Mỹ:
– Fitch Ratings (Fitch) vừa hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ mức cao nhất AAA xuống AA+, với lý do ‘chất lượng điều hành đi xuống’. Động thái của hãng xếp hạng tín nhiệm này phát đi cảnh báo về tình trạng nợ công ở Mỹ. Những bất đồng quanh vấn đề trần nợ công đầu năm nay khiến Mỹ gặp rủi ro vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Theo The Wall Street Journal, việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm – bởi một hãng xếp hạng lớn lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ – đang phủ bóng lên triển vọng của thị trường trái phiếu kho bạc toàn cầu trị giá 25.000 tỉ USD.
– Theo các số liệu do Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố ngày 1/8, hoạt động sản xuất của Mỹ vẫn ở mức thấp trong tháng 7/2023, khi số lượng đơn đặt hàng mới được cải thiện, nhưng việc làm tại nhà máy giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm.
Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ 9 liên tiếp (bnews.vn)
– Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm: Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 1/8, cơ hội việc làm của nước này trong tháng 6/2023 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, nhưng vẫn ở mức phù hợp với điều kiện thị trường lao động thắt chặt.
Cơ hội việc làm tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm (doanhnhanvn.vn)
– Mỹ có thêm 187.000 việc làm trong tháng 7, dưới mức kỳ vọng 200.000. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 3,5% trong tháng 7 từ mức 3,6% trong tháng 6. Con số 3,4% trong tháng 4 là mức thấp nhất trong 54 năm.

– Lợi tức trái phiếu tăng, với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giao dịch quanh mức 4.18% cao nhất kể từ tháng 11/2022.
US Treasury Yields Hit 2023 Highs After Fitch Downgrade – Bloomberg

Trái phiếu 30 năm tăng gần ngưỡng cao nhất được ghi nhận vào tháng 10 năm ngoái.

Trung Quốc:
– Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang có hy vọng hồi sinh nhờ sự hỗ trợ từ chính sách khi chính phủ khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực này trong việc thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế. Bộ trưởng Nhà ở và Kiến thiết Thành thị, Nông thôn Trung Quốc Ni Hong khẳng định, việc ổn định lĩnh vực xây dựng và bất động sản quyết định sự phục hồi của nền kinh tế. Trước đó, một cuộc họp của các quan chức cấp cao vào cuối tháng Bảy đã yêu cầu điều chỉnh và cải thiện kịp thời các chính sách trong lĩnh vực bất động sản trong tình hình mới, khi có những thách thức lớn trong quan hệ cung cầu. (THX)
– Hoạt động xây dựng giảm mạnh: Phục hồi mạnh mẽ trong quý I, kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc trong vài tháng trở lại đây. Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng suy yếu đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia tỷ dân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản lao dốc. Lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 25% nền kinh tế Trung Quốc, bắt đầu đi xuống vài năm qua do tác động của đại dịch Covid-19 và chính sách “ba lằn ranh đỏ” nhằm hạn chế việc các nhà đầu tư dùng đòn bẩy quá mức.
Trung Quốc: Lo ngại ‘vòng xoáy chết chóc’ tiềm ẩn trong lĩnh vực bất động sản (vietnamfinance.vn)
– PMI: Dữ liệu được Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 31/7 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức trong lĩnh vực sản xuất chế tạo của nước này chỉ đạt 49,3 điểm trong tháng 7, đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số PMI dưới 50đ. Tháng trước, chỉ số này đạt 49,0 điểm, trong khi hai tháng trước đó lần lượt đạt 49,2 và 48,8 điểm. Mặc dù chỉ số PMI tháng 7 tốt hơn một chút so với dự báo trung bình 49,2 điểm trong một cuộc thăm dò của Reuters, tuy nhiên nó cũng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc phục hồi đà tăng trưởng do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc suy giảm 4 tháng liên tiếp (baodautu.vn)

Châu Âu:
– Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 20 nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng nhẹ trở lại trong quý 2/2023 với 0,3% sau hai quý liên tiếp sụt giảm.
– Tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức quá cao dù đã đã giảm nhẹ xuống còn 5,3% trong tháng 7/2023 so với mức 5,5% trong tháng 6/2023 nhờ giá năng lượng tiếp tục hạ nhiệt. Tuy nhiên, lạm phát trong lĩnh vực thực phẩm vẫn đặc biệt cao với 10,8% trong tháng 7/2023. Ngoài ra, so với tháng 6/2023, chỉ số giá cả tiếp tục tăng rõ rệt ở một số lĩnh vực như các mặt hàng công nghiệp không bao gồm năng lượng (+5,0%) và dịch vụ (+5,6%).
Nhật Bản:
– BOJ đã gây biến động mạnh giá tài sản trên toàn cầu trong phiên giao dịch cuối của tuần này khi nâng biên độ dao động của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) vượt mức 0,5% trước đó, đồng thời giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%. Dù đã được dự báo trước đó, động thái của BOJ vẫn khiến giới đầu tư chấn động và được xem như một bước tiến theo hướng bình thường hoá chính sách tiền tệ siêu lỏng mà Nhật Bản đã theo đuổi hàng thập kỷ.
– Theo báo Nikkei Asia ngày 3/8, mặc dù lợi suất trái phiếu Nhật Bản đang tăng sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) điều chỉnh chính sách vào tuần trước, nhưng các suy đoán cho rằng BoJ không có kế hoạch chấm dứt nới lỏng tiền tệ đã đẩy đồng Yen giảm giá trở lại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm mới đã tăng tới 0,625% vào ngày 2/8, mức cao nhất kể từ tháng 4/2014. Ngân hàng cũng đã tiến hành một hoạt động mua trái phiếu theo lịch trình vào ngày 2/8.
Đồng Yen giảm giá được cho là một yếu tố thúc đẩy ngân hàng hành động. Thế nhưng đồng tiền Nhật Bản đã suy yếu khoảng 5 Yen so với đồng USD kể từ động thái của BoJ, giao dịch trong phạm vi 143 Yen/USD vào ngày 2/8. (TTXVN)

Việt Nam:
– Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, so với mức 46,2 điểm của tháng 6. Kết quả lần này cho thấy các điều kiện hoạt động đã suy giảm tháng thứ năm liên tiếp, mặc dù lần suy giảm này chỉ là nhẹ và là nhẹ nhất trong thời kỳ này.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:
“Theo dữ liệu chỉ số PMI mới nhất, ngành sản xuất Việt Nam vẫn chịu áp lực trong tháng 7 khi các công ty tiếp tục khó kiếm được đơn đặt hàng mới và đã phải giảm sản lượng tương ứng. Tuy nhiên, mặc dù sản lượng kỳ này giảm, các công ty vẫn còn tồn kho hàng hóa chưa bán được. Trong khi đó, giá cả tiếp tục giảm, và thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn khi năng lực sản xuất trong ngành chưa được dùng hết. Một điểm tích cực hơn là, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể ổn định khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm chậm nhất trong thời gian năm tháng. Các công ty sẽ hy vọng điều này có thể giúp số lượng đơn đặt hàng tăng trở lại trong những tháng tới”.


– Ngày 2/8, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 7 – Sự ổn định quý giá” cho thấy trong khi dòng chảy thương mại toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự hồi phục rõ ràng, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở các lĩnh vực giao thương bên ngoài.
HSBC: Những dấu hiệu kinh tế vĩ mô tích cực đang âm thầm xuất hiện | Mekong ASEAN
– Cập nhật chiều ngày 4/8 về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 7 tháng năm 2023, Bộ Tài chính cho biết: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/7, có 36 doanh nghiệp (DN) đã phát hành với khối lượng 61.200 tỷ đồng (giảm 78% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó DN BĐS chiếm 55% (33.000 tỷ đồng); 60,91% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo; khối lượng mua lại trước hạn là 130.400 tỷ đồng (gấp 1,65 lần so với cùng kỳ năm 2022). Kể từ khi Nghị định số 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (5/3/2023), khối lượng TPDN phát hành là 60,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 99% khối lượng kể từ đầu năm 2023. Dư nợ TPDN tại thời điểm 21/7/2023 khoảng 1,03 triệu tỷ đồng, chiếm 10,8% GDP năm 2022, bằng 8,3% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
7 tháng phát hành 60.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng (baochinhphu.vn)