[Bản tin tuần] Kinh tế Việt Nam và Thế giới tuần 14/08 – 18/08/2023

Mỹ:

– Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ tăng lên 4,28%, cao nhất kể từ tháng 12 năm 2007. Lợi suất thực (đã điều chỉnh theo lạm phát hòa vốn) là 1,96%, cao nhất kể từ tháng 7 năm 2009.

– Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng trong tháng 7 nhiều hơn dự báo, cho thấy người tiêu dùng vẫn có đủ tiền để duy trì sự mở rộng kinh tế. Giá trị mua hàng bán lẻ đã tăng 0,7% trong tháng 7 sau khi điều chỉnh tăng trong hai tháng trước đó, dữ liệu của Bộ Thương mại cho thấy hôm thứ Ba. Con số lạc quan phản ánh sự gia tăng trong nhiều hạng mục bán hàng, bao gồm cửa hàng bán đồ thể thao, cửa hàng quần áo, nhà hàng và quán bar. US Retail Sales Exceeded Forecast in July, Showing Resilient Consumer – Bloomberg

– Một nhà phân tích của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo ngành ngân hàng Mỹ đã đối mặt với nguy cơ biến động, khi hàng chục ngân hàng có rủi ro bị hạ bậc xếp hạng, kể cả các ngân hàng như JPMorgan Chase.

– Các nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu tiến trình hạ lãi suất từ cuối tháng 6/2024 và kéo dài trong các quý tiếp theo, với tốc độ giảm dần qua hàng quý. Goldman Pencils In First Fed Rate Cut for Second Quarter of 2024 – Bloomberg

– Cuộc đối đầu ngày càng sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang làm xói mòn quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với hàng hóa từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong 20 năm. Trung Quốc chiếm 13,3% nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ trong sáu tháng đầu năm nay, dưới mức cao nhất là 21,6% cho cả năm 2017. Mức hiện tại là thấp nhất kể từ 12,1% của năm 2003, hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập Hiệp định Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization. How U.S. and China Are Breaking Up, in Charts – WSJ

– 1 số tin tức khác:

Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 7: Rủi ro lạm phát ‘nóng lên’ vẫn lớn, NHTW có thể tiếp tục tăng lãi suất (markettimes.vn)

Mầm mống cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ (viettimes.vn)

Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 7 | Reuters

Trung Quốc:

– Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản khi sản lượng công nghiệp, tăng trưởng doanh số bán lẻ không đạt dự báo: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp ( thực tế  3,7% ,ước tính 4,4%, trước đó 4,4% ) và doanh số bán lẻ tháng 7 của Trung Quốc ( thực tế 2,5% ,ước tính 4,7%, trước đó 3,1% ) chậm lại và thấp hơn dự báo, thêm vào một loạt dữ liệu yếu kém gần đây, cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ để vực dậy nền kinh tế đang chững lại. Chưa đầy một giờ trước khi công bố dữ liệu, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã làm điều đó khi bất ngờ  cắt giảm 15 điểm cơ bản lãi suất cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm xuống 2,50%, đây là lần cắt giảm lần thứ hai trong ba tháng.

Các nhà hoạch định chính sách vào tháng trước đã đưa ra một loạt các biện pháp kích thích, từ thúc đẩy tiêu thụ ô tô và thiết bị gia dụng , nới lỏng một số hạn chế về tài sản cho đến cam kết hỗ trợ khu vực tư nhân , khi đà phục hồi sau COVID đã mất đà kể từ quý hai. Tuy nhiên, sự kéo dài dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản, áp lực nợ của chính quyền địa phương gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao và nhu cầu nước ngoài hạ nhiệt tiếp tục là những trở ngại lớn để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bền vững.

Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã giảm 8,5% so với cùng kỳ trong tháng 1 đến tháng 7, sau khi giảm 7,9% trong tháng 1 đến tháng 6. Nhu cầu đối với lĩnh vực bất động sản, từng là trụ cột của tăng trưởng kinh tế, vẫn yếu trong những tuần gần đây. Tháng trước, Bộ Chính trị  cho biết cần phải thích ứng với những thay đổi đáng kể về cung và cầu thị trường và kịp thời tối ưu hóa các chính sách bất động sản.

– Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ cắt giảm lãi suất trong một động thái dường như là một báo động ngày càng tăng đối với nền kinh tế. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho cơ sở cho vay trung bình một năm (MLF) 15 điểm cơ bản xuống 2,50%. Đây là sau khi dữ liệu được công bố vào đầu tuần này rằng tăng trưởng cho vay mới ở Trung Quốc đã chậm lại đáng kể mặc dù có thanh khoản dồi dào. Điều này làm tăng khả năng lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của Trung Quốc cũng sẽ bị cắt giảm khi lãi suất được công bố vào tuần tới. LPR được sử dụng như một hướng dẫn cho các khoản vay của công ty và hộ gia đình (tức là thế chấp) và việc cắt giảm lãi suất cơ bản này có thể là điều thị trường cần để có được động lực tích cực sau một loạt dữ liệu kinh tế xấu. China cuts key rates as industrial output, retail sales growth miss forecasts | Reuters

– Ngành du lịch hàng không nội địa của Trung Quốc đã phục hồi hơn so với mức trước đại dịch. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) nhận thấy lưu lượng hành khách đạt 62,4 triệu trong tháng 7, tăng 83,7% so với một năm trước. Nó cũng cao hơn 5,3% so với cùng tháng năm 2019 khi đại dịch chưa xuất hiện. Đó sẽ là một tháng kỷ lục đối với du lịch hàng không ở Trung Quốc và cho thấy nhu cầu đi lại đang bị dồn nén rất lớn bất chấp nền kinh tế đang chậm lại. Người Trung Quốc sẵn sàng đi du lịch hơn nhưng ít sẵn sàng chi tiêu cho những thứ khác như quan sát được từ tăng trưởng doanh số bán lẻ không đổi.

– Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức yếu nhất kể từ tháng 11 vào thứ Hai do lo ngại ngày càng tăng về lĩnh vực bất động sản ngập trong nợ nần của nước này. Khủng hoảng nợ bất động sản của Country Garden góp phần khiến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng – TradingView News

– Từng được xem là “trụ cột cuối cùng” trong thị trường bất động sản hỗn loạn của Trung Quốc nhưng tập đoàn Country Garden hiện trở thành “quả bom hẹn giờ” khiến các nhà đầu tư và thị trường nín thở theo dõi từng nhất cử nhất động. Liên tiếp những tin tức đáng thất vọng về tình hình kinh doanh của Country Garden trong nhiều tuần qua cho thấy ông lớn của bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính thực sự. ‘Trụ cột cuối cùng’ gãy đổ, hàng triệu người Trung Quốc ‘ngồi trên đống lửa’ (vietnamfinance.vn)

– 1 số tin tức khác:

‘Bom nợ’ Evergrande nộp đơn xin phá sản theo Chương 15 – Thái Cực Đầu Tư (thaicucdautu.com)

Trung Quốc trên đà trở thành nhà xuất khẩu ôtô hàng đầu thế giới (congluan.vn)

Đại gia bất động sản Trung Quốc chìm sâu trong rắc rối nợ nần – VnExpress Kinh doanh

Cách Trung Quốc chiếm ngôi vương xuất khẩu ôtô – VnExpress Kinh doanh

Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương? (baoquocte.vn)

Cuộc chiến giảm giá bán nhà Hồng Kông sắp bắt đầu? – Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thesaigontimes.vn)

Châu Âu:

– Theo Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis), trước một loạt khó khăn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nước này đã không thể trụ vững. Thời gian qua, số doanh nghiệp Đức đăng ký phá sản tăng mạnh. Số liệu của Destatis cho thấy trong tháng 7/2023, số doanh nghiệp Đức nộp đơn đăng ký phá sản tăng 23,8% so với cùng tháng năm ngoái. Trước đó vào tháng 6, số vụ đăng ký phá sản cũng tăng 13,9% so với Tháng 6/2022. Destatis cho biết do ảnh hưởng bởi xung đột tại Ukraine, giá năng lượng và lạm phát liên tục ở mức cao cùng nhiều khó khăn khác, từ tháng 8/2022 đến nay, số lượng doanh nghiệp Đức mất khả năng thanh toán liên tục tăng. Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng gần 24% (bnews.vn)

Is Germany once again the sick man of Europe? (economist.com)

Nhật Bản:

– Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7 giảm 0,3% so với một năm trước đó, mức giảm đầu tiên trong hơn hai năm, phản ánh nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, bao gồm cả đối tác thương mại chính là Trung Quốc. Dữ liệu sơ bộ do Bộ Tài chính công bố hôm thứ Năm cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản đạt tổng cộng 8,725 nghìn tỷ Yên (59,6 tỷ USD) vào tháng trước, mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021.

– Dữ liệu của chính phủ ngày 15/08 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ hàng năm YoY là 6,0% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 so với quý trước, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng nhờ nhu cầu bên ngoài, mặc dù sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 vẫn chưa được cải thiện.Mức tăng hàng quý QoQ là 1,5%, lớn hơn ước tính trung bình là 0,8% trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters đối với 18 nhà kinh tế. Theo các phân ngành sub-sectors, tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn một nửa nền kinh tế, đã giảm 0,5% theo quý. Xuất khẩu tăng 3,2%, trong khi chi tiêu vốn không đổi. Japan’s Q2 GDP grows much faster than expected, helped by exports | Reuters

1 số tin tức khác:

Xuất khẩu của Nhật Bản bất ngờ giảm, tỷ giá đồng Yên trượt sâu thêm – Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

GDP Nhật Bản tăng 6% nhờ xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ (baodautu.vn)

Nhật Bản: Gần 40% doanh nghiệp sử dụng lao động trên 70 tuổi (viettimes.vn)

Hàn Quốc:

Hàn Quốc trong tháng 7/2023 đã giành lại vị trí số một về đơn đặt hàng đóng tàu mới trên toàn cầu lần đầu tiên trong năm tháng. Theo Công ty Cung cấp Dịch vụ Nghiên cứu và Thống kê có trụ sở tại Anh Clarkson Research Services Ltd, các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc nhận được số đơn hàng tương đương 1,46 triệu tấn tổng hợp bù (CGT), đóng 29 tàu, chiếm 44% tổng đơn hàng 3,33 triệu CGT của toàn cầu. Tổng đơn của toàn cầu tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc giành lại vị trí dẫn đầu về đơn đặt hàng | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)

Ấn Độ:

– Tháng 4/2023, Ấn Độ chính thức vượt Trung Quốc, trở thành nước đông dân nhất thế giới. Theo dự báo, đến năm 2050, cấu trúc dân số thế giới sẽ tiếp tục ghi nhận những biến động, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu, Nigeria soán ngôi quốc gia đông dân thứ ba của Mỹ. Theo sau là Pakistan, Indonesia, Brazil, Congo, Ethiopia và Bangladesh. Đặc biệt, Ấn Độ đứng trước cơ hội vàng nhờ lượng lớn công dân bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên, đi kèm cơ hội là thách thức rất lớn… Nhân khẩu học và triển vọng “thế kỷ Ấn Độ” – Báo An ninh thế giới cuối tháng (cand.com.vn)

– Merchandise exports stood at $32.25 billion, while imports were $52.92 billion in July, government data showed. In the previous month, merchandise exports were $32.97 billion, while imports stood at $53.10 billion. For the April-July period, services and merchandise exports fell about 6% year-on-year to $244.15 billion, while imports fell 11% to $272.41 billion. India’s merchandise trade deficit at $20.67 bln in July | Reuters

– Ấn Độ trước cơ hội khẳng định vị thế phương Nam | Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính (sggp.org.vn)

Việt Nam:

– Tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong những tuần đầu tháng 8 sau khi giữ ổn định và đi ngang trong tháng 7. So với cuối tháng 7, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng 170 đồng và hiện giao dịch ở mức 23.840 VND/USD. Chênh lệch lãi suất “đô – đồng” vẫn là bài toán tỷ giá khó giải với nhà điều hành… Vì sao tỷ giá nổi sóng? – Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

– Trong bức tranh quan hệ thương mại giữa hai nên kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc thì Việt Nam, 1 số nước ASEAN và Ấn Độ nổi bật lên sự tăng trưởng đối với 1 số mặt hàng hóa nhập khẩu vào Hòa Kỳ như furniture, semiconductor…

– 1 số tin tức khác:

VinFast Valued at $65 Billion, Worth More than Ford (F), General Motors (GM) – Bloomberg

Cổ phiếu VFS của VinFast chính thức giao dịch trên sàn Mỹ từ ngày 15/8 (vietnamfinance.vn)

Tỉ giá USD/VND ‘nổi sóng’, áp sát mốc 24.000 đồng (viettimes.vn)

Doanh nghiệp lữ hành lạc quan với chính sách visa mới – Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

Bộ Công Thương đề xuất hỗ trợ lãi suất 3% cho công nghiệp hỗ trợ (taichinhdoanhnghiep.net.vn)

Related Posts

[Bản tin tuần] Việt Nam và Thế giới tuần 25/09 – 29/09/2023

Mỹ – Dầu tăng vọt với nguồn cung giảm: Dầu tăng lên mức cao nhất một năm do tồn kho dầu thô tại trung tâm lưu trữ…

Châu Á đang tái tạo lại mô hình kinh tế của mình như thế nào

Bảy trăm năm trước, các tuyến đường thương mại hàng hải trải dài từ bờ biển Nhật Bản đến Biển Đỏ tràn ngập thuyền dhow Ả Rập,…

Chuỗi Cung Ứng Có Thể Đang Rời Khỏi Trung Quốc Và Sang Châu Á – Nhưng Chúng Không Thực Sự Tách Rời Khỏi Quốc Gia Này

Sự di chuyển của chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và hướng vào các nước châu Á khác, nhưng không thực sự tách khỏi Trung Quốc….

Xu Hướng Của Tỷ Giá, Lạm Phát Và Chính Sách Tiền Tệ Trong Giai Đoạn Cuối Năm 2023

Diễn biến tỷ giá USD/VND Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/9 tăng lên mức 24.036 đồng/USD. Cùng xu hướng, tỷ…

Biden tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam để chống lại Trung Quốc

Tổng thống Biden sẽ tới Hà Nội sau khi tham dự cuộc họp mặt các nhà lãnh đạo G-20 ở Ấn Độ Chuyến thăm Việt Nam theo…

[Bản tin tuần] Kinh tế Việt Nam và Thế giới tuần 28/08 – 01/09/2023

Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp (payrolls) tháng 8 tăng lên 187k việc làm so với 157k việc làm vào tháng trước. Con số này đã…

Leave a Reply

%d bloggers like this: