng bán.
  • VRE dự tính mở rộng thêm 800,000 m2 diện tích mặt bằng cho thuê trong tương lai VRE lên kế hoạch bổ sung thêm 800,000 m2 diện tích sàn cho thuê trong trung và dài hạn, với số vốn đầu tư ước tính 12,300 tỉ VND, tuy nhiên việc chậm tiến độ triển khai cũng là rủi ro cần đánh giá
  • Khuyến nghị MUA với VRE, giá mục tiêu 38,200 VND/cổ phiếu Chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu VRE, ước tính giá trị hợp lý là 38,200 VND/cổ phiếu (tương ứng với mức upside 42% so với giá đóng cửa ngày 12/06/2023).
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

6. NT2 – Hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 35.100
  • Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 1Q2023 tăng trường tích cực Doanh thu thuần 1Q2023 của NT2 đạt 2,182 tỷ VND (+8.8% Yoy) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 233.82 tỷ VND, tương đương 49.4% kế hoạch năm. Trong Quý 1/2023, sản lượng điện thương phẩm đạt 1074.8 triệu kWh (+8% yoy). Sản lượng Qc đạt 1039.8 triệu kWh, chiếm khoảng 97% sản lượng điện thương phẩm của NT2. Kết quả tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu điện cao, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thuỷ điện giảm xuống
  • Trong 4Q2022, NT2 bỏ trích lập dự phòng nợ xấu với EPTC khiến LNST tăng mạnh NT2 có ghi nhận một khoản trích lập khoảng 198 tỷ VND dự phòng đối với EPTC trong nửa sau 2022. Tuy nhiên, khoản này sau đó đã được hoàn lập trong công bố về cập nhật báo cáo tài chính 4Q2022 khiến LNST 2022 của NT2 đạt 883 tỷ VND (+65% Yoy), thay vì 729 tỷ (+37%) so với trước khi hoàn lập. Theo đó, dự phóng của chúng tôi cũng sẽ thay đổi vì khoản dự phòng này đã được hoàn lập vào năm 2022.
  • Nhu cầu phụ tải dự báo sẽ tăng, đặc biệt vào mùa nắng nóng Theo EVN, nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục mới vào ngày 06/05/2023, tương đương 895 triệu kWh (+12.34% YoY). Công suất tiêu thụ cực đại đạt 43,0300 MW (+9.12% YoY), cao nhất kể từ đầu năm. Nhu cầu phụ tải điện đăng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng
  • Khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu 35,100 VNĐ/cổ phiếu Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NT2. Giá mục tiêu là 35,100 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 8.6% so với giá tại ngày 12/06/2023.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

7. GMD – Báo cáo cập nhật 1Q2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 63.000
  • 1Q2023, GMD ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt là 902 tỷ VND (+3% yoy) và 254 tỷ VND (-20% yoy) 1Q2023 GMD đạt doanh thu 902 tỷ VND, hoàn thành 23% doanh thu kế hoạch đặt ra cho 2023. Trong đó doanh thu khai thác cảng chiếm tỷ trọng 72.6% đạt 655 tỷ VND (-11% yoy), doanh thu logistics đạt 247 tỷ VND (+72% yoy).
  • Doanh thu cảng của GMD trong 2023 dự kiến giảm do sự sụt giảm chung của thị trường hàng hóa thế giới Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, xuất nhập khẩu giảm mạnh, sản lượng thông qua hệ thống cảng của GMD cũng bị ảnh hưởng tiêu cực chỉ đạt 584,000 Teu trong 1Q2023 (ước tính giảm 25% yoy), dự kiến chưa thể hồi phuc ngay trong năm nay.
  • GMD đã hoàn tất chuyển nhượng NHĐV vào cuối tháng 5 vừa nhuận trước thuế của giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ ước tính khoảng hơn 2,000 tỷ VND dự kiến sẽ được ghi nhận vào Báo cáo tài chính 2Q2023.
  • Nam Đình Vũ 2 đã đi vào khai thác cùng dự án Gemalink 2 đang triển khai và Nam Đình Vũ 3 sẽ đảm bảo quy mô và vị thế cho khối cảng của GMD trong cả trung hạn và dài hạn Nam Đình Vũ 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023 kì vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng NHĐV chuyển sang. GMD đang tiếp tục xem xét tiến hành khởi công thêm dự án Nam Đình Vũ 3, cùng với Gemalink 2 dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ 2025 đảm bảo dư địa tăng trưởng cho GMD trong trung và dài hạn.
  • Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 63,000 VND/cổ phiếu Dựa trên triển vọng doanh nghiệp và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD với mức giá mục tiêu là 63,000 VND/cổ phiếu, cao hơn 22.1% so với giá đóng cửa ngày 12/06/2023.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

8. KBC – Mở khóa quỹ đất từ dự án Tràng Duệ 3

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 34.000
  • Quan điểm định giá Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC với giá trị hợp lý năm 2023 là 34,000 VNĐ/CP (Upside 22% so với giá đóng cửa ngày 12/06/2023), dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 13% cho các dự án của Khu công nghiệp. KBC hiện đang giao dịch với định giá P/E FWD 2023 = 11x, P/B FWD 2023 = 1.1x. BSC cho rằng KQKD 2023-2024 – lợi nhuận sau thuế – sẽ duy trì ở mức cao >2,000 tỷ VNĐ/năm nhờ quỹ đất dự án Tràng Duệ 3 được mở khóa. KQKD từ năm 2025 trở đi sẽ được đóng góp chính bởi dự án KĐT Tràng Cát.
  • Dự báo kết quả kinh doanh Trong năm 2023, BSC dự báo KBC ghi nhận Doanh thu thuần đạt 7,864 tỷ VNĐ (+728 %yoy), LNST – CĐTS đạt 2,308 tỷ VNĐ (+51% yoy), tương đương EPS FWD 2023 = 3,007 VND/CP, P/E FWD 2023 = 9.3, P/B FWD 2023 = 1.1x, nhờ bàn giao 80 ha Quang Châu, 93 ha Nam Sơn Hạp Lĩnh, 22 ha Tân Phú Trung.Trong năm 2024, BSC dự báo KBC ghi nhận Doanh thu thuần đạt 11,779 tỷ VNĐ (+49 %yoy), LNST – CĐTS đạt 2,325 tỷ VNĐ (+1% yoy), tương đương EPS FWD 2023 = 3,029 VND/CP, P/E FWD 2023 = 9.3, P/B FWD 2023 = 1.0 chủ yếu nhờ bàn giao 125 ha Tràng Duệ 3.
  • Luận điểm đầu tư (1) KQKD 2023-2024 của KBC sẽ duy trì >2,000 tỷ VNĐ/năm – tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2022 nhờ (hưởng lợi từ (1) làn sóng chuyển dịch Trung tâm sản xuất công nghệ cao, và (2) quỹ đất 687 ha dự án Tràng Duệ 3 đã được mở khóa.(2) Dự án Khu đô thị Tràng Cát mở khóa sẽ là động lực tăng trưởng cho KBC từ năm 2025 với tổng giá trị mở bán = 59,000 tỷ VNĐ, lợi nhuận 34,000 tỷ VNĐ.(3) Quỹ đất trong dài hạn được bổ sung thêm 1,263 ha từ KCN Tân Tập, Lộc Giang, và CCN Long An.
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

9. POW – Tái khởi động tăng trưởng nhóm nhiệt điện

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 17.800
  • KQKD Q1/23: Sản lượng hợp đồng giảm thu hẹp biên LN gộp Doanh thu Q1/23 POW tăng 5% svck đạt 7.424 tỷ đồng, hỗ trợ bởi sản lượng điện tăng 10% svck cùng với giá bán bình quân nhóm nhiệt điện cải thiện. Tuy nhiên, LN gộp giảm 34% svck do nhiều nhà máy như Nhơn Trạch 1, Vũng Áng 1 và Cà Mau 1&2 ghi nhận sản lượng huy động từ thị trường điện cạnh tranh cao với giá thấp hơn, thu hẹp biên LN gộp 5 điểm %. Doanh thu tài chính tăng 90% svck do doanh thu tiền gửi tăng mạnh, trong khi chi phí tài chính tăng 30% svck do khoản vay bổ sung Nhơn Trạch 3&4 trong môi trường lãi suất neo cao. Hơn nữa, POW ghi nhận 149 tỷ đồng khoản bồi thường Vũng Áng 1 trong Q1/23, theo đó, LN ròng giảm 26% svck đạt 534 tỷ đồng, hoàn thành 20% dự phóng của chúng tôi.
  • Triển vọng 2023-24: Nhóm nhiệt điện thúc đẩy tăng trưởng sản lượng Trong 2023, chúng tôi kỳ vọng doanh thu tăng 15% svck, hỗ trợ bởi tăng trưởng sản lượng tích cực nhóm nhiệt điện, bù đắp những mất mát từ thủy điện trong bối cảnh thủy văn kém thuận lợi. Chúng tôi kỳ vọng khoản thoái vốn CTCP EVN Việt-Lào khoảng 300 tỷ đồng trong 2023 sẽ củng cố mức tăng trưởng LN ròng 7% svck. Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu và LN ròng sẽ tăng lần lượt 25% svck và 17% svck, nhờ 1) Nhóm điện khí tăng trưởng sản lượng tích cực hơn sau khi hoàn thành nhiều kế hoạch đại tu trong 2023; 2) Tổ 1 Vũng Áng 1 (600MW) đi vào hoạt động từ Q3/23 và vận hành cả năm 2024. Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng khoản bồi thường bảo hiểm cho Vũng Áng 1 sẽ là một động lực tăng trưởng LN tích cực, hiện tại POW đang làm việc với PVI để có thể ghi nhận được giá trị đền bù hợp lý nhất, chúng tôi kỳ vọng thương vụ sẽ được phân bổ trong 2023-24.Đối với Nhơn Trạch 3&4, mặc dù có nhiều điểm tích cực trong quá trình thu xếp vốn, về cơ bản POW đã chốt được ba khoản vay cơ bản khoảng 1 tỷ USD với lãi suất hấp dẫn, dự án vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro chậm tiến độ liên quan đến thống nhất điều khoảng trong PPA, GSA và những vướng mắc trong thi công đường dây của EVN.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 17.800đ/cp Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu POW đi 9,6% sv dự phóng trước do chúng tôi điều chỉnh giảm tăng trưởng EPS 2023-24 đi 15%/15%. Hiện tại POW đang được giao dịch ở mức P/B 1,0x, thấp hơn so với trung bình ngành. Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tích lũy một doanh nghiệp điện khí hàng đầu, hưởng lợi từ quan điểm phát triển nguồn điện dài hạn của Chính phủ. Giá mục tiêu dựa trên tỉ trọng tương đương của phương pháp DCF và EV/EBITDA. Tiềm năng tăng giá: 1) Kế hoạch bồi thường cụ thể cho Vũng Áng 1 được công bố; 2) Nhu cầu điện phục hồi mạnh hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm: 1) Khó khăn tài chính của EVN chưa được giải quyết, kéo theo rủi ro về trích lập dự phòng và gián đoạn dòng tiền kinh doanh; 2) Cung đầu vào (than, khí) thiếu, ảnh hưởng đến khả năng huy động.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

10. PVD – Tăng trưởng mạnh mẽ

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 29.000
  • Định giá BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD, và nâng giá mục tiêu cho năm 2023 lên 29,000 VND/CP (tương đương upside 21.6% so với giá đóng cửa ngày 13/06/2023 là 23,850 VND/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% – 50%. Chúng tôi nâng giá mục tiêu của PVD dựa trên dự báo lợi nhuận tăng 20% so với báo cáo gần nhất.
  • Dự báo kết quả kinh doanh BSC dự báo năm 2023, DTT và LNST của PVD lần lượt đạt 6,765 tỷ VND (+25% YoY) và 368 tỷ VND (cùng kỳ lỗ 151 tỷ VND), EPS FW = 432 VND/CP với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 99%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 tăng lên mức 78,000 USD/ngày (+38% YoY), và (3) Trích lập dự phòng phần còn lại (16 tỷ VND) với đối tác KrisEnergy.
  • Quan điểm đầu tư Giá cho thuê giàn khoan tự nâng & hiệu suất sử dụng giàn duy trì ở mức cao (trên 100,000 USD/ngày với hiệu suất đạt trên 90%).Triển vọng thị trường khoan trong nước hồi phục khả quan, nhờ các dự án dầu khí được tái khởi động.Rủi roGiá dầu biến động mạnh ảnh hưởng tới giá thuê giàn và lợi nhuận của PVD.Các dự án thượng nguồn dầu khí bị chậm tiến độ.
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

11. PLX – Trên đà hồi phục

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 45.600
  • KQKD Q1/23 phục hồi nhờ nguồn cung xăng dầu nội địa ổn định trở lại
    Doanh thu Q1/23 đi ngang svck đạt 67.432 tỷ đồng (+0,6% svck). Tuy nhiên, LN gộp Q1/23 tăng mạnh 28,1% svck lên 3.559 tỷ đồng nhờ nguồn cung trong nước ổn định trở lại khi nhà máy lọc dầu (NMLD) Nghi Sơn hoạt động hết công suất, giúp PLX giảm thiểu các khoản chi phí đột biến liên quan đến việc tăng nguồn hàng nhập khẩu như trong Q1/22. Trong Q1/23, chi phí bán hàng tăng 22,2% svck lên 2.808 tỷ đồng do chi phí nhân viên cao hơn (+27% svck) và LN tài chính thuần tăng 520% svck lên 131 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi tỷ giá cao hơn. Kết quả, PLX ghi nhận LN ròng Q1/23 đạt 620 tỷ đồng, tăng trưởng 154,7% svck và hoàn thành 17% dự phóng cả năm của chúng tôi.
    Thoái vốn thành công tại PGBank sẽ hỗ trợ cho KQKD năm 2023
    Vào ngày 7/4 vừa qua, PLX đã bán đấu giá toàn bộ 120 triệu cổ phần PGBank (PGB), tương đương 40% tổng cổ phần của ngân hàng với giá 21.400 đ/cp. Thương vụ thành công đồng nghĩa với việc PLX đã thoái vốn hoàn toàn khỏi PGB và thu về 2.568 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính PLX ghi nhận ~680 tỷ đồng doanh thu tài chính trong Q2/23, tương đương khoảng 14% LNTT của PLX trong năm 2023.
    Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kép LN ròng đạt 46,1% trong năm 2023-25
    Chúng tôi kỳ vọng PLX sẽ phục hồi mạnh mẽ từ trong giai đoạn 2023-25 với mức tăng trưởng kép LN ròng đạt 46,1% nhờ: (1) thị trường xăng dầu trong nước ổn định trở lại từ năm 2023 nhờ việc NMLD Nghi Sơn vận hành hết công suất và việc điều chỉnh phụ phí kinh doanh xăng dầu kịp thời và đầy đủ của cơ quan quản lý, giúp hạn chế các chi phí kinh doanh xăng dầu đột biến như đã phát sinh trong năm 2022, và (2) tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu đạt tăng trưởng kép là 3% trong năm 2023-25.
    Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu không đổi là 45.600 đồng
    Chúng tôi tăng nhẹ dự phóng EPS năm 2023 lên 2,4%, nhưng hạ dự phóng EPS năm 2024-25 xuống 4,4%/4,2% do: (1) tăng LN tài chính năm 2023 nhờ khoản LN từ thương vụ thoái vốn PGB, và (2) giảm dự phóng LN từ liên doanh liên kết năm 2023-25 do không còn đóng góp của PGB kể từ Q2/23. Giá mục tiêu theo phương pháp DCF của chúng tôi giữ nguyên ở mức 45.600 đồng. Sau một năm 2022 khó khăn chưa từng có đối với ngành phân phối xăng dầu, chúng tôi tin tưởng vào triển vọng phục hồi mạnh mẽ của PLX từ năm 2023 trở đi. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với PLX. Động lực tăng giá là sản lượng tiêu thụ xăng dầu cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá chủ yếu đến từ sự gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong nước do sự cố có thể tái diễn tại NMLD Nghi Sơn.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

12. GMD – Triển vọng tiếp tục ảm đạm, điểm sáng từ bán cảng Nam Hải Đình Vũ

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 55.900
  • KQKD Q1.2023 của GMD kém khả quan trước tình hình giảm sức mua và rủi ro suy thoái trên toàn cầu. DT và LNST-CĐTS của doanh nghiệp lần lượt đạt 901 tỷ đồng (+3% yoy) và 202 tỷ đồng (-26% yoy), trong đó, DT mảng khai thác cảng – hoạt động kinh doanh chính của công ty giảm 11% yoy. LNST giảm mạnh do phần đóng góp lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết sụt giảm, mà chủ yếu là do khoản lỗ gần 39 tỷ đồng từ cảng Gemalink.
  • Năm 2023, BVSC cho rằng hoạt động kinh doanh của GMD sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trước tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động. Từ đầu năm đến nay, sản lượng container thông qua cảng biển có sự giảm sút rõ rệt so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang trì trệ trước tình trạng cầu yếu kém. Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu giảm mạnh 17,9%, so với xuất khẩu chỉ giảm 11,6%. Chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam suy giảm tháng thứ 3 liên tiếp, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm mạnh hơn. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng không mang đến nhiều kỳ vọng như dự kiến khi nền kinh tế nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn từ thị trường tài chính và bất động sản.
  • Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo KQKD cho năm 2023 nhằm phản ánh tình trạng ảm đạm sẽ kéo dài ít nhất cho đến đầu năm 2024 (thay vì dự báo kéo dài đến 2H2023 như dự phóng trước đó) và lợi nhuận đột biến từ thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ. Cụ thể, năm 2023, kỳ vọng doanh thu và LNST-CĐTS đạt 3.651 tỷ đồng (-6,4% yoy) và 2.329 tỷ đồng (+134,3% yoy). Điều chỉnh lợi nhuận bán cảng, LNST-CĐTS sẽ sụt giảm 11,3% yoy, chỉ còn 882 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết giao dịch bán cảng NHĐV sẽ đem về khoản lợi nhuận 2.000 tỷ đồng cho GMD.
  • Định giá và khuyến nghị Chúng tôi định giá GMD dựa trên phương pháp SOTP (Sum-of-the-Parts). BVSC khuyến nghị NEUTRAL với giá mục tiêu cho cổ phiếu GMD là 55.900 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 10,7%.Rủi ro: Fed tiếp tục giữ lãi suất ở nền cao, rủi ro suy thoái, giảm sức mua kéo dài hơn dự kiến.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

13. VEA – Sản lượng T5/2023: dấu hiệu giảm tốc ngày càng rõ rệt

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 40.930
  • Doanh số xe máy của Honda: yếu y/y và m/m Honda Việt Nam cho biết doanh số bán xe máy Tháng 5 giảm mạnh 31,5% m/m xuống còn 142.580 chiếc (giảm 8,3% y/y, mặc dù là mức so sánh thấp là do Việt Nam thiếu hụt linh kiện và bộ phận để sản xuất xe máy). Đáng chú ý, số liệu Tháng 5/2023 là mức thấp nhất kể từ Tháng 10/2021, ngoại trừ chỉ số Tháng 2/2023 (140.669 chiếc khi số lượng ngày bán thấp hơn).
  • Doanh số ô tô: giảm xuống mức thấp trong nhiều tháng Sản lượng tiêu thụ ô tô VAMA giảm xuống mức thấp ở mức 19.266 chiếc (giảm 6,8% m/m & 51,2% y/y), thấp nhất kể từ ngày Tháng 10/2021 (Tháng 9/2021: 12.296 chiếc). Xu hướng giảm đã duy trì kể từ Tháng 11/2022, theo quan sát của chúng tôi, trong bối cảnh các yếu tố cơ bản vĩ mô khó khăn hơn (xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và lãi suất cao cũng như khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn hơn).Những người mua ô tô, mà chúng tôi tin là thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có, tỏ ra thận trọng trong việc chi tiêu cho các sản phẩm có giá trị lớn. Điều này tương tự như những gì chúng ta quan sát từ PNJ – Công ty trang sức có thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
  • Duy trì khuyến nghị Neutral, dự báo & giá mục tiêu Trong Cập nhật Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu gần đây, chúng tôi đã điều chỉnh giảm 14,1% dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của VEA xuống 6.455 tỷ (giảm 15,0% y/y), trước khi tăng trở lại 10,6% y/y trong năm 2024.Với triển vọng ngắn hạn đầy thách thức, chúng tôi duy trì khuyến nghị Neutral đối với VEA với giá mục tiêu không đổi là 40.930 đồng/cổ phiếu (Upside: 6,6%), định giá công ty ở mức P/E hợp lý giữa năm 2024 là 8,0x.Ở mức giá hiện tại, VEA đang giao dịch ở mức P/E là 7,5x (giữa năm 2024) và 7,1x (năm 2024) so với mức trung bình 5 năm qua là 9,1x. Suất cổ tức là 9,6% cho năm 2023 và 13,0% cho năm 2024.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

14. HSG – Tỷ lệ hàng tồn kho đã về mức an toàn

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.400
  • Dự phóng 2023-2024 Tỷ lệ tồn kho đã hạ về mức an toàn, dự phóng lợi nhuận năm 2023 đạt 118 tỷ với trọng tâm là quay trở lại thị trường nội địa Rủi ro của HSG đã tăng cao khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức 61% trong 2Q22 trong bối cảnh nhu cầu thép trên thế giới suy giảm do ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế. Giai đoạn 4Q22 – 1Q23, HSG đã ghi nhận lỗ 1,567 tỷđồng. Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi HRC ổn định ở mức USD500 – 650/tấn, qua đó giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 12.8% trong 2Q23 (sv -2.8% trong 4Q22) với tỷ lệ HTK/TTS đã hạ xuống mức 20.6% trong cuối 2Q23. Chúng tôi đánh giá HSG hầu như đã bán hết lượng HTK giá cao và không còn rủi ro trích lập trong giai đoạn 2H23 – 2024. Dự phóng HSG sẽ tiếp tục hoàn nhập 185 tỷ dự phòng HTK trong giai đoạn 2H23.Trong NĐTC 2022, thị phần nội địa mảng tôn mạ của HSG giảm mạnh, từ 35.9% xuống 28.7%, theo chúng tôi, do biên LNG mảng xuất khẩu năm 2022 cao hơn nội địa là 3%p. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm nhu cầu, chúng tôi cho rằng HSG sẽ quay lại tập trung cho thị trường nội địa. Giai đoạn 2016-2021, thị trường nội địa là thị trường chính tạo ra lợi nhuận cho HSG nhờ thương hiệu, hệ thống phân phối lớn với biên lợi nhuận gộp nội địa luôn cao hơn thị trường xuất khẩu. Sản lượng dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.55 triệu tấn (-14.7% CK) và 1.73 triệu tấn (+11.6% CK). Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần NĐTC 2023F / 2024F lần lượt 34,756 tỷ (-30% CK) / 40,323 (+16% CK). Dựphóng LNR của HSG trong NĐTC 2023F / 2024F lần lượt đạt 246 tỷ (-13.8% CK) / 1,070 tỷ (+335% CK).
  • Định giá Với cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức chỉ 20% và không có dư nợ dài hạn, chúng tôi giữ khuyến nghị Tăng tỷ trọng với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu VND19,400/cp (Upside: +12.8%).
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

15. BSR – Phát huy nội lực, vượt qua thách thức

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 19.200
  • Chúng tôi hạ dự báo lợi nhuận năm 2023 của BSR do giá dầu điều chỉnh, làm suy giảm crack spread. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng crack spread năm 2023 sẽ vẫn duy trì ở mức cao 12-20 USD/thùng tùy sản phẩm.
  • Triển vọng BSR vẫn khả quan dựa trên một số yếu tố sau: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép 5,5%/năm trong giai đoạn 2022-2030.Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ được hỗ trợ bởi: 1) bước vào mùa du lịch, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng; 2) mùa hè nắng nóng, nhu cầu điện gia tăng, trong khi thủy văn không thuận lợi, sản phẩm diesel DO có thể được chuyển đổi công năng sang phục vụ phát điện.Dự án NCMR NMLD Dung Quất đang trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau khi hoàn thành, công suất chế biến của Nhà máy có thể tăng thêm 15% so với hiện tại, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của BSR về dài hạn.Kế hoạch chuyển sàn từ Upcom sang Hose: nếu việc được chuyển sàn được chấp thuận, có thể tạo tâm lý tích cực cho giao dịch của cổ phiếu BSR.
  • Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 của BSR giảm 17,1% svck về mức 138.572 tỷ đồng. LNST cổ đông Công ty mẹ năm 2023 dự báo đạt 7.613 tỷ đồng (-48,3% svck). EPS 2023 forward dự kiến đạt 2.455 đồng/cp, BVPS 2023F dự kiến đạt 18.268 đồng/cp, tương ứng P/E forward và P/B forward đạt 7,0 lần & 0,95 lần. Giá mục tiêu là 19.190 đ/cp (Upside 10,9% so với giá hiện tại). Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với BSR.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

16. STB – Tiềm năng tăng trưởng đáng được kỳ vọng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 34.500
  • Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB từ Khả quan lên MUA, khi chúng tôi chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 34.500 đồng/cổ phiếu (từ 29.000 đồng/cp). Việc chúng tôi nâng giá mục tiêu và khuyến nghị đối với cổ phiếu phản ánh chất lượng tài sản đang được duy trì tốt, vì STB không có bất kỳ khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nào và cho vay chủ đầu tư bất động sản với tỷ trọng hạn chế. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 và 2024 vẫn rất hấp dẫn, ngay cả khi chúng tôi không ước tính khoản lợi nhuận bất thường có thể xảy ra từ việc bán các tài sản tồn đọng. Với tiềm năng tăng giá là 22,3%, chúng tôi khuyến nghị tích lũy cổ phiếu STB trong những phiên thị trường rung lắc.
  • Trong năm 2023, chúng tôi điều chỉnh giảm 9,2% dự báo lợi nhuận trước thuế so với ước tính trước đó xuống 9,5 nghìn tỷ đồng (+50% svck), vì tăng trưởng NFI yếu hơn dự kiến (-26,4% svck) do nhu cầu tíndụng chững lại khiến hoạt động bán chéo sản phẩm suy giảm cũng như sự thiếu hụt các khoản thu nhậpkhác (-71% svck). Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ bancassurance trong năm 2022, NFI dự kiến tăng 3,5% svck trong năm 2023.
  • Sang năm 2024, chúng tôi cho rằng STB cần có một kế hoạch rõ ràng hơn hoặc hướng dẫn chi tiết từ NHNN về phương án giải quyết số lượng cổ phần STB tại VAMC, vì số lượng cổ phần này chiếm hơn 30% quyền sở hữu của STB và có thể làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp nếu quyền sở hữu số lượng cổ phần này được phân bổ cho quá nhiều nhà đầu tư khác nhau. Do đó, chúng tôi không đưa ra bất kỳ ước tính về khoản lợi nhuận bất thường nào liên quan trực tiếp đến việc xử lý số lượng cổ phần này vào mô hình định giá. Tuy nhiên, LNTT dự kiến vẫn rất khả quan với mức tăng trưởng 68,3% svck chủ yếu đến từ việc STB không còn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
  • Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi cho rằng đà tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ sẽ tiếp diễn trong Q2/2023, chủ yếu đến từ việc NIM đã quay về đúng quỹ đạo của nó.
  • Rủi ro ngắn hạn:
    • Tăng trưởng tín dụng thấp hơn kỳ vọng;
    • Kế hoạch tái cấu trúc kéo dài hơn dự kiến;
    • Lãi suất cho vay giảm nhiều hơn dự kiến gây áp lực lên NIM.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

17. TPB – Ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 24.300
  • Luận điểm đầu tư: Chúng tôi chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm lên 24.300 đồng/cp (từ 22.800 đồng/cp). Với tỷ trọng cho vay cao đối với chủ đầu tư bất động sản (12%), cho vay mua nhà (18%) và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (10,7%), chúng tôi lo ngại về chất lượng tài sản sụt giảm của TPB sẽ kéo dài hơn dự kiến – gây cản trở cho việc phục hồi NIM. Vì vậy, chúng tôi cho rằng TPB sẽ cân nhắc việc trích lập thêm dự phòng trong thời gian tới. Với những khó khăn như vậy, chúng rôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ không cao như những năm trước và ROE thu hẹp là những diễn biến có thể xảy ra cho năm 2023 và 2024. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu TPB.
  • Trong năm 2023, chúng tôi dự phóng TPB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 8,2 nghìn tỷ đồng (+4,8% svck). Chúng tôi cho rằng NIM giảm (-30 điểm cơ bản svck) và gánh nặng trích lập dự phòng (+22% svck) sẽ cản trở đà tăng trưởng lợi nhuận của TPB trong năm 2023. Với mức nền so sánh thấp trong năm 2023, chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ đạt 9 nghìn tỷ đồng (+9,8% svck), nhờ tăng trưởng NII và NFI lần lượt là 11,9% và 24,4% svck.
  • Quan điểm ngắn hạn: Với mức LNTT cao trong Q2/2022 và Q3/2022, chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi svck sẽ giảm tốc do NIM giảm và gánh nặng trích lập dự phòng.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến và gánh nặng trích lập dự phòng lớn hơn. Lãi suất cho vay giảm nhiều hơn dự kiến gây áp lực lên NIM. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi thấp hơn kỳ vọng.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

18. PLX – Sản lượng bán lẻ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 39.600
  • Ước tính lợi nhuận: Chúng tôi duy trì dự báo sản lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2023 ở mức 10,9 triệu m3 (+4% svck), theo đó sản lượng bán lẻ dự kiến tăng 12% svck đạt 7,3 triệu m3. Tổng doanh thu dự báo đạt 282 nghìn tỷ đồng, giảm 7% svck do giá xăng dầu bình quân giảm 14% svck.
  • Chúng tôi dự báo LNTT năm 2023 tăng 98% svck đạt 4,5 nghìn tỷ đồng và được hỗ trợ bởi: (i) tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện nhờ chuỗi cung ứng ổn định; và (ii) lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn tại PGB. Nếu loại trừ thu nhập bất thường từ việc thoái vốn, thu nhập cốt lõi của công ty trong năm 2023 sẽ tăng 66% svck.
  • Định giá và luận điểm đầu tư: Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 1 năm là 39.600 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của công ty sẽ tiếp diễn trong 2 quý tới từ mức nền thấp trong năm 2022 và được hỗ trợ bởi lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn tại PGB. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu phần lớn đã phản ánh các yếu tố tích cực này, vì vậy nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội khi thị trường rung lắc để tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp hơn.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

19. STB – Lợi nhuận kỳ vọng bật tăng mạnh kể từ năm 2024 sau khi hoàn tất để tái cơ cấu

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 45.300
  • Kết quả kinh doanh Q1/23 suy yếu theo xu hướng chung của toàn ngành
  • Kết quả kinh doanh Q1/23 của STB khá tương đồng với diễn biến suy yếu của nền kinh tế và ngành ngân hàng. NIM và thu nhập ngoài lãi sụt giảm, trong khi STB cũng không có thu nhập từ xử lý nợ trong Q1/23. Tuy nhiên, nhờ không còn phải trích lập lãi dự thu cũng như giảm trích lập dự phòng trái phiếu VAMC, lợi nhuận trước thuế Q1/23 tăng trưởng 50% so với cùng kỳ.
  • Chất lượng tài sản của STB được kiểm soát tốt bất chấp diễn biến xấu đi của toàn ngành. Tính đến cuối Q1/23, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.19%, tăng 21 điểm cơ bản so với quý trước do nợ nhóm 2 chuyển sang. Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0.94%, giảm 31 điểm cơ bản so với quý trước.
  • Lợi nhuận kỳ vọng bật tăng mạnh kể từ năm 2024 sau khi hoàn tất đề án tái cơ cấu
  • Tiến độ thanh lý các tài sản thế chấp diễn biến chậm do có giá trị lớn và tình trạng thanh khoản kém của nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng STB sẽ tiếp tục sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để trích lập dự phòng cho 5,800 tỷ đồng trái phiếu VAMC còn lại từ nay cho đến hết năm 2023 để hoàn tất đề án tái cơ cấu.
  • Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 10,612 tỷ đồng, tăng trưởng 67.4% n/n (kế hoạch: 9,500 tỷ đồng, +50% n/n). Lợi nhuận năm 2024 dự báo sẽ tăng mạnh lên mức 20,006 tỷ đồng (+88.5% n/n), tương đương với các ngân hàng có cùng quy mô khác sau khi không còn áp lực trích lập dự phòng cho các tài sản tồn đọng.
  • Định giá và khuyến nghị
  • Cổ phiếu STB đang giao dịch ở mức không thực sự thu hút với P/E và P/B trượt là 10.3 lần và 1.3 lần, P/E và P/B dự phóng năm 2023 là 6.6 lần và 1.1 lần. Tuy nhiên, nhìn về tương lai, định giá sẽ trở nên rất hấp dẫn với P/E và P/B dự phóng năm 2024 là 3.4 lần và 0.8 lần khi STB không còn áp lực trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
  • Chúng tôi lặp lại khuyến nghị MUA với giá mục tiêu đối với cổ phiếu STB là 45,300 đồng/cp. Giá mục tiêu của chúng tôi tương đương P/E và P/B mục tiêu lần lượt là 6.7 lần và 1.5 lần.
  • Nguồn ACBS: Xem chi tiết

20. HPG – Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ hồi phục vào cuối năm

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 27.400
  • Doanh thu, LNST cổ đông công ty mẹ 1Q2023 đạt lần lượt 26,589 tỷ VND (+3% QoQ) và 393 tỷ VND: HPG quay trở lại ghi nhận lợi nhuận dương nhờ (1) hoàn nhập 928 tỉ dự phòng hàng tồn kho, giúp biên lãi gộp tăng từ 3% lên 6%, và (2) chi phí SG&A giảm 28% QoQ do cắt giảm hoạt động 3-4 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất trong 1Q2023. Thêm vào đó, giá thép tăng nhẹ trong 1Q2023 nhờ kỳ vọng kinh tế hồi phục tại Trung Quốc.
  • Lợi nhuận dự báo sẽ tiếp tục được gia tăng trong 2Q2023 nhờ diễn biến giá nguyên vật liệu đầu vào thuận lợi: Trong khi giá chi phí đầu vào giảm mạnh (quặng sát, than cốc, thép phế giảm lần lượt 10% QoQ, 44% QoQ, 18% QoQ), thép xây dựng và HRC tại Việt Nam có sự suy giảm nhẹ hơn (lần lượt -6% và -15% QoQ), tạo điều kiện cho HPG tiếp tục cải thiện biên lãi gộp trong quý.
  • HPG đang hoạt động 3 lò cao tại Hải Dương và 3 lò cao tại Dung Quất, có thể mở lại thêm 1 lò cao cuối trong 3Q2023: Số liệu T5/2023 cho thấy sản lượng sản xuất trong tháng đạt 75% công suất thiết kế và 95% công suất tổng của doanh nghiệp, chủ yếu là nhờ đơn hàng xuất khẩu HRC tăng mạnh trong T4 và T5/2023. Đồng thời, tỉ trọng hàng tồn kho thành phẩm của HPG cũng có xu hướng gia tăng từ đầu năm tới nay. Có thể thấy, HPG đang tích cực chuẩn bị cho sự hồi phục của thị trường tiêu thụ thép trong thời gian tới.
  • Khuyến nghị MUA với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 27,400 VND/cổ phiếu: Chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 27,400 VND/cổ phiếu, tương ứng với mức upside 19% so với giá đóng cửa ngày 15/06/2023.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

21. GEX – Sản lượng bán lẻ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 24.750
  • GEX công bố KQKD kém khả quan trong Q1.2023. Trong 3 tháng đầu năm, DT sụt giảm đạt 6,410 tỷ đồng (-25.9% yoy) và LNST lỗ đạt -92.28 tỷ đồng. Sự sụt giảm đến từ hầu hết tất cả các mảng kinh doanh như thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng. Mảng năng lượng là mảng duy nhất có sự tăng trưởng trong Q1.2023. Bên cạnh đó, các khoản lỗ tài chính trong Q1.2023 cũng là yếu tố gây sụt giảm lớn lợi nhuận của công ty mẹ.
  • Triển vọng: 1) GEX nắm giữ các mảng kinh doanh với vị thế hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng, thiết bị điện, bất động sản. VCBS kỳ vọng tình hình kinh doanh khó khăn trong ngắn hạn sẽ dần được cải thiện và còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. 2) Các khoản đầu tư tài chính đã lỗ trong các quý trước đó được kỳ vọng có lãi trở lại giúp lợi nhuận khả quan hơn trong các quý tới so với mức lỗ lớn của Q1.2023. 3) Chiến lược thoái vốn một phần mảng năng lượng sẽ giúp GEX có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các thương vụ M&A giúp GEX chớp cơ hội mở rộng kinh doanh mạnh mẽ trong thời gian tới cũng như xử lý các vấn đề về trái phiếu đã phát hành còn tồn đọng.
  • Rủi ro: 1) Rủi ro tới từ thị trường bất động sản kéo dài tình hình suy giảm tác động lên hầu hết các mảng kinh doanh của GEX. 2) Kế hoạch thoái vốn bị kéo dài và giá thoái vốn không như kỳ vọng.
  • Đánh giá: VCBS cho rằng trong ngắn hạn các mảng kinh doanh của GEX còn nhiều khó khăn trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh, tuy nhiên GEX sở hữu tập công ty con, công ty liên kết có vị thế lớn tại các ngành còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. Trong đó VGC sở hữu 11 KCN lớn, GEE với vị thế hàng đầu trong mảng thiết bị điện, mảng năng lượng, bất động sản có nhiều câu chuyện tăng trưởng trong thời gian tới. Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GEX với giá mục tiêu là 24,750 đồng (+30%).
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

22. MBB – Duy trì vị thế bền vững

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 27.900
  • KQKD Q1/2023 tích cực so với toàn ngành: Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 11,930 tỷ đồng (+2.6% YoY). Trong đó thu nhập lãi thuần ghi nhận tăng trưởng 22% YoY, thu nhập ngoài lại giảm mạnh 47.6% YoY. Chi phí dự phòng và chi phí hoạt động được kiểm soát trong quý 1, lần lượt -0.8% YoY và -13% YoY. Nhờ vậy, LNTT tăng trưởng 10% YoY, đạt 6,512 tỷ đồng giúp MBB đứng thứ 3 về lợi nhuận chỉ sau VCB và BIDV.
  • Chất lượng tài sản suy giảm trong Q1/2023: Tỷ lệ nợ xấu đến cuối Q1/2023 tăng 75bps so với cuối năm 2022 lên 1.76%. Trong số các nhóm nợ xấu, dư nợ nhóm 2 và 3 tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2022; nợ nhóm 5 cũng tăng 47% QoQ.
  • Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực nhờ lợi thế nguồn vốn dồi dào: MBB vẫn là ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao so với các ngân hàng khác do (1) có lợi thế về nguồn vốn huy động dồi dào, (2) việc tham gia tái cấu trúc TCTD yếu kém sẽ giúp MBB được NHNN cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình.
  • Tiếp tục phát huy lợi thế CASA đầungành hạn chế rủi ro NIM thu hẹp: Tỷ lệ CASA giảm 5.1% trong quý 1 phản ánh ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao. Dù vậy, chúng tôi đánh giá đây chỉ là yếu tố ngắn hạn, với chính sách điều hành của NHNN giảm lãi suất huy động trong thời gian vừa qua, MBB được kỳ vọng sẽ cải thiện tỷ lệ CASA trong các quý tới và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu ngành.
  • Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 27,900 VND/cp: Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu MBB là 27,900 VND/cp, cao hơn 42% so với giá tại ngày 15/06/2023. Khuyến nghị MUA với cổ phiếu MBB.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết

23. QNS – Vị ngọt của đường

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 55.700
  • KQKD Q1/2023 tích cực so với toàn ngành: Định giá lần đầu với khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 55,700 đồng: CTCP Đường Quảng Ngãi (UpCOM: QNS) là doanh nghiệp đầu ngành sản xuất sữa đậu nành và đứng thứ hai về sản xuất đường mía tại Việt Nam. Dựa trên phương pháp FCFF và PE, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua QNS với giá mục tiêu ở mức 55,700 đồng. Doanh thu và lợi nhuận của QNS dự kiến sẽ tăng trưởng trong thời gian tới vì: (1) QNS tiếp tục củng cố vị thế đầu ngành sữa đậu nành nhờ dư địa tăng trưởng cao, biên lợi nhuận gộp được cải thiện; (2) Doanh thu mảng đường tăng trưởng nhờ sản lượng và giá bán cải thiện; và (3) Tiềm lực tài chính mạnh, duy trì cổ tức cao.
  • Vị thế đầu ngành sữa đậu nành thương hiệu: QNS là doanh nghiệp thống lĩnh mảng sữa đậu nành đóng hộp tại Việt Nam với thị phần chiếm 90%. Tiềm năng tăng trưởng cao đến đến từ việc chuyển đổi thói quen của nhóm tiêu thụ sữa không thương hiệu (chiếm 68%). Việc đa dạng hóa sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Do đó, chúng tôi dự phóng sản lượng tăng trưởng 3% trong giai đoạn 2023F-2027F (cao hơn mức dự báo ngành là 1%). Ngoài ra, với cơ cấu nguyên liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm, chúng tôi dự phóng biên lợi nhuận gộp mảng sữa hạt sẽ cải thiện lên 43% trong giai đoạn 2023F-2027F nhờ sự hạ nhiệt của giá nguyên liệu nhập khẩu và tối ưu hóa sản xuất.
  • Doanh thu mảng đường tăng trưởng nhờ sản lượng và giá bán cải thiện: Chúng tôi dự phóng sản lượng đường từ mía niên vụ 2022/23 đạt 160 nghìn tấn (+47% YoY) bởi thời tiết thuận lợi; giá bán đường tăng 10% năm 2023 nhờ (1) chính sách chống lẩn tránh PVTM áp mức thuế 47.64% lên đường Thái Lan và (2) giá đường thế giới ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
  • Tiềm lực tài chính mạnh, duy trì cổ tức cao: Tỷ số nợ/VCSH của QNS ở mức 0.44x, xấp xỉ các doanh nghiệp đầu ngành sữa, nhưng thấp hơn 66% so với các doanh nghiệp sản xuất đường khác. Khoản tiền và tương đương tiền đạt hơn 5,100 tỷ đồng (chiếm 44% tổng tài sản tại quý I/2023), các chỉ số thanh toán được cải thiện qua các năm. Ngoài ra, doanh nghiệp duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao ở mức từ 60-86%.
  • Rủi ro: (1) Rủi ro giá đậu nành nguyên liệu nhập khẩu tăng; (2) Rủi ro đa dạng hóa; (3) Rủi ro tác động của El Nino và La Nina lên sản lượng đường; (4) Rủi ro thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường; (5) Diễn biến phức tạp của đường nhập lậu.
  • Nguồn SSV: Xem chi tiết

24. QNS – Đẩy mạnh tiếp cận nhu cầu trong nước qua các kênh bán lẻ hiện đại

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 51.400
  • Tích cực: QNS hưởng lợi bởi giá đường trong nước hồi phục nhờ thuế phòng vệ thương mại, giá đường thế giới tăng mạnh.
  • Tiêu cực: Sản lượng đường nhập lậu vẫn tiếp tục tăng dù có thuế phòng vệ, nhu cầu tiêu dùng sữa đậu nành giảm do suy thoái.
  • Khuyến nghị: Có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu giao dịch ở vùng giá hợp lý quanh 42.000- 44.000 VNĐ, tương ứng mức P/E trong khoảng 10,5-11 lần.
  • Nguồn DSC: Xem chi tiết

25. PVT – Tham vọng trẻ hóa đội tàu giúp hoạt động kinh doanh khởi sắc trong bối cảnh thuận lợi

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 26.800
  • Tích cực: Giá cước vận tải tiếp tục duy trì ở mức cao. Chiến lược trẻ hóa đội tàu trong bối cảnh giá cước cao sẽ giúp công ty hưởng lợi.
  • Tiêu cực: Trong năm 2023, PVT dự kiến vay thêm hơn 2.600 tỷ đồng ngoại tệ để đầu tư thêm tàu, làm gia tăng rủi ro chi phí lãi vay và biến động tỷ giá
  • Khuyến nghị: Giá PVT vẫn đang tiếp tục dao động tích lũy quanh 20.000 – 22.000 từ đầu năm tới nay. Khuyến nghị giải ngân khi cổ phiếu về vùng giá 20.500 VND. tương đương P/E là 7,65
  • Nguồn DSC: Xem chi tiết

26. HT1 – Khó khăn trong ngắn hạn

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 15.100
  • Luận điểm đầu tư: Trong 5 năm gần đây, HT1 luôn duy trì được công suất sản xuất cao với khoảng 94% và giữ vững vị thế đầu ngành tại khu vực miền Nam (thị phần 34,4% năm 2022). Dẫn đầu trong xu hướng thay thế nguyên, nhiên liệu. Áp lực đầu ra thấp do không có thêm dây chuyền mới đi vào hoạt động trong những năm gần đây.
  • Dựa vào dự báo từ các tổ chức lớn như KPMG & IEA, giá than được kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong năm 2023 và cải thiện kết quả kinh doanh của HT1 so với Q1.2023. Giá than nhập Úc hiện tại đang quay quanh vùng 190 USD/ tấn (kịch bản thấp).
  • Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng HT1 sẽ đạt lợi nhuận sau thuế 168,8 tỷ đồng, tương ứng -34,2% yoy (bằng 61% so với kế hoạch của HT1 đề ra, chủ yếu do ảnh hưởng của khoản lỗ lớn trong Q1).
  • Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu đối với cổ phiếu HT1 với giá trị mục tiêu 15.100 đồng/ cổ phiếu, tương ứng +0,33% so với giá đóng cửa ngày 05.06.2023 (15.050 đồng/ cổ phiếu) dựa trên mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) 5 năm và phương pháp so sánh EV/EBITDA với tỷ lệ 50:50.
  • Nguồn BSI: Xem chi tiết

27. DGW – Kỳ vọng phục hồi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 46.800
  • Quan điểm định giá: BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 2024 = 46,800 VNĐ/CP (Upside +18% so với giá đóng cửa ngày 15/6/2023), nhằm phản ánh năng lực hoạt động của DGW (kì vọng CAGR lợi nhuận giai đoạn 2020-2024F = 19%), sau giai đoạn nhu cầu đột biến. Dựa trên Phương pháp định giá DCF và PE với P/E mục tiêu =14.3 lần tương đương P/E trung bình khi DGW kí hợp đồng với Apple.
  • Luận điểm đầu tư: KQKD năm 2024 kì vọng phục hồi trên nền thấp của năm 2023 (+26%YoY): nhu cầu phục hồi và tăng tỷ trọng đóng góp của các mảng có biên lợi nhuận cao hơn như hàng gia dụng, hàng tiêu dùng,… Tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ chiến lược M&A, giúp DGW mở rộng quy mô ngành hàng và kênh phân phối
    Rủi ro đầu tư: Rủi ro từ nhu cầu tiếp tục suy yếu và biên lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng
  • Nguồn DSC: Xem chi tiết

28. ACB – Vượt qua biển động tăng trưởng ổn định

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 27.300
  • Luận điểm đầu tư: Tăng trưởng bền bỉ từ hoạt động kinh doanh cốt lõi: Tăng trưởng tín dụng đều đặn hàng năm là một trong những nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn của ngành Ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Năm 2022 tăng trưởng cho vay khách hàng của ACB đạt 14.3%, thấp nhất trong vòng 5 năm gần nhất, nhưng đem lại thu nhập lãi thuần lên đến 23.5 nghìn tỷ (+24.2% yoy) và là năm tăng trưởng mạnh thứ hai trong vòng 5 năm. NIM của ACB được cải thiện từ 3.56% năm 2018 nay đã đạt 4.31%. Tăng trưởng cho vay khách hàng năm 2023 của ACB được NHNN cấp là 9.7%, tuy nhiên hết Q1/2023 tăng trưởng cho vay khách hàng giảm 0.6% YTD. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14% năm 2023 thì ACB còn rất nhiều dư địa tăng trưởng trong những quý tiếp theo. Lợi nhuận sau thuế Q1/2023 đạt 4.1 nghìn tỷ (+25.8% yoy) tương đương 26% kế hoạch.
  • Chất lượng tài sản tốt: Bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản cũng là yếu tố quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. ACB là ngân hàng thuộc top đầu về chất lượng tài sản thể hiện qua (1) Dư nợ tín dụng của ngân hàng tập trung chính ở cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với tỷ lệ trên 90%. Trong phân khúc khách hàng này, rủi ro tín dụng của ngân hàng được phân tán đồng thời lãi suất cho vay cao hơn. (2) Đối với đầu tư trái phiếu, ACB không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp vì vậy giảm rủi ro nợ xấu cho ngân hàng. (3) Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo là 98%, trong đó 94% tài sản đảm bảo là bất động sản. Giá trị cho vay chỉ bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo giúp giảm rủi ro mất vốn cho ngân hàng. (4) Tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2022 là 0.74% thuộc top ngân hàng có nợ xấu thấp nhất ngành và ngân hàng đã duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong 5 năm. Với khẩu vị rủi ro thấp và quản lý nợ xấu chặt chẽ, chi phí dự phòng/cho vay khách hàng bình quân 5 năm của ACB thấp nhất ngành đạt 0.37%, trong khi đó các ngân hàng cùng quy mô có chi phí dự phòng rủi ro cao hơn như STB (1.1%), SHB (1.4%), MBB (2.05%), TCB (0.8%)… giúp hiệu quả kinh doanh của ACB ở mức cao và ổn định. ROE năm 2022 đạt 26.5% là năm thứ 5 liên tiếp ROE duy trì trên 20%. Trong Q1/2023 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0.98%, thấp hơn 2% theo kế hoạch năm 2023, tỷ lệ dự phòng nợ xấu giảm từ 155% tại cuối năm 2022 xuống còn 114%. Với khẩu vị rủi ro thấp chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2023 sẽ không tăng quá mạnh và vẫn thấp hơn so với trung bình ngành.
  • Rủi ro: Rủi ro nợ xấu: Tuy chất lượng tài sản của ACB tốt so với các ngân hàng trong ngành nhưng cũng cần cẩn trọng với diễn biến nợ xấu vượt ngoài dự tính của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
  • Định giá và khuyến nghị: Giả định tăng trưởng cho vay khách hàng ACB năm 2023 là 12%, lợi nhuận ngoài lãi tiếp tục tăng trưởng 30% và chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu tăng so với năm 2022 do ảnh hưởng từ khó khăn của ngành Bất động sản. Lợi nhuận sau thuế năm 2023 rơi vào khoảng 15.2 nghìn tỷ, tương đương với EPS 3,900đ. Sử dụng phương pháp P/E, với PE trung bình ngành bằng 7, giá trị cổ phiếu ACB tương đương 27,300đ/cp.
  • Nguồn CSI: Xem chi tiết

Update…

MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:

[Sách] Flow – Dòng Chảy: Khám Phá Con Đường Bí Mật Hạnh Phúc. Xem chi tiết…


Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:

NHÓM ZALO

NHÓM TELEGRAM


Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: