Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, VGC, PNJ, MSN, AST, HAG, TNG, NLG, NTP, ELC, FMC…
1. VNM – Lợi nhuận phục hồi từ Q2/2023
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 84.500
- Quan điểm định giá: Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VNM với giá hợp lý 1 năm là 84,500 VNĐ/CP (Upside +15% so với giá đóng cửa ngày 7/7/2023), dựa trên phương pháp DCF và PE với tỷ trọng50%/50%
- Dự báo KQKD: Kỳ vọng năm 2023: BSC điều chỉnh doanh thu thuần và LNST-LICĐTS năm 2023 lần lượt -0.7 ppt và -4 ppt so với báo cáo trước do Biên lợi nhuận giảm 0.2% do giá tồn kho nguyên vật liệu cao hơn kì vọng trong 1H/2023 và xu hướng giá nguyên vật liệu khác như đường,… kì vọng tiếp tục tăng. Tăng tỷ lệ SG&A/REV từ 24.5% lên 24.9% do dựa trên kì vọng đẩy mạnh các chiến lược
quảng cáo khuyến mãi cho chiến dịch nâng cấp bao bì hàng loạt sản phẩm và tăng nhận diện
thương hiệu 2024F – Kỳ vọng lợi nhuận phục hồi sau giai đoạn khó khăn: BSC kì vọng DTT và LNST-LICĐTS lần lượt đạt 63,832 tỷ VND(+4%YoY) và 9,503 tỷ VND (+10%YoY), EPS FW 2024 =4,053 VND/cp và P/E FW 2024= 17.5 lần. Dựa trên kì vọng
Luận điểm đầu tư: Biên lợi nhuận gộp phục hồi từ đáy quý 1/2023 và cải thiện 1.1 điểm phần trăm trong 2024 so với cùng kì 2023 nhờ gía NVL có dấu hiệu hạ nhiệt về mức giá của năm 2022. Định giá 2024F đã được chiết khấu sâu: PE FW =17 lần chiết khấu so với PE 5 năm 19 lần và PE doanh nghiệp trong ngành là 20 lần và tỷ suất cổ tức ổn định ở mức 5%-7% - Rủi ro đầu tư: Mất thị phần do áp lực cạnh tranh; Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận;
- Nguồn BSC: Xem chi tiết
2. PNJ – Nỗ lực bảo vệ lợi nhuận
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 90.100
- Quan điểm định giá: Chúng tôi đưa ra THEO DÕI đối với cổ phiếu PNJ với giá hợp lý 1 năm là 83,500 VNĐ/CP (Upside +16% so với giá đóng cửa ngày 7/7/2023), bằng phương pháp DCF và PE với tỷ trọng 50%/50%
- Dự báo KQKD: Kỳ vọng năm 2023: BSC điều chỉnh doanh thu thuần và LNST-LICĐTS năm 2023 lần lượt -9 ppt và -5.7 ppt so với báo cáo trước do Điều chỉnh kết quả kinh doanh 5T/2023 chịu tác động của mức nền cao của năm 2022 và sức mua suy yếu; Biên lợi nhuận gộp tăng 1 ppt nhờ chiến lược bán hàng tập trung vào dòng sản phẩm có biên lợi nhuận cao trong bối cảnh nhu cầu thị trường yếu; Tăng tỷ lệ SG&A/REV tăng 0.2 điểm phần trăm do chiến lược quảng cáo khuyến mãi ra
mắt các dòng sản phẩm mới, nhằm tiếp cận tập khách hàng mới và tăng độ nhận diện
thương hiệu. 2024F: BSC kì vọng DTT và LNST lần lượt đạt 33,962 tỷ VND (+7%YoY) và 1,960 tỷ VND
(+8%YoY), EPS FW 2024 =5,367 VND/cp và P/E FW 2024= 13.4 lần - Luận điểm đầu tư: Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc (+8%,2024F) trên mức nền cao năm 2022, nhưng vẫn tích cực hơn bối cảnh ngành chung nhờ năng lực nội tại của doanh nghiệp:
(1) bắt kịp xu hướng tăng trưởng thu nhập và chi tiêu của tầng lớp trung lưu
(2) chiến lược mở rộng tập khách hàng mục tiêu và chiếm thị phần của các đối thủ trong
giai đoạn kinh tế khó khăn vào nửa cuối 2022-2023 nhờ các chính sách bán hàng hấp dẫn. Gía thị trường đã chiết khấu sâu do giảm kì vọng tăng trưởng lợi nhuận: PE FW 2024 =13.4 lần (-26% so với PE trượt lịch sử (4 năm) là 17 lần )\ - Rủi ro đầu tư: Mất thị phần do áp lực cạnh tranh; Rủi ro pha loãng.
- Nguồn BSC: Xem chi tiết
3. MSN – Kết quả kinh doanh phục hồi từ đáy
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 87.000
- Quan điểm định giá: Chúng tôi duy trì khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu MSN với giá trị hợp lý năm 2023 là 87,000 VNĐ/CP (Upside +15.6% so với giá đóng cửa ngày 7/7/2023). Định giá dựa trên phương pháp định giá từng phần “SOTP”
- Dự báo KQKD: Kỳ vọng năm 2023: BSC điều chỉnh tăng nhẹ doanh thu thuần và LNST-LICĐTS năm 2023 của MSN đạt lần lượt là 83,081 tỷ VND (+9% yoy), và 3,543 tỷ VND (-0.7% yoy), EPS FW 2023 = 2,488 VND/CP, PE FW= 32 lần- tương đương 92% KH DT chặn dưới và 85% KH NPAT-MI chặn dưới. BSC điều chỉnh tăng DTT và LNST -LICĐTS năm 2023 của MSN lần lượt 0% và 4.4% so với dự phóng trước đó do: (1) DTT : tăng trưởng của MCH+MML phục hồi bù đắp cho mức giảm -1.8% của WCM, do điều chỉnh chiến lược mở mới cửa hàng chú trọng vào hiệu quả và cân đối dòng tiền. (2) Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ -1.7% do điều chỉnh giảm nhẹ biên lợi nhuận của mảng WCM trong Q1/23. (3) Điều chỉnh tăng đóng góp từ CTLDLK TCB +14.5% so với ước tính trước đó nhờ kì vọng lãi suất huy động giảm và giảm trích lập dự phòng
- Luận điểm đầu tư: Sở hữu chuỗi tiêu dùng (60% thị phần gia vị+30% thị phần SP tiện lợi +10% thị phần nước giải khát) và bán lẻ hiện đại có 3,268 CH rộng khắp Việt Nam, giúp MSN tận dụng cơ hội
xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân cư. - Rủi ro đầu tư: Sức mua suy yếu gây áp lực lên các mảng kinh doanh chính và HĐKD của TCB. Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi vay tăng cao tác động đến KQKD.
- Nguồn BSC: Xem chi tiết
4. VGC – Diện tích đất cho thuê KCN tăng trong nửa đầu năm 2023
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 43.600
- Luận điểm đầu tư: Viglacera (VGC) là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm kính, gạch ốp lát và sứ vệ sinh. VGC cũng là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực KCN, với quỹ đất lớn và nhiều dịch vụ KCN tập trung ở miền Trung và miền Bắc, VGC đã phát triển 11 khu công nghiệp. Hiện tại, công ty có 740 ha đất sẵn sàng cho thuê. VGC đã thu hút được nhiều khách hàng lớn, bao gồm Samsung, Accor, BYD và nhiều công ty khác. Chúng tôi kỳ vọng VGC được hưởng lợi từ vị thế dẫn đầu trong ngành KCN trong nước, sẽ duy trì nguồn lợi nhuận ổn định từ việc cho thuê các KCN trong dài hạn. VGC đang giao dịch ở mức P/E và P/B 2023 lần lượt là 15,2x và 2,24x. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 11,7 nghìn tỷ đồng (497 triệu USD; -16,2% svck), thấp hơn kế hoạch của công ty; và lợi nhuận trước thuế đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (-30,1% svck).
- Về dài hạn, VGC có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao từ 740 ha đất KCN nói trên, đồng thời, công ty cũng tiếp tục mở rộng mảng kính xây dựng (mở rộng mảng kính siêu trắng tại nhà máy Phú Mỹ) và công suất đá granit và ceramic (nhà máy Eurotile đi vào hoạt động vào cuối năm 2023). Chúng tôi sử dụng phương pháp SOTP và đưa ra giá mục tiêu là 43.600 đồng/cổ phiếu (giảm 2% so với giá hiện tại) và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VGC sau khi giá cổ phiếu tăng 22% kể từ khuyến nghị trước đó của chúng tôi.
- Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng những thông tin mới về khách thuê diện tích lớn và tăng trưởng xuất khẩu gạch granite và ceramic sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
5. AST – Cập nhật ĐHCĐ năm 2023 – Kỳ vọng phục hồi hoàn toàn
- Khuyến nghị N/A: Giá mục tiêu N/A
- Tại mức giá hiện tại, AST đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 2023F và 2024F là 15x và 11x, mức này không cao khi so với P/E cuối năm 2019 là 20x. Theo quan điểm của chúng tôi, AST đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong năm 2023 và thậm chí có thể vượt mức lợi nhuận năm 2019 vào năm 2024. Do đó, chúng tôi cho rằng mức định giá hiện tại là hấp dẫn so với lịch sử, khi công ty có tình hình tài chính mạnh (nợ gần như bằng không và lượng tiền mặt lớn là 160 tỷ đồng vào cuối Q1/2023) và ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, với mức thanh khoản thấp có thể khiến nhà đầu tư ngại mua vào cổ phiếu. Công ty không có kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới nên thanh khoản thấp có thể tiếp tục là vấn đề đối với AST.
- Nguồn SSI: Xem chi tiết
6. NLG – Kiên nhẫn đón đầu sự phục hồi
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 35.800
- Nguồn VDSC: Xem chi tiết
7. MSN – Vươn lên từ nội lực
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 93.900
- Tập đoàn MaSan (MSN) hoạt động đa ngành với 4 mảng kinh doanh chính: Masan Consumer Holdings (thực phẩm & đồ uống), WinCommerce (siêu thị bán lẻ), Masan MEATLife (thịt có thương hiệu), Masan High-Tech Materials (tài nguyên khoáng sản). Ngoài ra, MSN có hoạt động liên quan với các công ty, ngân hàng liên kết như Techcombank (TCB), Cholimex, Vissan giúp hoàn thiện chuỗi sinh thái của Tập đoàn.
- MSN vẫn đang củng cố tiềm lực tài chính cho chiến lược mở rộng của mình, đặc biệt ở mảng bán lẻ trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đang gặp khó khăn. Chuỗi Meatlife đang có sự cải thiện hơn về hoạt động khi nhận diện thương hiệu đang dần được yêu thích. Quý 1/2023, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ MSN đạt 18.715 tỷ và 215 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,7% và giảm 87% YoY: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 28% xuống còn 27,2%; 2) doanh thu từ Masan Consumer Holdings giảm 2,8%YOY, trong khi Masan MEATLife đạt mức doanh thu 1.600 tỷ đồng, tăng 25,8% YoY; 3) việc thúc đẩy hệ thống siêu thị Winmart giúp WinCommerce đạt mức tăng nhẹ 0,5% YoY về doanh thu; 4) chi phí tài chính ở mức 1.989 tỷ đồng, tăng 53,5% YoY chủ yếu do chi phí lãi vay tăng.
- Tính đến quý 1/2023, tổng số lượng cửa hàng Winmart & Winmart + đạt mức 3.442 cửa hàng, tăng thêm 174 cửa hàng so với cuối năm 2022. Sau giai đoạn mở rộng chuỗi cửa hàng Winwart & Winmart + liên tục từ năm 2020 đến nay, MSN đang tập trung nâng cao hiệu suất cửa hàng
mới và giảm tốc độ mở cửa hàng. Tổng số hội viên WIN đạt mức trên 2 triệu thành viên hoạt động hàng tháng. - Năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ ước đạt 82.325 tỷ và 3.342 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,8% và giảm 6,3% cùng kỳ: 1) doanh thu Masan Consumer và WinCommerce lần lượt tăng 4,8% và 7,4% phục hồi dần từ hoạt động bán lẻ; 2) Masan
MEATLife kỳ vọng đạt tăng trưởng 37,1%YoY, tương ứng 6.560 tỷ đồng doanh thu; 3) chi phí tài chính lên đến 7.361 tỷ đồng, tăng 15,7% YoY chủ yếu do chi phí lãi vay tăng 33,3%; 4) lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết chỉ đạt 4.203 tỷ đồng, giảm 3,1%YoY. - EPS forward 2023 ở mức 2.347 đ/cp, tương ứng P/E forward 2023 ở mức 33,2 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho MSN: 1) vị thế dẫn đầu mảng bán lẻ, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam với chuỗi giá trị hoàn thiện, hỗ trợ nhau; 2) kỳ vọng triển vọng từ năm 2024 sẽ có sự cải
thiện rõ ràng hơn, cùng chiều đà phục hồi của nền kinh tế - Nguồn MAS: Xem chi tiết
8. TNG – Ngôi sao sáng ngành dệt may
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 24.600
- TNG hoạt động trong lĩnh vực may công nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, TNG sở hữu quy mô lớn với 18 chi nhánh và 322 dây chuyền may trên khắp tỉnh Thái Nguyên. Năm 2022, kết quả kinh doanh vượt trội đã giúp TNG trở thành công ty đứng thứ 2 niêm yết trên sàn ngành dệt may về giá trị xuất khẩu dệt may.
- Hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng tốt: Quý 1/2023, TNG tiếp tục duy trì tăng trưởng khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng (LNST) lần lượt là 1.334 tỷ đồng và 44 tỷ đồng, tăng 6% và 14% so với cùng kỳ, với biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,5% lên 14,8% YoY. TNG duy trì được đơn hàng ổn định từ đối tác lâu năm như Decathlon, The Children Place và Columbia Sportswear.
- Theo Tổng cục Thống kê xuất khẩu hàng dệt may tháng 4/2023 tại Mỹ và EU lần lượt đạt 1,12 tỷ USD và 326 triệu USD lần lượt tăng 2,4% và 19,2% so với tháng trước. Đây là tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Điều này phản ánh tăng trưởng bán lẻ thời trang tại Mỹ và EU đang phục hồi. Chúng tôi kỳ
vọng tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ sẽ duy trì phục hồi rõ nét từ Quý 4/2023 khi nền kinh tế Mỹ vào chu kỳ hồi phục. - Giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục giảm: Theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), 4 tháng đầu năm 2023 giá bông nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 2.237 USD/ tấn, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tháng thứ 8 liên tiếp giá nguyên liệu giảm, điều giúp cải thiện biên lợi nhuận của TNG cũng như các doanh nghiệp trong ngành.
- Doanh thu đột biến từ mảng bất động sản: Cụm Công Nghiêp (CCN) Sơn Cẩm 1 (quy mô 70ha) với tổng vốn đầu tư 1.440 tỷ đồng, trong đó 21ha là hạ tầng phụ trợ và 49ha cho thuê. Dự án đang trong quá trình đàm phán cho thuê với khách hàng. Chúng tôi kỳ vọng TNG sẽ bắt đầu ghi nhận
doanh thu mảng cho thuê CCN ngay trong năm 2023. - Dự phóng và định giá: Năm 2023, với chiến lược tiếp tục duy trì nhận các đơn hàng giá trung bình thấp để duy trì hoạt động kinh doanh, chúng tôi dự phóng doanh thu đạt 7.151 tỷ đồng tăng 5,6% so với cùng kỳ, LNST đạt 359 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ: 1) Doanh thu mảng dệt may & gia
công đạt 6.933 tỷ đồng tăng 3,4%YoY; 2) Dự kiến ghi nhận doanh thu cho thuê 15 ha CCN; 3) Biên lợi nhuận gộp ở mức 15,4%, chủ yếu nhờ mảng bất động sản khu công nghiệp. - Chúng tôi ước tính EPS forward 2023 đạt 3.165 đồng/cp, tương ứng mức P/E forward ở mức 6,3 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho TNG: 1) Triển vọng xuất khẩu dệt may phục hồi mạnh từ năm 2024; 3) Kỳ vọng phần lợi nhuận đóng góp của CCN Sơn Cẩm 1.
- Nguồn MAS: Xem chi tiết
9. HAG – Ổn định nhờ chuối, thịnh vượng từ heo
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 10.000
- Định hướng trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. HAG từng được biết đến là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố, năm 2021 – 2022 HAG đã thực hiện tái cấu trúc toàn diện nhằm mục đích giảm nợ vay, chọn lọc,
tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay công ty định hướng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, với diện tích cây ăn trái cuối năm 2022 vào khoảng 7.000 ha và dự kiến mở rộng lên 10.000 ha, HAG đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. - Chuối hiện là sản phẩm chủ lực. Sau khi thực hiện tái cấu trúc công ty đã chọn chuối làm sản phẩm nông nghiệp chủ lực cho giai đoạn hiện nay. Cuối năm 2022 diện tích trồng chuối chiếm tỷ trọng hầu hết trong 7.000 ha diện tích trồng cây ăn trái, ngoài ra HAG còn trồng thêm sầu riêng với diện tích gần 1.000 ha và dự kiến có 300 ha sẽ bắt đầu thu hoạch trong năm 2023 với doanh thu kỳ vọng đạt 2 tỷ/ ha. Năm 2022, doanh thu từ chuối chiếm 42% doanh thu thuần và đóng góp hơn 600 tỷ đồng lãi gộp.
- Ra mắt Thương hiệu “heo ăn chuối” trụ cột tiếp theo trong chiến lược phát triển. Trong tháng 3/2022, HAG đã chính thức cho ra mắt sản phẩm thịt heo ăn chuối thương hiệu Bapi Food. Tạo được hình ảnh “thịt sạch” sản phẩm thịt heo đã nhanh chóng trở thành trụ cột trong hoạt động kinh doanh của HAG khi đóng góp 33% doanh thu thuần và 450 tỷ đồng lãi gộp, bằng 2/3 mức lãi gộp của chuối. Giá heo hơi năm 2022 dao động quanh mốc 55.000 – 65.000 đ/kg và HAG bắt đầu triển khai mạnh từ cuối tháng 3.
- Kỳ vọng hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2023. Tập trung vào 2 sản phẩm chuối và thịt heo, năm 2023, HAG lên kế hoạch 5.120 tỷ đồng doanh thu và 1.130 tỷ đồng LNST, tính đến tháng 5/2023 công ty cho biết doanh thu lũy kế đạt 3.015 tỷ đồng và 421,7 tỷ đồng LNST. So với kế hoach năm, công ty đã hoàn thành 58,7% doanh thu và 37,2% LNST. Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của HAG sẽ khả quan hơn từ tháng 6 trở đi khi giá heo hơi vượt mốc 60.000 đ/kg. Theo đó HAG có thể ghi nhận mức LNST nằm 2023 đạt 1.330 tỷ đồng, hoàn thành 118% kế hoạch LNST.
- Rủi ro nợ vay. Theo bảng cân đối kế toán vào 31/03/2023, HAG đang nợ hơn 8.100 tỷ đồng nợ vay, trong khi đó công ty cũng có khoản cho vay các bên liên quan với giá trị trên 6.700 tỷ đồng, HAG đang có kế hoạch chuyển các khoản vay này thành vốn góp để gia tăng quỹ đất nông nghiệp. Năm 2022, lãi từ hoạt động cho vay của HAG đạt 225 tỷ đồng do đó nếu hoàn thành việc chuyển nợ thành vốn góp, HAG sẽ mất đi khoản lãi này và chịu áp lãi vay lớn.
- Định giá: Kỳ vọng EPS năm 2023 đạt 1.434 đ/cp, mức P/E mục tiêu là 7 lần, chúng tôi khuyến nghị mức giá mục tiêu của HAG là 10.000 đ/cp.
- Nguồn MAS: Xem chi tiết
10. FMC – Phát triển bền vững
- Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 49.900
- Đánh giá 2023F: Năm 2023 sẽ là một năm không quá tích cực với ngành tôm khi mà tình hình thời tiết không thuận lợi cùng với đó là giá bán tôm của Việt Nam, cụ thể là FMC còn cao so với các nước. Cùng với đó là việc lạm phát vẫn neo ở mức cao trên phạm vi toàn cầu có thể sẽ làm ảnh hưởng đến KQKD năm 2023 của FMC. Tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng sự tăng trưởng của công ty sẽ quay trở lại trong những năm tới khi mà công ty mở rộng thêm vùng nuôi (thêm 255ha) cũng như tăng công suất nhà máy để chuẩn bị sẵn sàng cho những năm sắp tới.
- Rủi ro (1) Rủi ro tình hình thời tiết và điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi
- Nguồn SSV: Xem chi tiết
11. ELC – Kỳ vọng từ các dự án ITS thuộc cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1
- Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 18.400
- Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ELC với giá mục tiêu 18,400 đồng (+25% so với mức giá ngày 13/07/2023) cho năm 2023 dựa trên hai phương pháp PE mục tiêu = 17 lần dựa trên triển vọng tăng trưởng khả quan nhờ kỳ vọng trúng thầu các dự án ITS của chính phủ và chiết khấu 20% trung bình P/E 5 năm (21.1) do rủi ro trích lập dự phòng các khoản phải thu.
- Luận điểm đầu tư: (1) Kỳ vọng ELC có điểm rơi lợi nhuận trong Q3.2023. (2) Tiềm năng trúng thầu thêm các dự án ITS khác thuộc cụm dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn I. (3) Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của mảng cho thuê bất động sản
- Dự báo KQKD: Dự phóng kết quả kinh doanh 2023: BSC dự phóng Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của ELC đạt 1,136 tỷ (+47.5% yoy) và 66 tỷ (+77.4% yoy), EPS FW 2023 = 1,082 VND/CP, PE FW 2023 = 13.6 dựa trên giả định: (1) Ghi nhận dự án Nha Trang – Cam Lâm trị giá 300 tỷ đồng trúng thầu vào Q3.2023. (2) Ghi nhận 60 tỷ từ dự án Diễn Châu – Bãi Vọt tương đương 27% giá trị dự án vào năm 2023. (3) Mảng an ninh quốc phòng, viễn thông tăng trưởng 5% so với cùng kỳ. (4) Biên gộp cải thiện 3% từ mức 16.3% lên 19.3%.
- Rủi ro: (1) Trích lập dự phòng/Thu tiền chậm. (2) Phụ thuộc vào chính sách, tiến độ giải ngân của chính phủ và doanh nghiệp
- Cập nhật doanh nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế Q1.2023 ghi nhận lần lượt 85.9 tỷ đồng (-58% yoy) và 3.4 tỷ đồng (-74% yoy) do: (1) Tình hình triển khai các dự án của khách hàng ELC bị chậm trong Q1.2023 (dự án Diễn Châu – Bãi Vọt). (2) Chi phí bán hàng/quản lý doanh nghiệp tương đương so với Q4.2022 trong khi doanh thu giảm mạnh.
- Nguồn BSC: Xem chi tiết
Update…
MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:
[Sách] Trend Following – Cách thức để kiếm được VẬN MAY LỚN và GIÀU CÓ trong các thị trường BÒ, GẤU và các sự kiện THIÊN NGA ĐEN. Xem chi tiết…
Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:
Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.