Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 06/08 – 12/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: STB, ACB, DPM, BMP, QTP, PVS, VHC, PET, PAN, NLG, NKG, CTG, TV2, GEX, TPB, PVD, HPG, KBC, BAF …

1. STB – Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 38.400
  • Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh trong Quý 3.2023 và cả năm 2023: BVSC dự báo tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận Quý 3.2023 của STB đạt lần  lượt là 7.692 tỷ đồng (+14,3% YoY) và 1.868 tỷ đồng (+54,2% YoY). Cho cả năm  2023, Chúng tôi ước tính STB ghi nhận 29.874 tỷ đồng doanh thu (+26,5% yoy)  và 7.881 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+56,4% YoY).
  • Tín dụng tăng trưởng cao hơn toàn thị trường: Quý 2.2023, tăng trưởng tín dụng Sacombank đạt 2,7% QoQ, tương đương với 5% YTD, là mức tăng nhẹ so với mức tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế là 4,73%.
  • Kỳ vọng NIM tạo đáy và phục hồi trong nửa cuối năm: Kỳ vọng lãi suất huy động giảm nhanh sẽ hỗ trợ cho NIM của Sacombank có thể phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2023. BVSC ước tính NIM của Sacombank đạt mức 4,01% trong năm 2023, tăng 84 bps so với năm 2022.
  • Chất lượng tài sản suy giảm trong Quý 2.2023: Không ngoài xu hướng chung, chất lượng tài sản của Sacombank cũng có sự suy giảm trong quý này khi NPL tăng 60 bps so với quý liền kề lên mức 1,69%, nợ nhóm 2/cho vay khách hàng tăng 21 bps so với quý liền kề lên mức 1,16%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 27% so với quý liền kề về mức 77%.
  • Quan điểm đầu tư: Sacombank đang ở trong những bước cuối cùng của giai đoạn tái cơ cấu với thời gian hoàn thành đề án tái cơ cấu dự kiến trong nửa đầu năm 2024. Trong những năm qua, Sacombank đã mạnh mẽ thực hiện thoái lãi dự thu cũng như trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC làm cho lợi nhuận ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên, lợi nhuận của Sacombank đã liên tục tăng trưởng trong vài năm gần đây và dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 2023 và 2024. Với sự cải thiện này, hiệu quả hoạt động của STB có sự gia tăng mạnh mẽ, ROE của STB năm 2024 dự kiến đạt mức 23,4%, giúp cho Sacombank lọt vào nhóm những ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất. Vì vậy, BVSC khuyến nghị Outperform đối với cổ phiếu STB với mức giá mục tiêu là 38.400 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 32,6% so với mức giá đóng cửa ngày 04/8/2023 là 28.950 đồng/cp).
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

2. QTP – Ngày “hái quả” tới gần

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 23.500
  • Dự phóng KQKD 2023. Doanh thu và LNST của QTP dự báo lần lượt đạt mức 12.203 tỷ đồng (+17% y/y) và 775 tỷ đồng (+1% y/y). Sản lượng điện thương phẩm đạt mức 6,8 tỷ kWh (+7% y/y), trong đó Qc được giao 5,6 tỷ kWh. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp là lý do khiến tăng trưởng LNST thấp hơn so với tăng trưởng doanh thu. Chúng tôi lưu ý rằng, kể từ năm 2023, QTP sẽ sử dụng 100% than trộn đầu vào, do vậy chi phí NVL tăng mạnh y/y không được bù đắp đầy đủ bởi sự tăng giá CGM. EPS và cổ tức/cp (DPS) dự phóng đạt 1.723 đồng/cp và 1.700 đồng/cp.
  • Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng 15% trong năm 2024. BVSC dự báo doanh thu 12.298 tỷ đồng (+1% y/y) và LNST 892 tỷ đồng (+15% y/y). Sản lượng điện có mức tăng trưởng nhẹ 1% – tương đương hiệu suất nhà máy 97%. Biên lợi nhuận ròng được mở rộng chủ yếu từ (1) chi phí khấu hao giảm 55 tỷ khi một số hạng mục hoàn thành nghĩa vụ khấu hao; và (2) chi phí lãi vay tiếp tục giảm 51 tỷ. EPS và DPS dự phóng lần lượt đạt 1.981 đồng/cp và 1.900 đồng/cp.
  • Khuyến nghị đầu tư. BVSC ưa thích QTP do: (1) nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến tăng 7 – 9%/năm trong các năm tới, đặc biệt khi miền Bắc gặp rủi ro thiếu điện đến 2025; (2) QTP sẽ hoàn thành nghĩa vụ nợ vay vào 2024 và nghĩa vụ khấu hao máy móc vào năm 2026, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động; (3) dòng tiền từ hoạt động kinh doanh rất khỏe, trung bình 1,8 – 2 nghìn tỷ/năm; và (4) suất cổ tức hấp dẫn ở mức 10,2% – 11,5%. Cùng với đó, mức định giá của QTP hiện tại ở mức 23.500 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 41,2%). Khuyến nghị OUTPERFORM.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

3. QTP – Sản lượng điện tăng mạnh nhưng giá than tăng khiến lợi nhuận sụt giảm

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 21.030
  • Bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá mục tiêu một cổ phiếu QTP là 21.000 đồng/cp, cao hơn 22,8% so với mức giá đóng cửa ngày 07/08/2023. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu QTP (chi tiết) dựa trên những luận điểm:
  • Triển vọng trong ngắn và trung hạn vẫn tích cực nhờ El Nino và giá than thế giới giảm mạnh. El Nino trở lại cũng như tình trạng thiếu điện tại miền Bắc sẽ giúp QTP có thể duy trì được mức sản lượng điện cao trong giai đoạn 2023 – 2025. Đồng thời, giá than thế giới giảm mạnh có thể sẽ giúp cho giá than trộn giảm xuống và nguồn cung than được đảm bảo hơn.
  • ► Triển vọng kém khả quan hơn trong dài hạn sau khi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt. Quy hoạch điện 8 được phê duyệt trong tháng 5/2023 có định hướng hạn chế phát triển nhiệt điện than, bao gồm việc hạn chế công suất và việc yêu cầu các nhà máy phải chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối/amoniac.
  • ► QTP đã thông qua việc phân phối lợi nhuận năm 2022 với mức cổ tức tiền mặt cao là 2.250 đồng/cp. Chúng tôi kỳ vọng QTP sẽ tiếp tục trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao trong các năm tới nhờ triển vọng kinh doanh khả quan và dòng tiền tốt sau khi trả hết nợ vay.
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

4. DPM – Kỳ vọng phục hồi từ đáy

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 35.200
  • Giá Ure tăng trở lại trong Q3/2023: Tính đến hết tháng 7/2023, giá Ure thế giới đã tăng 60% kể từ vùng đáy giữa tháng 6 nhờ những yếu tố hỗ trợ sau: (1) nguồn cung bị cắt giảm ở Ai Cập 30%; (2) việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; và (3) nhu cầu vụ mùa mới ở Châu Mỹ Latin và Ấn Độ. Giá Ure thế giới tăng nhanh hơn giá Ure nội địa, chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất phân bón bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu trong tháng 7. Cụ thể, DPM đã tích cực xuất khẩu Ure trong tháng 7 và hoàn thành 60% kế hoạch sản lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm.
  • Kỳ vọng biên lãi gộp cải thiện hơn trong 2H2023: Ban lãnh đạo DPM cho biết biên lãi gộp có thể cải thiện trong 2H2023 nhờ (1) Giá bán phục hồi; và (2) Công ty có thể nhận mức tỷ trọng khí giá rẻ ở mỏ Sư Tử Trắng và Rồng Đồi Mồi cao hơn trong 2H2023.
  • Tiềm lực tài chính mạnh mẽ hỗ trợ cho việc chi trả cổ tức cao: DPM có tiềm lực tài chính mạnh mẽ với số dư tiền mặt ròng 7.400 tỷ đồng trong khi tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu -58% vào cuối Q2/2023, hỗ trợ Công ty chi trả cổ tức tiền mặt cao và ổn định 3.000–4.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn 2023–2028 (Công ty dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 2023 là 40%). Chúng tôi nhận định rằng DPM là cơ hội đầu tư nhận cổ tức hấp dẫn (với lợi suất cổ tức dao động từ 8%-12%) trong giai đoạn 2023-2028 trong bối cảnh giá Ure có xu hướng giảm và đi ngang, thay vì là cổ phiếu được giao dịch dựa theo diễn biến giá Ure.
  • Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi hạ dự phóng LNST của DPM từ mức 1.438 tỷ đồng xuống còn 1.054 tỷ đồng do lợi nhuận mảng NPK và hóa chất kém khả quan. Tuy nhiên, bước sang 2024, chúng tôi kỳ vọng LNST của DPM tăng 35%YoY nhờ biên lãi gộp của các mảng kinh doanh cốt lõi cải thiện, nhất là mảng sản xuất NPK. Ở mức giá hiện tại, ước tính mức P/E 2024 của DPM ~ 9,6x, tương đương so với mức P/E ngành trung bình 5 năm là 9,7x. BVSC duy trì khuyến nghị NEUTRAL cho DPM với giá mục tiêu là 35.200 đồng/cổ phiế
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

5. BMP – Lợi nhuận cao nhờ giá PVC thấp hơn dự kiến

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 99.200
  • Luận điểm đầu tư: Chúng tôi tăng 32% ước tính LNST năm 2023 so với dự báo trước đó, nhờ giá PVC thấp hơn dự kiến. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới đối với cổ phiếu BMP là 99.200 đồng/cổ phiếu (từ 84.300 đồng/cổ phiếu) do chúng tôi chuyển cơ sở định giá sang năm 2024 – tương ứng với tiềm năng tăng giá là 13%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu BMP.
  • Lợi nhuận Q2/2023 đã lập đỉnh mới so với quý trước do giá bán bình quân tiếp tục ở mức cao và giá PVC thấp hơn mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm. Doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (-14% svck, -7% so với quý trước) và 295 tỷ đồng (+103% svck, +5% so với quý trước). Chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ suy giảm và đạt khoảng 23 nghìn tấn (-15% svck, -8% so với quý trước), với giá bán bình quân là 59 triệu đồng/tấn (+1% svck, +1% so với quý trước) do nhu cầu suy yếu. Tuy nhiên, nhờ giá PVC giảm trong quý 2 xuống còn khoảng 800 USD/tấn (-36% svck, -10% so với quý trước) đã giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q2/2023. Tỷ suất lợi nhuận gộp tiếp tục tăng từ 38,5% trong Q1/2023 lên 42,8% trong Q2/2023, do giá PVC thấp hơn dự kiến. Lợi nhuận ròng trên mỗi tấn đạt mức kỷ lục 13,1 triệu đồng/tấn trong Q2/2023, tăng đáng kể so với mức 5,5 triệu đồng/tấn trong Q2/2022. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu đạt 13% trong Q2/2023, so với 11,1% trong Q1/2023 và 9,3% trong Q2/2022.
  • Ước tính lợi nhuận: Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (-9% svck) và lợi nhuận ròng đạt 1 nghìn tỷ đồng (+46% svck) với lợi nhuận ròng trên mỗi tấn tăng lên mức 11 triệu đồng (so với 7,1 triệu đồng trong năm 2022). Trong năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 5 nghìn tỷ đồng (-6% svck) và 812 tỷ đồng (-20% svck), với lợi nhuận ròng/tấn đạt 8,8 triệu đồng do chúng tôi điều chỉnh ước tính giá bán bình quân sẽgiảm 6% svck. Với giả định giá PVC giảm trong năm 2023, chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng từ 27,7% trong năm 2022 lên 39,5% trong năm 2023, và đạt 35,4% trong năm 2024. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ chi phí trên doanh thu sẽ tăng  lên mức 12% trong năm 2023, so với 8,7% trong năm 2022.
  • Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi kỳ vọng tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt cao cho năm 2023 và 2024 sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu các chương trình khuyến mãi không được thực hiện, sản lượng tiêu thụ nhiều khả năng sẽ khó được duy trì. Chúng tôi cho rằng công ty sẽ rất khó để duy trì mức lợi nhuận cao trong nửa cuối năm 2023 do thời gian này là mùa mưa và ước tính giá bán giảm từ Q3/2023.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Giá bán bình quân thấp hơn dự kiến và giá đầu vào hạt nhựa PVC cao hơn dự kiến.
  • Nguồn ssi: Xem chi tiết

6. ACB – Tín dụng có dấu hiệu hồi phục

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 31.000
  • Kết quả kinh doanh quý 2 của ACB duy trì tích cực với tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 8.023 tỷ (+ 15,9% YoY). Tuy nhiên, LNST cổ đông công ty mẹ lại giảm nhẹ 2% YoY, đạt 3.865 tỷ, chủ yếu do chi phí dự phòng tăng mạnh trong khi cùng kỳ ACB đã hoàn nhập phần chi phí này. Tính chung 6 tháng đầu năm, LNTT của ACB đạt 9.989 tỷ (+10,6% YoY), hoàn thành 49,8% kế hoạch năm, và tương đương 52,4% dự báo của chúng tôi.
  • Tín dụng lấy lại đà hồi phục sau khi giảm tốc trong Q1. Cuối Q2.2023, tín dụng tăng 4,9% so với thời điểm đầu năm, đạt 434 nghìn tỷ. Huy động tăng 4,1%, trong đó: tiền gửi khách hàng tăng 4,5% và GTCG tăng 0,8%. LDR thuần ở mức 91%, cải thiện trở lại so với Q1.
  • NIM giảm nhẹ 3 bps QoQ nhưng vẫn cao hơn 21 bps so với cùng kỳ. Chất lượng tài sản tiếp tục suy giảm với NPL tăng nhẹ, đạt mức 1,07%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB vẫn duy trì trên 100%, đạt 107%, tiếp tục giảm so với thời điểm đầu năm và cuối Q1.
  • Chúng tôi thay đổi dự phóng KQKD của ACB năm 2023 nhằm phản ánh: (1) Tín dụng có dấu hiệu phục hồi tốt hơn từ nửa cuối năm 2023; (2) Thu nhập ngoài lãi từ mảng thẻ và các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán tăng mạnh nhờ điều kiện thị trường thuận lợi; và (3) Chi phí tín dụng thấp nhờ chất lượng tài sản tốt và bộ đệm dự phòng lớn. Cụ thể, Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 33.235 tỷ (+15,4% YoY) và LNST-CĐTS đạt 15.629 tỷ (+14,2% YoY).
  • Luận điểm đầu tư: ▪ Chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong nhiều năm liền. ▪ Chiến lược thận trọng: Không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; tỷ trọng cho vay các công ty phát triển bất động sản được giữ ở mức thấp. ▪ Bộ đệm dự phòng tốt giúp ngân hàng không gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu. ▪ Lợi suất sinh lời cao và bền vững.BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho ACB với mức giá mục tiêu là 31.800 đồng/cp, tương đương mức lợi suất 30%.
  • Rủi ro: Tình hình vĩ mô trong và ngoài nước diễn biến tiêu cực khiến cầu tín dụng phục hồi chậm hơn dự kiến. Điều kiện thị trường không thuận lợi ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán. Thu nhập mảng banca giảmtrước những động thái chấn chỉnh của Chính phủ.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

7. VHC – Kỳ vọng phục hội từ Q3/2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 76.300
  • CTCP Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp đầu ngành cá tra của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu lên đến hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. Năm 2023 được dự báo là một năm khó khăn với ngành cá tra nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá mảng xuất khẩu của công ty sẽ hồi phục từ cuối quý 3 hoặc đầu quý 4/2023 nhờ sức mua của thị trường Mỹ được cải thiện. Dựa trên phương pháp FCFF và EV/EBITDA, chúng tôi cập nhật giá mục tiêu của VHC ở mức 76,300 đồng.
  • Cập nhật KQKD Q2/2023: Quý 2/2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt 2,724 tỷ đồng (-36% YoY) và LNST đạt 429 tỷ đồng (-46% YoY). Tổng kết 6 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 4,945 tỷ đồng (-34% YoY) và LNST đạt 656 tỷ đồng (-52% YoY). Số lượng đơn hàng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, chi phí lãi vay tăng mạnh cùng với mức nền cao của năm trước khiến cho doanh thu và LNST đều giảm mạnh.
  • Tình hình các mảng kinh doanh của công ty trong quý 2/2023 cụ thể như sau: Mảng cá tra: Doanh thu mảng cá tra đạt 2,886 tỷ đồng (-42% YoY) chủ yếu bị ảnh hưởng bởi việc giá bán thấp và giảm sản lượng. Doanh thu chính đến từ thị trường Mỹ vẫn đang giảm mạnh hai chữ số ở mức -56% YoY với giá xuất khẩu ước tính ở mức 3.5 USD/kg (-20% YoY). Tuy nhiên, doanh thu từ thị trường Trung Quốc và thị trường nội địa ghi nhận mức tăng trưởng tốt ở tháng 6, lần lượt là +30% MoM và 19% MoM. Với diễn biến giá cá tra nguyên liệu vẫn đang trên đường dò đáy khiến người dân không có động lực thả nuôi trở lại và tình hình đơn hàng chưa cải thiện, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của công ty sẽ tăng trưởng trở lại từ khoảng quý 4/2023. Collagen & Gelatin, Phụ phẩm và Sa Giang: Doanh thu mảng collagen& gelatin, phụ phẩm và doanh thu từ Sa Giang ghi nhận lần lượt đạt 347 tỷ đồng (-23% YoY), 782 tỷ đồng (-32% YoY) và 199 tỷ đồng (-17% YoY) chủ yếu do doanh thu xuất khẩu giảm. Chế biến trái cây sấy: Ban Lãnh đạo công ty kỳ vọng biên gộp mảng này ở mức 15% và đem về doanh thu trong năm nay là 350 tỷ đồng. Tổng kết 6 tháng, Vĩnh Hoàn thực hiện được 43% mục tiêu doanh thu và 63% mục tiêu LNST. Chúng tôi điều chỉnh dự phóng doanh thu của VHC năm 2023 đạt 10,676 tỷ đồng (-19% YoY) và LNST ở mức 1,238 tỷ đồng (-39% YoY) và dự phóng doanh thu năm 2024 ở mức 15,426 tỷ đồng (+45% YoY) và LNST ở mức 2,214 tỷ đồng (+79% YoY), với kỳ vọng xuất khẩu hồi phục từ cuối Q3/2023.
  • Rủi ro (1) Rủi ro xuất khẩu; (2) Rủi ro thiếu nguồn cung cá tra nguyên liệu
  • Nguồn SSV: Xem chi tiết

8. VHC – Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/23

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 91.200
  • Kết quả kinh doanh 6T23 thấp do khó khăn tiếp tục kéo dài: Doanh thu thuần (DTT) của VHC giảm 34% svck xuống 4.945 tỷ đồng trong 6T23 do 1) nhu cầu yếu hơn ở các thị trường xuất khẩu chính và 2) mức nền cao trong 6T22. Doanh thu của tất cả các sản phẩm liên quan đến cá tra giảm mạnh 20-43% svck do XK thị trường Mỹ sụt giảm mạnh (-56% svck). Biên LN gộp thu hẹp đáng kể 5,8 điểm % do giá bán trung bình cá tra giảm 17% trong 6T23, theo ước tính của chúng tôi. Do đó, LN ròng 6 tháng đầu năm 2023 giảm 52% svck xuống còn 631 tỷ đồng, hoàn thành 34% dự phóng cả năm của chúng tôi.
  • Kỳ vọng tăng trưởng trở lại từ Q4/23: Mặc dù KQKD trong 6T23 thấp nhưng DTT/LN gộp của VHC trong Q2/23 đã phục hồi đáng kể khi tăng 23%/47% sv quý trước, cho thấy dấu hiệu phục hồi. Chúng tôi cho rằng sự cải thiện sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2023, đặc biệt tại hai thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng VHC có thể ghi nhận tăng trưởng dương svck từ Q4/23 nhờ 1) lạm phát hạ nhiệt và mức tồn kho giảm tại Mỹ, 2) nhu cầu tăng phục vụ kỳ nghỉ lễ cuối năm tại các thị trường xuất khẩu lớn và 3) mức nền thấp trong Q4/22. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng DT/LN ròng năm 2023 sẽ lần lượt giảm 15%/31% svck, sau đó tăng trở lại mức 15%/19% svck trong năm 2024.
  • Thay đổi dự phóng KQKD 2023/24: Chúng tôi điều chỉnh DT sản phẩm cá tra năm 2023/24 lần lượt -8%/+21% và giảm dự phóng DT các sản phẩm khác 38%/36% so với báo cáo trước do nhu cầu nhập khẩu và giá bán trung bình tại các thị trường xuất khẩu trong năm 2023 thấp hơn dự kiến. Chúng tôi giảm dự phóng DT của mảng C&G (collagen&gelatin) trong năm 2023/24 xuống 38%/48% do nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh hơn dự kiến do thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Nhìn chung, trong năm 2023/24, chúng tôi giảm DT thuần 22%/9,0% so với dự báo trước đó, dẫn đến LN ròng lần lượt giảm 28%/14% trong 2023/24.
  • Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 91.200đ/cp: Chúng tôi giảm 13,6% giá mục tiêu 1 năm xuống 91.200đ/cp do 1) chuyển định giá DCF sang năm 2024 và (2) điều chỉnh giảm EPS năm 2023/24 xuống 28%/23%, 3) P/E mục tiêu thấp hơn từ 10,5x xuống 10,0x và 4) hạ phần bù rủi ro xuống 10%. Tiềm năng tăng giá: 1) sự phục hồi của giá cao hơn dự kiến, 2) nhu cầu ở các thị trường mục tiêu tăng mạnh hơn và 3) chi phí vận chuyển thấp hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm giá cá nguyên liệu cao hơn dự kiến và sự phục hồi chậm hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

9. PVS – Động lực tăng trưởng mới từ điện gió ngoài khơi

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 38.400
  • Trên cơ sở tình hình thực tế khả quan của PVS trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là mảng M&C, chúng tôi điều chỉnh một số dự phóng theo hướng tích cực hơn so với dự báo gần nhất. Theo đó, chúng tôi đưa ra dự phóng doanh thu năm 2023F & 2024F của PVS tăng trưởng 13,2% & 27,8% svck lên mức 18.537 tỷ đồng & 23.683 tỷ đồng. LNST cổ đông Công ty mẹ năm 2023F & 2024F dự báo đạt 995 tỷ đồng (+12,7% svck) & 1.098 tỷ đồng (+10,3% svck). EPS 2023F & 2024F dự kiến đạt 1.938 đồng/cp & 2.176 đồng/cp, BVPS 2023F & 2024F dự kiến đạt 25.419 đồng/cp & 25.489 đồng/cp, tương ứng P/E 2023F & 2024F là 17,7 & 15,8 lần và P/B 2023F & 2024F đạt 1,35 lần & 1,35 lần.
  • Với triển vọng tích cực, chúng tôi đánh giá KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 38.400 đ/cp, tương ứng khả năng tăng giá 12%
  • Rủi ro: Giá dầu bất ổn định và đang trên đà giảm do những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu làm yếu nhu cầu dầu khí. Các dự án lớn chậm tiến độ sẽ làm ảnh hưởng tới khối lượng backlog của PVS.
  • Cơ hội: Các Dự án lớn của ngành (Cá Voi Xanh, Lô B – Ô Môn, LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ….) nếu được thúc đẩy tiến độ triển khai hứa hẹn sẽ đem lại khối lượng công việc lớn cho PVS. Mảng điện gió ngoài khơi trong tương lai sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho PVS và chúng tôi chưa tính đến các dự án mới trong lĩnh vực này trong mô hình định giá.
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

10. PET – KQKD Q2/2023 không đạt kỳ vọng nhưng có dự địa hồi phục mạnh mẽ

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 35.340
  • BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với PET tại mức giá mục tiêu không đổi là 35.340 đồng/cp trong Buổi thảo luận trực tuyến “Pit-Stop’ gần đây. Dù lợi nhuận ròng 1H23 của PET thấp hơn kỳ vọng, chúng tôi nhận thấy dư địa hồi phục mạnh mẽ trong ngắn hạn và phát triển dài hạn đối với PET nhờ thị phần ngày càng mở rộng, quản lý vốn lưu động tốt và môi trường lãi suất giảm nhanh.
  • Dự báo KQKD đang được BVSC xem xét lại. Với sự thiếu vắng các khoản chi phí một lần, chúng tôi cho rằng lợi nhuận ròng 2H23 của PET sẽ phục hồi ấn tượng. Đồng thời, tăng trưởng lợi nhuận ròng 2024 cũng sẽ rất mạnh mẽ nhờ nhu cầu phục hồi và triển vọng BLN ròng bình thường hóa trở lại. Trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu PET đã tăng 26,9%, chậm hơn so với MWG (38,0%) và DGW (65,2%), nhưng đều vượt trội so với VNIndex (16,5%). Giá cổ phiếu PET hiện thấp hơn 51,6% so với đỉnh, so với MWG (32,5%) và DGW (37,8%).
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

11. PAN – Hưởng lợi từ giá lúa gạo tăng và nhu cầu thủy sản hồi phục

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 32.683
  • Cập nhật KQKD: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PAN trong 6 tháng đầu năm đạt lần lượt là 5.597 và 267 tỷ VND, giảm lần lượt là 13% và 33% yoy. Trong đó, mảng thủy sản có sự giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do năm nay bước vào thời kỳ thấp điểm của ngành, hàng tồn kho ở các nước nhập khẩu chính vẫn đang còn dư nhiều, đồng thời nhu cầu bị suy yếu do ảnh hưởng của lạm phát. Mảng nông nghiệp và thực phẩm sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ do 6 tháng đầu năm đang là mùa vụ thấp điểm.
  • Triển vọng: (1) Giá lúa gạo duy trì ở mức cao, cùng điều kiên thời tiết ôn hòa hơn các quốc gia khác tạo lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam. (2) Nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ trở lại ở nửa cuối năm 2023 là động lực cho giá cá tra và tôm hồi phục dần từ quý 3. (3) Sản lượng của FMC sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới nhờ mở rộng vùng nuôi và xây dựng các nhà máy mới. (4) Mảng bánh kẹo có khả năng đem về nhiều doanh thu trong quý 3 khi Trung Thu đến gần.
  • Rủi ro: (1) Thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc trên toàn cầu khiến chi phí chăn nuôi tăng cao. (2) Tồn kho cá tra và tôm vẫn đang ở mức cao, khiến giá các mặt hàng thủy sản vẫn đang duy trì ở mức thấp. (3) Diễn biến thời tiết thất thường ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng các mặt hàng nông sản. (4) Giá đường tăng cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của mảng bánh kẹo.
  • Khuyến nghị: Chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu PAN là 32.683 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp FCFF và so sánh hệ số EV/EBITDA. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PAN
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

12. NLG – Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 46.100
  • Quan điểm định giá: So với Báo cáo khuyến nghị MUA gần nhất ngày 23/05/2023 (link), NLG ghi nhận mức tăng giá tương đối ấn tượng +17.7% và đã vượt giá mục tiêu cũ của chúng tôi nhờ vào (1) công tác triển khai bàn giao dự án tốt hơn kỳ vọng và (2) triển vọng ngành BĐS tươi sáng hơn sau hàng loạt chính sách hỗ trợ dược ban hành. Cổ phiếu NLG hiện đang giao dịch tại PE 2024F=15.2x và P/B 2024F = 1.4x, chúng tôi tin rằng định giá hiện tại vẫn duy trì hấp dẫn khi xét theo định giá P/B, chúng tôi duy trì khuyến nghị từ MUA đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu là 46,100 VND/CP (upside 17.6%).
  • Dự báo KQKD: Năm 2023: BSC thay đổi dự báo năm 2023, DTT đạt 4,965 tỷ VND (+14%YoY, +5% so với dự báo cũ) khi nâng số lượng sản phẩm valora bàn giao tại Izumi và giảm sản phẩm tại Akari, Cần Thơ qua đó, LNST-CĐTS đạt 660 tỷ VND (+19%YoY, +2% so với dự báo cũ). Năm 2024: BSC dự báo DTT và LNST-CĐTS lần lượt đạt 9,161 tỷ VND (+85% YoY) và 1,030 tỷ VND (+56% YoY). Biên lợi nhuận giảm chủ yếu do không còn ghi nhận thu nhập đột biến từ thoái vốn, bán buôn và tỷ trọng bàn giao flora năm 2024 cao hơn 2023.
  • Luận điểm đầu tư: Sở hữu sự chủ động trong chiến lược triển khai dự án nhờ (1) nền tảng tài chính
    lành mạnh, (2) danh mục dự án đa dạng. Hạ tầng kết nối khu vực phía Nam hoàn thiện giúp các dự án lớn tại Đồng Nai, Long An ghi nhận mặt bằng giá mới cao hơn và tỷ lệ hấp thụ tốt hơn trong tương lai.
  • Rủi ro: ▪ Tiến độ bàn giao các dự án Izumi, Cần Thơ và thủ tục chuyển nhượng 25% Paragon
    Đại Phước chậm hơn dự kiến. ▪ Doanh số mở bán thấp hơn kỳ vọng do khó khăn chung của nền kinh tế.
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

13. NKG – Tiếp đà hồi phục

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 23.600
  • Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, thúc đẩy sản lượng nội địa từ 2024: Từ cuối Q1/2023, thị trường bất động sản ghi nhận những tín hiệu gỡ rối đầu tiên khi Nghị định 08, Nghị quyết 33 và Nghị định 10 đã cung cấp những hành lang pháp lý để khơi thông nguồn vốn trái phiếu và condotel. Chúng tôi nhận thấy đã có những dấu hiệu tạo đáy của bất động sản khi tổng số giao dịch trong 2Q23 đạt 3,704 giao dịch (+30% QoQ). Ngoài ra, theo khảo sát của chúng tôi, các chủ đầu tư cũng đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi như kéo dài thời gian thanh toán, miễn lãi vay thời gian đầu, cộng với việc lãi vay để mua BDS cũng đã giảm khoảng 1-1.5% so với thời điểm cuối năm 2022, các yếu tố này sẽ tạo động lực cho sự hồi phục của bất động sản trong năm 2024.
  • Tuy nhiên, trong 2023, chúng tôi dự phóng sản lượng của NKG sẽ có sự điều chỉnh do thị trường nội địa vẫn suy yếu. Chúng tôi dự phóng doanh thu của NKG năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 19,207 tỷ (-16.5% CK) và 21,696 tỷ (+12.9% CK). Trong đó, doanh thu đến từ mảng xuất khẩu lần lượt đạt 10,755 tỷ (-20.9% CK) trong 2023 và 11,716 tỷ (+9% CK) trong 2024, tôn mạ dự phóng chiếm trên 95% tổng doanh thu xuất khẩu.
  • Ngoài ra, việc cước tàu biển giảm mạnh cũng sẽ giúp NKG hồi phục thêm biên lợi nhuận. Cụ thể, tính đến T8/2023, chỉ số giao nhận hàng tàu rời BDI đã giảm 81% từ đỉnh tháng 11/2021, qua đó chúng tôi dự phóng NKG có thể tăng thêm 2.4% biên lợi nhuận trong năm 2023. Chúng tôi dự phóng LNR của NKG năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 406 tỷ (sv. -125 tỷ trong 2022) và 663 tỷ (+63.5% CK).
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết

14. CTG – Kết quả kinh doanh tăng trưởng vững chắc

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 37.700
  • Ngân hàng Vietinbank đã công bố BCTC Quý 2.2023 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 17.772 tỷ đồng (+11,5% YoY) và 5.203 tỷ đồng (+12% YoY). Kết quả kinh doanh của Vietinbank tăng trưởng đến từ thu nhập lãi thuần tăng 6,2% YoY, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 14,4% YoY, lãi từ hoạt động ngoại hối tăng 44,6% YoY, lãi từ hoạt động khác tăng 60% YoY.
  • Tín dụng tăng trưởng nhanh hơn trung bình ngành: Tính đến cuối Quý 2.2023, tín dụng của Vietinbank đạt mức 1.364 nghìn tỷ đồng, tăng 2% QoQ tương đương với 6,6% YTD, mức tăng này cao hơn mức tăng tín dụng toàn nền kinh tế là 4,73% YTD.
  • Kỳ vọng NIM tạo đáy và phục hồi trong nửa cuối năm: Kỳ vọng lãi suất huy động giảm nhanh sẽ hỗ trợ cho NIM phục hồi trong nửa cuối năm 2023.
  • Chất lượng tài sản ổn định so với quý liền kề: Cuối Quý 2.2023, một số chỉ số đo lường chất lượng tài sản của Vietinbank như sau: NPL ở mức 1,27%, tương đương với quý liền kề; nợ nhóm 2/cho vay khách hàng ở mức 2,59%, giảm 9 bps so với quý liền kề, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 169%, giảm 4% so với quý liền kề, số ngày phải thu giảm 2 ngày so với quý liền kề về mức 36 ngày.
  • Quan điểm đầu tư: Trong vài năm gần đây, Vietinbank đã thực hiện trích lập dự phòng mạnh mẽ và ghi giảm những tài sản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán. Điều này tạo ra bộ đệm giúp cho Vietinbank tăng trưởng lợi nhuận trong những năm tới. Cùng với đó, lãi suất giảm nhanh và kỳ vọng nền kinh tế phục hồi từ nửa cuối năm 2023 tạo ra động lực tăng trưởng cho ngành ngân hàng nói chung cũng như Vietinbank nói riêng. Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cổ phiếu CTG với mức giá mục tiêu là 37.700 đồng/cp (cao hơn 15,6 % so mức giá đóng cửa tại ngày 07/8/2023 là 32.600 đồng/cp).
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

15. TV2 – Bước và chu kỳ tăng mới

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 51.000
  • Kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi “Báo cáo cập nhật TV2_T5/2023” với giá mục tiêu 37.850 đồng/cp, giá cổ phiếu TV2 đã tăng hơn 20%. Định giá hiện tại khá hợp lý theo quan điểm của chúng tôi. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn duy trì tích cực với TV2 dựa trên những lợi thế của doanh nghiệp nói chung và tiềm năng dự án nói riêng cũng như dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2. Chúng tôi vẫn kỳ vọng chủ đầu tư Toyo Ink Group Berhad sẽ có thể thu xếp thành công khoản vay vốn nhờ những tín hiệu đàm phán tích cực trong thời gian gần đây và dự án có thể bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào tính khả thi cao của dự án nhiệt điện Sông Hậu 2 do khu vực phía Nam cũng cần phải bổ sung các nguồn điện chạy nền trước sự không ổn định và phụ thuộc cao vào yếu tố thời tiết của các nguồn năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế khu vực. Trong báo cáo cập nhật lần này, chúng tôi đưa dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 vào mô hình định giá. Chúng tôi dự phóng DTT và LNST 2023 lần lượt đạt 1.012 tỷ đồng (-23,4% yoy) và 96 tỷ đồng (+81,4% yoy), EPS 2023 đạt 1.957 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TV2 và nâng giá mục tiêu thêm 34,7% lên 51.000 đồng/cp – tương đương triển vọng tăng 35,0% so với giá hiện tại.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

16. GEX – Kết quả kinh doanh ấn tượng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 30.000
  • Triển vọng: 1) GEX nắm giữ các mảng kinh doanh với vị thế hàng đầsu trong ngành vật liệu xây dựng, thiết bị điện, bất động sản. VCBS kỳ vọng tình hình kinh doanh khó khăn trong ngắn hạn sẽ dần được cải thiện và còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. 2) Chiến lược thoái vốn một phần mảng năng lượng sẽ giúp GEX có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các thương vụ M&A giúp GEX chớp cơ hội mở rộng kinh doanh mạnh mẽ trong thời gian tới cũng như xử lý các vấn đề về trái phiếu đã phát hành còn tồn đọng.
  • Rủi ro: 1) Rủi ro tới từ thị trường bất động sản kéo dài tình hình suy giảm tác động lên hầu hết các mảng kinh doanh của GEX. 2) Kế hoạch thoái vốn bị kéo dài và giá thoái vốn không như kỳ vọng.
  • Đánh giá: VCBS cho rằng GEX đang trên đà hồi phục KQKD rất tốt trong Q2.2023, các mảng kinh doanh hiện tại đang có sự hồi phục tốt hơn dự kiến trong báo cáo gần nhất. Chúng tôi đánh giá kế hoạch thoái vốn mảng năng lượng sẽ là cú hích lớn cho câu chuyện lợi nhuận của GEX trong giai đoạn cuối năm 2023. Với tình hình hiện tại, VCBS cho rằng GEX sẽ sớm vượt kế hoạch kinh doanh năm (chưa tính đến thoái vốn mảng năng lượng). Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GEX và nâng giá mục tiêu là 30,000 đồng (+30%).
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

17. BSR – Crack spread 2023 suy giảm sẽ bất lợi cho ngành công nghiệp lọc dầu

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 22.102
  • Triển vọng doanh nghiệp: Crack spread các sản phẩm lọc dầu được dự báo suy giảm trong năm 2023 gây bất lợi cho BSR. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu không tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn cùng với giá dầu giảm là yếu tố khiến Crack spread giảm so với năm 2022. Tuy nhiên BSR có lợi thế tiêu thụ sản phẩm ở mức cao như cùng kỳ năm 2022 do (1) BSR có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh về khả năng đàm phán mức Premium tốt hơn đối thủ cạnh tranh; (2) Kế hoạch dời bảo dưỡng tổng thể nhà máy sang năm 2024 giúp tối đa hóa nguồn cung sản phẩm trong bối cảnh nguồn cung nội địa thiếu hụt khi NSRP ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể 55
    ngày. Dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy đã được Chính phủ chấp thuận điều chỉnh vốn đầu tư Chúng tôi đưa dự phóng giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 79,54 USD/thùng.
  • Chúng tôi dự phóng doanh thu 2023F đạt 132.964 tỷ đồng (-20% yoy), LNTT năm 2023F đạt 6.926 tỷ đồng (-56% yoy). Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF và phương pháp so sánh P/E để đưa ra giá mục tiêu của BSR là 22.102 đồng/cp (8,9% so với giá đóng cửa ngày 02/08/2023). Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP đối với BSR.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

18. HDB – Thời kỳ khó khăn của Tài chính tiêu dùng

  • Khuyến nghị N/A: Giá mục tiêu N/A
  • Tăng trưởng tín dụng nhờ vào cho vay thương mại
  • Tổng tín dụng 2Q23 tăng 9.3% kể từ đầu năm đạt 293,129 tỷ đồng, gần tương đương với mức của 1Q23 tăng 9% kể từ đầu năm và room tín dụng lần 1 là 10.5%. Dư nợ cho vay (chiếm 98% tổng tín dụng) tăng 8.9% kể từ đầu năm và giảm 0.4% q/q. Trong 1H23, HDB tập trung cho vay thương mại (+17% kể từ đầu năm, chiếm 48.6% tổng cho vay) hơn là cho vay bán lẻ (+2.7% kể từ đầu năm, chiếm 43% tổng cho vay) và tài chính tiêu dùng (-7.4% kể từ đầu năm, chiếm 5.4% tổng cho vay). Hơn nữa, theo ban lãnh đạo, cho vay bán lẻ sẽ cải thiện vào 2H23 trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tiền gửi bất ngờ tăng mạnh 40.2% kể từ đầu năm và 19.1% q/q. Trong 2H23 có thể chậm lại do huy động quá mức và kiểm soát chi phí vốn, theo ngân hàng. Room tín dụng hiện tại là 15%; và mục tiêu của ngân hàng là dư nợ tín dụng năm 2023 sẽ tăng lên 24%
  • Nguồn KIS: Xem chi tiết

19. VHM – Duy trì lợi nhuận cao giữa khó khăn thị trường

  • Khuyến nghị N/A: Giá mục tiêu N/A
  • Chúng tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng của VHM vẫn tích cực trong nửa cuối năm do những yếu tố sau: Chính phủ đang tích cực có các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, ngành Bất động sản và đầu tư công. Lãi suất đang có xu hướng giảm sẽ giúp cải thiện nhu cầu mua nhà và giảm chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp. Ra mắt Vinhomes Sky Park và Glory Heights đón nhận phản ứng tích cực từ thị trường. Dự án Mega Grand World dự kiến cũng sẽ ra mắt vào tháng 12/2023
  • Nguồn ABS: Xem chi tiết

20. TCB – Lợi nhuận trước thuế dự kiến phục hồi trong năm 2024

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 38.700
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu của TCB, với giá mục tiêu 1 năm là 38.700 đồng/cổ phiếu do chúng tôi chuyển cơ sở định giá đến cuối năm 2024. Chúng tôi tin vào triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Với xu hướng tăng trưởng trong dài hạn đó, TCB với vị thế là một ngân hàng đứng đầu trên thị trường trong những lĩnh vực này cũng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chúng tôi vẫn cho rằng những thách thức hiện tại đối với cả thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp khó có thể được giải quyết hoàn toàn trong thời gian ngắn mà quá trình này có thể diễn ra trong 2-3 năm. Trong thời gian này, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường bất động sản có thể không đạt được như kỳ vọng và ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các chủ đầu tư. Theo đó, tăng trưởng LNTT của TCB trong thời gian tới khó có thể đạt được mức tương tự như những năm trước đó (2014-2021). Chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 23,3 nghìn tỷ đồng (-8,5% svck) và 27,2 nghìn tỷ đồng (+16,1% svck). ROE dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 15% so với mức trung bình ngành là 16,2%.
  • Quan điểm ngắn hạn: Giá cổ phiếu có thể có biến động lớn trước những tin tức tác động tới thị trường bất động sản (như lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ lệ hấp thụ tại các dự án mở bán mới cao hơn hoặc kém hơn dự kiến…)
  • Tiềm năng tăng đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hấp thụ cao hơn kỳ vọng tại các dự án BĐS mà TCB tài trợ; và mảng ngân hàng đầu tư và bancassurance phục hồi tốt hơn kỳ vọng.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hấp thụ thấp hơn kỳ vọng tại các dự án bất động sản mà TCB tài trợ; và mảng ngân hàng đầu tư và bancassurance phục hồi kém hơn kỳ vọng
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

21. SAB – Doanh thu yếu, chi phí tăng trong Q2/2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 185.000
  • Luận điểm đầu tư: Chúng tôi đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích do SAB tổ chức vào ngày 3/8/2023 để cập nhật về kết quả kinh doanh Q2/2023 và triển vọng về doanh thu trong nửa cuối năm 2023, đồng thời hiểu rõ hơn về bối cảnh cạnh tranh hiện tại. Trong Q2/2023, SAB đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 8,3 nghìn tỷ đồng (-7,7% svck và +33,8% so với quý trước) và 1,2 nghìn tỷ đồng (-32,5% svck và +20,6% so với quý trước), phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.
  • Kết quả kinh doanh quý 2 phản ánh rõ như cầu tiêu dùng yếu, cùng với việc thực thi chặt chẽ Nghị định 100. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, công ty sẽ rất khó đạt được các kế hoạch trong năm do nhu cầu trong nước phục hồi chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, điểm sáng là thị phần đã tăng trở lại kể từ kỳ nghỉ Tết, làm giảm khoảng cách thị phần giữa SAB và đối thủ cạnh tranh chính.
  • Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 33,1 nghìn tỷ đồng (-5,3% svck) và 4,9 nghìn tỷ đồng (-11% svck); lần lượt thấp hơn 10% và 15% so với ước tính trước đây của chúng tôi. Trong năm 2024, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 36,2 nghìn tỷ đồng (+9,2% svck) và 5,7 nghìn tỷ đồng (+16,5% svck). Chúng tôi nâng giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu SAB lên 185.000 đồng/cổ phiếu (từ mức 182.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên P/E mục tiêu năm 2024 là 24x (từ mức 23x cho năm 2023)/pp định giá DCF; chúng tôi nâng P/E mục tiêu để phản ánh lợi nhuận ròng phục hồi trong năm Với tiềm năng tăng giá là 14,9% theo giá mục tiêu, chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu SAB từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

20. KBC – Mảng kinh doanh cốt lõi cải thiện đáng kể

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 36.900
  • Tại mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu, KBC đang giao dịch với P/E 2023 là 9,3x và P/B là 1,4x, P/E 2024 là 6,0x và P/B là 1,2x. Giá cổ phiếu KBC đã tăng 80,2% kể từ khuyến nghị MUA của chúng tôi vào ngày 28/11/2022 và duy trì đà tăng kể từ báo cáo gần đây nhất của chúng tôi vào ngày 26/06/2023 (khuyến nghị KHẢ QUAN) với mức tăng giá là 6,7%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN, nhưng nâng giá mục tiêu lên 36.900 đồng/cổ phiếu (từ 33.000 đồng/cổ phiếu), tiềm năng tăng giá là 15,3% so với giá hiện tại, nhờ giả định giá cho thuê tăng (+10% tại KCN Tân Phú Trung để phản ánh xu hướng giá thuê hiện tại ở khu vực phía Nam) và tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến cao hơn tại các KCN chính (+500 điểm cơ bản tại KCN Quang Châu và KCN NSHL sau khi cân nhắc chi phí đất thực tế).
  • Rủi ro: Nhu cầu đất khu công nghiệp suy yếu nếu dòng vốn FDI tiếp tục giảm tốc. Quá trình phê duyệt dự án kéo dài có thể ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng của KBC trong khi diện tích đất
    khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê có thể giảm đáng kể từ năm 2024. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án mới tăng lên có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong thời gian tới.
  • Quan điểm ngắn hạn: TRUNG LẬP. Thủ tục pháp lý của KCN Tràng Duệ 3 dự kiến được hoàn tất trong Q3. Cổ tức tiền mặt 20% có thể được thực hiện trong nửa cuối năm 2023. Tăng trưởng lợi nhuận trong Q3 có thể chậm lại do KBC ghi nhận khoản lợi nhuận đáng kể từ định giá lại trong Q3/2022.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

21. CTD – Kết quả kinh doanh hồi phục, trích lập dự phòng giảm

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 66.234
  • Biên lợi nhuận của CTD dự báo hồi phục lên 3% trong năm 2023 và 3,5% trong năm 2024. Chúng tôi kỳ vọng với giá NVL và giá nhân công dự báo ổn định, CTD đang tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động, giảm nhân sự và các chức vụ quản lý để tiết giảm chi phí hoạt động sẽ giúp CTD giảm chi phí giá vốn. CTD tăng tỷ trọng dự án KCN, hạ tầng trong backlog giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện. CTD sau quá trình tái cơ cấu đã đạt được thành quả nhất định. Nguồn việc đã hồi phục trở lại với backlog hơn 17.000 tỷ đồng nhờ chính sách “Repeat Sales” hiệu quả và chiến lược đa dạng hóa các dự án tham gia đấu thầu. CTD duy trì được vị thế là chủ thầu có quy mô doanh thu lớn nhất và có tài chính lành mạnh, tỷ trọng vay nợ thấp.
  • Định giá và khuyến nghị: Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền giá mục tiêu cho cổ phiếu CTD là 66.234 đồng/cổ phiếu. Do giá giao dịch hiện tại của CTD đang cao hơn giá đóng cửa ngày 09/8/2023 là 0,4%, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu CTD.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

22. BWE – Mở rộng công suất đón đầu tăng trưởng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 70.902
  • Hoàn thành việc mua lại nhóm công ty nước ở Long An. BWE đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Công Ty Cổ Phần Nước BIWASE Long An (Biwase Long An Water) lên 91,6%, tăng từ mức 25,4% trong tháng 05, hoàn thành việc mua lại nhóm công ty trong lĩnh vực nước ở tỉnh Long An.
  • Tăng gấp đôi công suất thiết kế của Biwase Long An Water lên 120.000 m3/ngày và đang trong quá trình thực hiện, với vốn đầu tư 1000 tỷ đồng, qua đó mở rộng phạm vi hoạt động sang tỉnh có nguồn vốn FDI lớn thứ 3 của Việt Nam. Công ty tự tin rằng nhu cầu thị trường sẽ lớn và sẽ sớm đạt 100% công suất sau khi mở rộng do nguồn nước ở Long An hiện nay hầu hết đã bị nhiễm mặn. Giá bán lẻ nước tại Long An đã được thông qua, ban lãnh đạo không tiết lộ chi tiết nhưng tự tin mức giá này đủ để bù đắp chi phí và đem đến biên lợi nhuận ổn định.
  • Công ty đặt mục tiêu mở rộng công suất của Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Tân (BWE sở hữu 31,5%) lên gấp ba lần đạt 200.000 m3/ngày. Công ty Cấp nước Gia Tân sẽ cung cấp nước cho nhu cầu tiềm năng của 200.000 ha diện tích đất công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
  • BLĐ hướng tới quản lý chất thải theo mô hình tuần hoàn, trong đó chất thải sẽ là nguyên liệu đầu vào cho nhiệt điện khí sinh học, vật liệu xây dựng và phân bón. Sẽ không có chất thải nào được xả ra môi trường kể từ ngày 01/08. Hiện tại, BWE đã hoàn thành 80% việc xây dựng nhà máy phân bón hữu cơ có công suất 840 tấn/ngày, nâng tổng công suất thiết kế sản xuất phân bón hữu cơ lên 1.680 tấn/ngày. Ngoài ra, điện từ khí sinh học thu được đã đạt 5MW
  • Nhu cầu nước và xử lý chất thải rắn thải tại Bình Dương ổn định. Ban lãnh đạo ước tính rằng nhu cầu cung cấp nước và xử lý chất thải rắn sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm trong điều kiện kinh doanh bình thường. Tăng trưởng sản lượng nước trong 1H23 ở mức khiêm tốn 1,4% nhưng ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong 2H23 nhờ sự phục hồi của sản xuất công nghiệp.
  • Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 70.902 đồng/cổ phiếu. Việc mua lại gần đây mang đến tiềm năng tăng giá đối với dự báo lợi nhuận hợp nhất trong dài hạn của chúng tôi.
  • Nguồn YVN: Xem chi tiết

23. BSR – Khẳng định vai trò thiết yếu

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 28.400
  • Quan điểm đầu tư: Giá dầu và crack spread phục hồi sẽ giúp cải thiện lợi nhuận cốt lõi của BSR kể từ nửa cuối năm 2023. Sản lượng tiếp tục duy trì ở mức tối đa, do tình trạng gián đoạn hoạt động của NSRP tiếp diễn, và BSR đã hoãn lịch bảo dưỡng nhà máy tới năm sau. Lượng tiền gửi khổng lồ (gần 30,000 tỷ VND) sẽ đóng góp khoảng 1,500-2,000 tỷ VND vào lợi nhuận tài chính của công ty mỗi năm.
  • Catalyst: BSR sẽ tiến hành chuyển sàn và niêm yết trên HOSE, dự kiến thực hiện vào quý 4/2023.
  • Rủi ro: Giá dầu thô đầu vào biến động mạnh. Cạnh tranh tăng khi thuế nhập khẩu xăng giảm dần về 0% vào năm 2024.
  • Nguồn BSC: Xem chi tiết

24. TPB – Tác động tiêu cực bởi chi phí vốn dâng cao

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 21.800
  • Tổng thu nhập hoạt động trong Q2/23 giảm trong môi trường lãi suất cao: Thu nhập lãi (NII) trong Q2/23 giảm 10,0% svck do (1) tín dụng tăng trưởng 11,8% svck và (2) NIM của Q2/23 giảm 0,9 điểm % svck xuống còn 3,4% do chi phí vốn (CoF) tăng 2,48 điểm % svck trong môi trường lãi suất cao, trong khi lợi suất tài sản (AY) chỉ tăng 1,47 điểm % svck. Thu nhập ngoài lãi giảm 23% svck trong Q2/23 do không còn 265 tỷ đồng lãi từ hoàn nhập một lần dự phòng chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) như trong Q2/22. Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của TPB đạt 3.917 tỷ đồng, giảm 14,3% svck trong Q2/23.
  • Bộ đệm dự phòng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực: CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) của TPB trong Q2/23 tăng lên 49,3% từ mức 38,5% trong Q2/22, do TOI thấp hơn trong khi chi phí hoạt động tăng 9,5% svck. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng CIR của TPB sẽ cải thiện từ nửa cuối năm 2023 trở đi do (1) NH đã giảm 4% tổng số nhân viên kể từ đầu năm trong 6T23, (2) NH tiếp tục phát triển công nghệ giao dịch sinh trắc học. Trong bối cảnh chi phí tăng, TPB giảm chi phí dự phòng 43% svck trong Q2/23 bằng cách sử dụng bộ đệm dự phòng, dẫn đến LLR (tỷ lệ bao phủ nợ xấu) của Q2/23 là 60,9% (Q1/23 là 83,9%). Chất lượng tài sản trong Q2/23 suy giảm, với tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% (Q1/23: 1,4%). Nhìn chung, LN ròng của TPB giảm 25,3% svck xuống còn 1.732 tỷ đồng trong Q2/23.
  • Triển vọng cuối năm tươi sáng hơn: Trong nửa cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng TPB sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn do (1) tăng trưởng tín dụng cuối năm 2023 tăng tốc đạt 13,9% sv đầu năm từ mức 6,8% sv đầu năm trong 6T23 nhờ môi trường lãi suất thấp; (2) NIM mở rộng 0,1-0,2 điểm % so với 6T23 nhờ hai chính sách cắt giảm lãi suất gần đây sẽ có hiệu lực hoàn toàn từ nửa cuối năm trở đi trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng tăng tốc; và (3) giảm áp lực trích lập nhờ TT02 cho phép giữ nguyên nhóm nợ và cơ cấu lại nợ. Cho cả năm 2023, chúng tôi kỳ vọng LN ròng của TPB có thể đạt ~6.000 tỷ đồng (-4,1% svck) với kỳ vọng NIM và tăng trưởng tín dụng lần lượt là 3,6% và 13,9% sv đầu năm.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 21.800 đồng: Chúng tôi hạ 12,3%/4,4% dự phóng EPS cho năm 2023–24 với giả định rằng (1) NIM thay đổi -23/+14 điểm cơ bản và (2) chi phí tín dụng biến động -0,5%/+0,4% so với dự báo trước đó. Ngoài ra, chúng tôi đã điều chỉnh chi phí vốn từ 14,1% lên 14,5% do hệ số beta cao hơn, trong khi lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro thấp hơn do CDS của Việt Nam thu hẹp so với đầu năm. Do đó, chúng tôi giảm giá mục tiêu xuống còn 21.800 đồng, thấp hơn 2,2% so với giá mục tiêu trước đây của chúng tôi. Tiềm năng tăng giá bao gồm (1) NIM cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) tăng trưởng tín dụng yếu hơn dự kiến và (2) dự phòng nợ xấu cao hơn dự kiến.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

25. PVD – Giá thuê giàn tăng cao trong bối cảnh nguồn cung thu hẹp

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 30.400
  • Dự báo 2023: Điều chỉnh tăng mạnh lợi nhuận. Ước tính lợi nhuận cả năm sẽ đạt 583 tỷ đồng, cao hơn dự báo trước đây là 358 tỷ đồng do xuất hiện khoản thu đột biến từ hợp đồng hủy trước hạn. Ngoài ra, PVD cũng đã đàm phán được với ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống còn Libor + 1% từ mức Libor + 3%, đồng thời với diễn biến gần đây, chúng tôi kì vọng FED sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong 2H2023, góp phần làm giảm gánh nặng nợ vay lên PVD, giúp ghi nhận lợi nhuận tích cực hơn.
  • Định giá và khuyến nghị đầu tư: Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVD tại mức giá mục tiêu là 30.400 đồng/cổ phiếu với tiềm năng tăng trưởng +18,5%.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

26. HPG – LNST giảm 64% svck tuy nhiên tăng gấp 2.5 lần so với Q1/2023

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 31.600
  • Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, LNST sẽ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm. Chúng tôi dự báo giá bán thép xây dựng của HPG sẽ duy trì ở mức 14.300 – 14.500 triệu đồng/tấn trong những tháng cuối năm nhờ nhu cầu tiêu thụ hồi phục. Thị trường BĐS đã xuất hiện những yếu tố tích cực khi các chủ đầu tư bắt đầu mở bán dự án đặc biệt tại phân khúc căn hộ trung cấp tại khu vực phía Nam. Theo thông tin từ 1 số chủ đầu tư như Nam Long và Vinhomes, tỷ lệ hấp thụ đạt mức cao 65%. Lãi suất tín dụng ở mức thấp và Luật Đất Đai sửa đổi dự kiến thông qua vào T10/2023 sẽ tác động tích cực đến nguồn cung thị trường BĐS trong thời gian tới. Hơn nữa, giá than mỡ và quặng sắt (chiếm 70% chi phí sản xuất thép) giảm lần lượt 12% và 20% so với quý trước sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp lên mức 12%. Theo ước tính của chúng tôi, LNST sẽ đạt mức lần lượt 1,865 tỷ và 1,950 tỷ đồng trong Q3 và Q4/2023.Lũy kế cả năm 2023, LNST đạt 5,595 tỷ đồng (-37% svck)
  • Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 31,600 đồng/cổ phiếu: Chúng tôi ưa thích cổ phiếu HPG dựa trên các lý do chính sau: (1) Vị thế đứng đầu ngành, sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ khi chu kì ngành hồi phục. (2) Doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 13% và 68% vào năm 2024. (3) Định giá đang ở mức hấp dẫn trong giai đoạn hồi phục của chu kì ngành thép. Các rủi ro chính bao gồm (1) Giá thép không phục hồi như kỳ vọng, (2) Giá nguyên vật liệu tăng trở lại và (3) Tỷ giá biến động khiến áp lực tài chính tăng mạnh.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết

27. KBC – Chờ đợi nguồn cung mới từ Tràng Duê 3

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 31.886
  • Đánh giá: Trong năm 2023, KQKD hoạt động cốt lõi của KBC bùng nổ nhờ hoàn thành bàn giao mặt bằng cho các khách hàng lớn tại KCN Quang Châu Mở rộng và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá mức giá hiện tại của cổ phiếu KBC đã cơ bản phản ánh kết quả kinh doanh trong năm 2023 và triển vọng kinh doanh giai đoạn tiếp theo phụ thuộc vào tiến độ triển khai dự án Tràng Duệ 3. VCBS dự phóng doanh thu năm 2023 của KBC đạt 5.809 tỷ đồng (+315,7% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.037 tỷ đồng (+33,4% yoy), tương ứng với EPS là 2.653 VNĐ/ cổ phiếu. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu KBC với mức định giá hợp lý là 31.886 VNĐ/ cổ phiếu.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết

28. BAF – Lợi thế từ hệ sinh thái Tân Long khó duy trì trong dài hạn

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 20.230
  • Chúng tôi tiến hành định giá lần đầu CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam niêm yết trên sàn HSX với mã BAF. Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định mức giá mục tiêu của cổ phiếu là 20.320 đồng/cp, thấp hơn 10,3% so với mức giá đóngcửa ngày 10/08/2023. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu BAF. Nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời ở thời điểm hiện tại và theo dõi thêm các vấn đề khác liên quan đến quản trị và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

Update…

MỖI TUẦN 1 CUỐN SÁCH EBOOK:

[Sách] Boglehead Hướng Dẫn Cách Đầu Tư – The Bogleheads’ Guide to Investing. Xem chi tiết…


Truy cập nhóm Telegram, Zalo để theo dõi những thông tin kiến thức hữu ích về đầu tư được cập nhật và chia sẻ thường xuyên:

NHÓM ZALO

NHÓM TELEGRAM


Thanks for reading Thái cực đầu tư – Investing! Subscribe for free to receive new posts and support my work.

Related Posts

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 24/09 – 30/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VHM, TPB, PVS, CTG, REE, PNJ, MWG, BCG, PLC, DGC, DPM, MSN, IDC, VTP, VPB… 1. VHM – Kết…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 17/09 – 23/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: QNS, ACB, VHC, VGC, ZSC, VCB, DGC, LPB, KDH, FPT, STB, AST, FMC, PTB… 1. QNS – Giá đường…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 10/09 – 16/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, GMD, ACB, PLX, PNJ, PVD, DCM, BVH, VNM, CTG, GAS, MWG, PVS, NKG, PHR, GVR, POW……

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 03/09 – 09/09/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VNM, STB, VCG, KBC, DHA, PTB, MSN, KDH, BSR… 1. VNM – Kỳ vọng từ tái định vị thương…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 20/08 – 26/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: MWG, FRT, VHM, REE, PVD, PLX, PLC, ACB, TNH, PNJ, HPG, FMC, DGW, BWE, VPB, GAS, DGC, TNG,…

Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 13/08 – 19/08/2023

Báo cáo phân tích doanh nghiệp, báo cáo KQKD: VRE, VNM, PVS, MWG, IDC, HSG, GAS, DGC, BAF, SCS, PVT, NT2, BCM, ACV, VIB, IMP, VCB, ……

Leave a Reply

%d bloggers like this: